Bé trai 16 tháng ăn nhầm thuốc diệt chuột
Bé trai 16 tháng tuổi chơi trước sân nhà, thấy chén thức ăn có màu hồng nhặt nhai nuốt, được người nhà phát hiện đưa cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, ngày 9/8, cho biết qua khai thác kỹ, các bác sĩ ghi nhận người nhà sử dụng ống thuốc diệt chuột màu hồng gồm hoạt chất Fluoroacetate, trộn với thức ăn để làm bả diệt chuột.
Bé nhanh chóng được rửa dạ dày loại bỏ độc chất, cho uống than hoạt tính để hấp thu độc chất còn sót lại trong đường tiêu hóa, truyền dịch, điều chỉnh điện giải. Xét nghiệm chức năng đông máu gan thận, điện giải kiềm toan, đo điện tim trong giới hạn bình thường. Tình trạng trẻ hiện ổn định, không có biểu hiện co giật hay suy hô hấp, suy tuần hoàn hay rối loạn nhịp tim.
Bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh thận trọng đánh bả diệt chuột khi nhà có trẻ nhỏ dưới ba tuổi. Ở lứa tuổi này, trẻ thường đi quanh nhà tìm hiểu thế giới và thử bất cứ thứ gì trẻ tìm được. Trẻ cần có người trông giữ, để tránh gặp phải tai nạn, nguy hiểm đến tính mạng.
Fluoroacetate hay Trifluoroacetamid còn gọi là thuốc diệt chuột của Trung Quốc, có hai dạng dung dịch màu hồng trong ống nhựa hay dạng hạt gạo màu hồng dùng trộn với thức ăn làm bả diệt chuột.
Theo bác sĩ Tiến, khi ăn hay uống phải, có thể gây ra triệu chứng như đau bụng, nôn ói, kích thích, vật vã, suy hô hấp, sốc, rối loạn nhịp tim, rối loạn điện giải, hạ canxi, hạ kali, toan chuyển hóa, suy thận cấp, co giật và hôn mê dẫn đến tử vong nếu không được nhập viện sớm và điều trị kịp thời.
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng từng ghi nhận nhiều trường hợp ngộ độc hóa chất diệt chuột Trung Quốc dạng ống nước màu hồng, màu nâu, ống nước không màu và hạt gạo hồng. Hóa chất này đã bị cấm lưu hành ở Việt Nam từ lâu, song vài năm gần đây xuất hiện nhiều ca ngộ độc nặng và tử vong do ăn uống nhầm loại này. Bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các hóa chất này vì bất cứ mục đích gì.
Video đang HOT
Thuốc diệt chuột Trung Quốc là dung dịch màu hồng trong ống nhựa, hoạt chất Fluoroacetate. Ảnh: Mai Thanh.
Tự test nhanh thế nào để kết quả chính xác?
Các chuyên gia cho rằng người dân trước khi tự test nhanh cần được tập huấn kỹ cách lấy mẫu, thực hiện thao tác đúng hướng dẫn trên bộ test, quẹt que đủ độ sâu, thời gian quẹt đảm bảo 5-10 giây.
Tại cuộc họp với Sở chỉ huy phòng chống Covid-19 Hà Nội sáng 4/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Hà Nội cần triển khai ngay việc hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh để lực lượng y tế chi viện cho các khu phong tỏa, cách ly, điều trị, tiếp nhận F0.
Chia sẻ với VnExpress trong buổi phỏng vấn trực tuyến tối 4/8, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP HCM, cho biết kỹ thuật lấy mẫu test nhanh thế nào cho chuẩn xác, các hãng sản xuất đều có hướng dẫn cụ thể ghi trên bộ kit test. Người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hiện đúng theo như vậy sẽ đem lại kết quả tối ưu.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm Khuẩn - thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết bộ kit test gồm que lấy mẫu, dụng cụ đựng, mẫu dịch thử.
Trên que lấy mẫu, bạn sẽ thấy có một khấc màu đỏ. Đưa que lấy mẫu vào mũi đủ sâu tức là bạn cần đưa qua khấc này. Bạn ngửa cổ ra, đưa que vào mũi một cách từ từ, khi đụng đến vùng tỵ hầu thì xoay nhẹ một lúc, rồi kéo ra một cách nhẹ nhàng, vậy là xong. Cho que lấy mẫu vào dụng cụ theo hướng dẫn, sau đó nhỏ giọt mẫu dịch mũi vào bộ kit test nhanh, kết quả hiện "hai vạch", tức là dấu hiệu dương tính.
Nếu test nhanh âm tính, có 4 khả năng. Thứ nhất là bạn không mắc Covid-19, thứ hai là cơ thể đang ủ bệnh. Thứ ba là có thể bạn mới mắc bệnh nên tải lượng virus còn thấp, test nhanh không tìm thấy. Thứ 4 là bạn đã bị mắc bệnh trước đó nhưng không biết, hiện cơ thể sắp hết virus nên tải lượng virus thấp, test nhanh không tìm thấy.
"Vì vậy, khi test nhanh âm tính vẫn chưa chắc mình an toàn, ba ngày sau cần làm lại. Nếu 15 ngày sau vẫn cho kết quả âm tính thì tương đối an toàn, bạn cần thực hiện tốt biện pháp 5K để phòng tránh Covid-19", bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Bác sĩ Tiến nhắc nhở điều quan trọng nhất cần lưu ý là khi dùng que lấy dịch bệnh phẩm, que phải đưa đủ sâu, vùng đầu của que đụng vào tỵ hầu và quẹt đủ 10 giây. Nếu chỉ quẹt khoảng 2-3 giây thì có thể kết quả sẽ ra sai.
Trong gia đình nếu người già không tự lấy được mẫu thì người khác có thể hỗ trợ. Người lấy mẫu cần đeo khẩu trang N95 là tốt nhất, đeo kính chống giọt bắn, đeo găng tay, rửa tay khử khuẩn trước và sau khi thực hiện lấy mẫu.
Các bác sĩ khuyến cáo test nhanh dương tính thì không chắc chắn đã mắc Covid-19 , cần bình tĩnh xử trí phù hợp. Với một người có tiếp xúc dịch tễ hoặc có triệu chứng, kết quả test nhanh dương tính nCoV thì khả năng xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR sẽ dương tính. Tuy nhiên, có những trường hợp test nhanh dương nhưng PCR âm tính. Vậy nên, về nguyên tắc, người dân test nhanh tại nhà, khi có kết quả cần tham khảo thêm ý kiến chuyên gia y tế để có hướng giải quyết thích hợp.
Trong thời gian đó, bạn nên tự cách ly tại nhà, cách ly thành viên còn lại, thường xuyên theo dõi dấu hiệu bản thân như sốt, cần có cặp nhiệt độ đo từ 2- 3 lần để xem mình có sốt không, kẹp ở nách nếu 38,5 độ là sốt. Trường hợp bạn triệu chứng thông thường như sốt, ho, mất khứu giác, vị giác, mệt mỏi... cần nhanh chóng thông báo đến nhân viên y tế theo quy trình và cần có hệ thống y tế phường xã, quận huyện tuyến tỉnh thành phố để hỗ trợ có tổ chức, đánh giá, không để dịch lây lan ra cộng đồng.
Một chuyên gia Bộ Y tế cho biết, trong trường hợp khi Hà Nội có kế hoạch triển khai cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh, Cục Y tế dự phòng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để người dân thực hiện .
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cũng cho rằng người dân tự xét nghiệm nhanh cần phải được hướng dẫn cụ thể, tập huấn kỹ càng, đầy đủ, để việc lấy mẫu hiệu quả. Các chuyên gia đánh giá, nếu người dân tự test kết quả âm tính sẽ dẫn đến mất cảnh giác, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người. Trong khi thực tế kết quả đó có thể là dương tính, nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Test nhanh kháng nguyên tại cộng đồng. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM.
Việc thí điểm cho người dân tự test nhanh Covid-19 đã từng được áp dụng ở Bắc Giang, sau đó là TP HCM, nhằm ứng phó tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Cuối tháng 5, Bắc Giang là địa phương đầu tiên cả nước thí điểm hướng dẫn người dân trong khu cách ly tập trung tự lấy mẫu test nhanh cho nhau, nhằm giải quyết bài toán do thiếu hụt về nhân lực y tế. Giáo sư Lê Thị Quỳnh Mai ngày 27/5, chia sẻ phương thức test nhanh nếu thực hiện chuẩn, đầy đủ các bước theo hướng dẫn, kết quả có độ chính xác 70-75% chỉ sau 15 phút kể từ thời điểm lấy mẫu.
Tại TP HCM, ngày 20/7, khoảng 100 người dân chung cư phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, tự lấy mẫu thực hiện test nhanh nCoV. Nếu hiệu quả, cách làm này sẽ triển khai rộng rãi trên toàn TP Thủ Đức. Người dân sẽ được nhân viên y tế cung cấp kit test nhanh tự thực hiện tại nhà.
Test nhanh kháng nguyên là xét nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện sự hiện diện kháng nguyên virus Covid-19 có trong mẫu dịch đường hô hấp. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, có kết quả chỉ sau 15-30 phút, cho phép nhanh chóng phát hiện người nhiễm bệnh. Những trường hợp có kết quả dương tính được cách ly riêng ngay và xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR.
Test nhanh kháng nguyên có thể sử dụng ở ngoài phòng xét nghiệm, nhưng khả năng chính xác không bằng phương pháp RT-PCR. Ngược lại, RT-PCR độ chính xác rất cao, là kết quả khẳng định, nhưng cần 4 đến 6 giờ mới có kết quả. Phương pháp test nhanh không phải là xét nghiệm khẳng định nhưng góp phần hỗ trợ nhanh trong việc giám sát, phát hiện trường hợp nghi ngờ.
Thuốc diệt chuột nhiều màu sắc: "Thuốc độc" đối với trẻ em Màu sắc bắt mắt của thuốc diệt chuột, sự hạn chế về nhận thức, phân biệt của trẻ cùng một chút lơ là của người lớn, có thể là nguyên nhân của nhiều vụ việc đau lòng và những hậu quả không hề nhỏ. Nếu trước đây, các thuốc diệt chuột thế hệ cũ thường có thành phần là các phốt phua kẽm,...