Bé trai 10 ngày tuổi bị bỏ rơi kèm mảnh giấy ‘mẹ xin lỗi con’
Bé trai khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ rơi trong thùng giấy trước nhà người dân kèm mảnh giấy xin lỗi.
Chiều tối 23-11, ông Trần Đình Hưng, Chủ tịch UBND xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) cho biết đã ra thông báo về việc trẻ em bị bỏ rơi trước nhà người dân ở xã này.
Bé trai khoảng 10 ngày tuổi bị bỏ rơi.
Bà Nguyễn Thị Loan (43 tuổi, trú thôn Long Hải, xã Thạch Kim) cho biết rạng sáng 23-11, bà Loan thức giấc thì phát hiện trước thềm nhà có thùng giấy carton. Bà Loan kiểm tra trong thùng giấy thì phát hiện có một bé trai khoảng 10 ngày tuổi kèm mẩu giấy ghi “Mẹ xin lỗi con, vì hoàn cảnh mà mẹ phải chọn cách này. Cầu xin trời phật phù hộ cho con”. Ngoài ra, trong hộp còn có một ít quần áo trẻ sơ sinh, một gói bỉm trẻ em, một bình đựng sữa đã pha sẵn.
Gia đình bà Loan đã thông báo sự việc lên UBND xã Thạch Kim và đưa đứa trẻ đến Trạm Y tế xã thăm khám, kiểm tra sức khỏe.
Mảnh giấy được tìm thấy cạnh đứa trẻ
Qua kiểm tra, bé trai mới khoảng 10 ngày tuổi, cân nặng 2,7kg, không có dị tật. Hiện chính quyền địa phương đang giao bé cho bà Loan chăm sóc.
Theo Chủ tịch UBND xã Thạch Kim, ai là cha mẹ đẻ của cháu bé thì liên hệ UBND xã Thạch Kim để làm thủ tục nhận lại con.
Theo quy định pháp luật, sau bảy ngày ra thông báo (đến hết ngày 29-11), nếu không có ai đến nhận con thì UBND xã sẽ làm thủ tục đăng ký hộ tịch, đăng ký khai sinh và các thủ tục liên quan đến việc nhận con nuôi cho cháu bé.
Video đang HOT
Bốc cá thuê lúc rạng sáng
4h mỗi ngày, hàng chục phụ nữ tập trung ở cảng cá Cửa Sót, huyện Lộc Hà, chờ thuyền về để bốc thuê cá lên bờ, thu 50.000 đến 80.000 đồng tiền công.
Hàng chục tàu thuyền đánh bắt ở ngư trường Hà Tĩnh tập kết về cảng Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà với những khoang tàu đầy ắp cá và các loại hải sản. Phía trên bến, hàng chục phụ nữ làm nghề bốc vác, đội cá thuê chờ sẵn. Họ mặc áo dài tay hoặc áo mưa bạc màu, đầu đội nón lá, tay cầm theo các khay và rổ nhựa. Ai cũng chen chúc để chờ bốc các khay đựng cá từ tay chủ tàu, đem tập kết lên bờ.
Nhóm phụ nữ tuổi từ 50-70, gắn bó với nghề hàng chục năm nay. Họ xem đây là nghề phụ, mỗi tháng làm được 10 đến 15 ngày. Những lúc biển động, thuyền không về thì họ ở nhà làm công việc khác.
Bà Phan Thị Phượng, 51 tuổi, trú xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà cho biết hàng ngày thức dậy từ lúc 3h, sau đó ra cảng Cửa Sót chờ thuyền về. "Mỗi hôm tôi bốc cá thuê khoảng 3 đến 4 tiếng. Kết thúc công việc thì tranh thủ mua ít hải sản ở cảng đem về chợ huyện bán", bà Phượng nói.
Mỗi khay cá nặng khoảng 6-8 kg, được các nữ phu đội lên đầu vận chuyển từ thuyền lên bờ. "Thời gian đầu khi đi bốc vác cá, về người mệt rã rời. Vài tháng sau thì quen dần. Trung bình một hôm tôi vận chuyển hơn 100 kg cá", bà Nguyễn Thị Vân, 52 tuổi, trú xã Thạch Kim, cho hay.
Ngoài cá, các nữ phu còn bốc vác các loài mực, ốc, bề bề...
Hải sản được các nữ phu bốc lên bỏ vào trong thùng xốp, thương lái sau đó lại thu mua tại bến.
Ngoài bốc hải sản từ thuyền lên bờ, nhiều phụ nữ còn vận chuyển nhiều khay cá lên xe đẩy để chở đi tới các chợ huyện bán lẻ.
Nhiều người còn lên tận thuyền, hỗ trợ người chủ đưa từng con cá lớn ra khỏi khoang.
7h mỗi ngày, các nữ phu kết thúc việc bốc vác hải sản. Ngoài nhận tiền mặt từ 50.000 đến 80.000 đồng mỗi buổi.
Xong công việc, nhiều nữ phu lên ngồi với các tiểu thương trò chuyện, cùng hỗ trợ bán cá.
Bà Lê Thị Hoan, 62 tuổi, trú xã Thạch Kim làm nghề bốc vác thuê hải sản hơn 10 năm nay. Theo bà, nghề này cũng giống như cầu may, ngày nào tàu không về thì không có việc; những hôm tàu trúng đậm cá, ngoài trả tiền công cao hơn bình thường, chủ tàu còn cho thêm nhiều cá, tôm.
"Năm nay do ảnh hưởng Covid-19 nên việc bốc vác của tôi bị đình trệ hơn hai tháng, thu nhập của gia đình bị ảnh hưởng. Giờ mọi thứ dần trở lại ổn định, tôi rất mừng vì có thể ra cảng Cửa Sót kiếm thêm thu nhập", bà Hoan nói.
Cửa Sót là cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh, mỗi ngày có hàng chục tàu thuyền công suất lớn cập bến, mang về nhiều loại hải sản tươi ngon. Hải sản tại đây được đưa đi bán lẻ tại nhiều chợ trong tỉnh, và đóng xe đông lạnh chở đi ra các tỉnh miền Bắc tiêu thụ.
Phó chủ tịch xã gọi người đập huyệt mộ của dân Có người thân lâm cảnh "thập tử nhất sinh", một gia đình được quản trang đồng ý cho xây huyệt mộ chuẩn bị hậu sự. Huyệt mộ xây gần xong thì cán bộ xã gọi người đến đập phá. Bà Trần Thị Vân (63 tuổi, trú xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) gửi đơn đến các cơ quan chức năng tố...