Bé trai 10 tuổi ở Sài Gòn bị nắp cống đè tử vong
Nắp cống được đúc tại bãi đất trống phục vụ công trình ở quận 12, TP HCM, đè bé trai tử vong.
Hiện trường vụ việc. Ảnh: Tin Tin.
Người dân đi ngang bãi đất trống trên đường TTH 21 (phường Tân Thới Hiệp, quận 12) chiều 24/6 phát hiện bé trai 10 tuổi nằm bất động, bị mảng bêtông dày khoảng 10 cm, hình vuông 0,8×0,8 m đè lên. Trên mặt nạn nhân có vết máu đã khô. Hiện trường ngổn ngang khuôn đúc bêtông.
Nghe hô hoán, gia đình bé trai ở cách đó 100 m chạy đến đưa đi cấp cứu nhưng em đã tử vong.
Tuyến đường TTH 21 đang được sửa chữa, nâng cấp khoảng một tháng nay. Đơn vị thi công dùng bãi đất trống để đúc các nắp cống nhưng không rào chắn. Nhiều em nhỏ gần đó hay tìm đến chơi đùa.
Vụ việc đang được điều tra.
Sơn Hòa
Theo VNE
Bộ sưu tập gốm sứ cổ lớn nhất Đông Dương ở Sài Gòn
Bộ sưu tập đồ gốm với hơn 100.000 cổ vật có tuổi đời từ thế kỷ thứ 4 của ông Đinh Công Tường (quận 12, TP HCM) được công nhận có số lượng gốm xưa lớn nhất Đông Dương.
Video đang HOT
Sau hơn 20 năm đi khắp mọi miền đất nước cũng như ra nước ngoài tìm kiếm, ông Đinh Công Tường (50 tuổi, quận 12) đang sở hữu bộ sưu tập hơn 100.000 cổ vật gốm sứ. Trong số đó, nhiều hiện vật có tuổi đời hàng nghìn năm, được coi là vô giá.
"Vào khoảng năm 1994, khi tôi ra Hà Nội làm đám giỗ bà thì được bà cô tặng cho cái đĩa, bát từ thời Minh. Thấy đẹp nên tôi thích thú, càng tìm hiểu càng mê nên bỏ công sức đi sưu tầm gốm sứ cho đến bây giờ", ông Tường chia sẻ.
Toàn bộ căn nhà 3 tầng rộng 600 m2 của ông từ hành lang, phòng riêng đến nhà bếp, nhà kho... đều thành nơi lưu trữ đồ cổ.
Ngay cả nhà vệ sinh cũng được ông tận dụng làm nơi để đồ gốm và một vài món đồ cổ khác. Lượng gốm sứ nhiều đến nỗi ông phải đóng thùng lại vì không có chỗ trưng bày.
Là người sưu tầm lâu năm, có nhiều kinh nghiệm nhưng ông cho biết vẫn không ít lần bị lừa bởi những đồ giả cổ được làm cực kỳ công phu.
Những cổ vật gốm sứ của ông Tường đều thuộc hàng "độc, lạ" ở Việt Nam bao gồm đủ các loại hình như: tô, chén, đĩa, ché, lộc bình, chum, thìa, chân đèn... Nhiều món đồ có xuất xứ ở Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản... với niên đại từ thế kỷ 4 đến đầu thế kỷ 20.
Riêng gốm sứ trong nước, ông có đầy đủ bộ gốm sứ của ba miền Bắc - Trung - Nam của các nền văn hóa Việt cổ như gốm Đông Sơn, Chăm, Bát Tràng, Chu Đậu.... hay của các triều đại phong kiến Việt Nam.
"Chiếc chóe này có từ thế kỷ 17. Bình thường chóe có màu đen nhưng riêng cái chóe này được nung với vỏ sò huyết nên ra màu vàng đỏ như vậy", ông giải thích về chiếc chóe độc nhất vô nhị.
Những đồ gốm của ông đa dạng, hầu hết được sử dụng trong cung đình. Đặc biệt, ông sở hữu một chiếc gối làm bằng gốm của thái tử triều Nguyễn. "Đây là món đồ cực kỳ vô giá mà tôi phải mất hơn nửa năm mới thuyết phục một gia đình ở miền Tây nhượng lại cho mình", ông thích thú kể.
Trong bộ sưu tập đồ sộ của mình, món đồ xưa nhất ông Tường có được là bức tượng gốm của nền văn hóa Sa Huỳnh vào thế kỷ thứ 4. Ông cho biết: "Tượng này được tìm dưới đáy sông, ở Việt Nam không có cái thứ hai. Ở bảo tàng bên Pháp cũng chỉ có một tượng như vậy".
Chiếc bình gốm có kích thước lớn nhất ông đang sở hữu với chiều cao khoảng 1,5 m. Bình gốm này được sản xuất vào đầu thế kỷ 20, có vẽ hình tái hiện cảnh Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung.
Những đồ gốm có kích thước nhỏ nhất, chỉ bằng ngón tay được ông cất gọn gàng trong tủ kính. Đây là những lọ dùng để đựng thuốc được dùng trong triều đình thời nhà Minh
Nhiều món đồ gốm sứ cổ dù đã vỡ nát nhưng vẫn được chủ nhân tìm mua ở khắp mọi nơi. "Rất nhiều người muốn mua lại những món đồ của tôi với giá cao, nếu đồng ý bán sẽ rất lời. Dù vậy tôi chưa bao giờ bán dù là một mảnh sành vỡ", ông khẳng định.
Vừa qua, ông được Tổ chức Kỷ lục Đông Dương tại Việt Nam trao bằng kỷ lục Đông Dương về bộ sưu tập "Gốm sứ xưa và nay nhiều nhất Đông Dương".
Trước đó, ông đã xác lập ba Kỷ lục Việt Nam: Người sở hữu bộ sưu tập lộc bình xưa có số lượng nhiều nhất Việt Nam với hơn 5.000 chiếc (năm 2014); Người sở hữu bộ sưu tập đĩa cổ xưa có số lượng nhiều nhất Việt Nam (năm 2015) và Người sở hữa bộ sưu tập bát (tô) cổ số lượng nhiều nhất Việt Nam (năm 2016).
Quỳnh Trần
Theo VNE
Nhiều người Sài Gòn tự tháo bảng hiệu chiếm vỉa hè Không chờ lực lượng chức năng đến xử lý, nhiều hộ dân tại quận 3, 12 và Phú Nhuận (TP HCM) đã tự tháo dỡ bảng quảng cáo, đập bỏ lối dẫn xe máy để trả không gian vỉa hè cho người đi bộ. Sáng 1/3, nhân viên một tiệm tóc trên đường Lý Chính Thắng ( quận 3) dùng búa đập lối...