“Bê tặc” oanh tạc vùng quê nghèo
Cũng như ngày thường, tôi thả bò mẹ và bò con trên cánh đồng Vạn, ở gần Trạm thu phí cầu Gianh rồi sau đó về soạn sửa việc gia đình, lâu lâu chạy ra xem, nhưng có kẻ gian đã ẵm mất con bê trị giá bạc triệu, một tài sản khá lớn của gia đình…”, ông Nguyễn Thế Sự, ở xóm Nam, xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình than vãn.
Bê tặc “ oanh tạc” giữa ban ngày
Chỉ tính trong gần 1 tháng trở lại đây, trên địa bàn xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình đã mất 8 con bê. Chung nỗi bức xúc mất bê, anh Trương Quang Hóa, ở xóm Chùa, xã Quảng Thuận kể sự việc, cặp bò của gia đình anh đang buộc cho ăn cỏ ở cánh đồng Giữa. Vì buổi trưa trời mưa nên anh chờ trời tạnh rồi ra dắt bò về. Nhưng khi ra tới đồng, anh chỉ thấy một mình bò mẹ, nghĩ là bê con chạy nhảy đâu đó nên anh tìm quanh, sau đó, anh huy động cả nhà đi tìm nhưng vẫn không thấy.
Ông Nguyễn Hữu Ngạn, ở xóm Hội cho biết bà con ở đây hầu hết làm nông nghiệp và phát triển chăn nuôi, do đó mỗi hộ gia đình đều có đến 3 đến 5 con bò và theo thói quen chăn thả ngoài đồng từ lâu nay. Từ trước đến nay có mất bò bao giờ đâu, thế mà, thế nhưng gần đây bỗng dưng bê con lại biến mất hàng loạt, gây hoang mang cho không ít người. Cũng chính bản thân gia đình ông Ngạn cũng bị kẻ gian bắt trộm mất một con bê con chưa đầy 3 tháng tuổi.
Có mặt ở cánh đồng làng Thuận Bài, xã Quảng Thuận, khi hỏi về những con bê bị kẻ gian bắt trộm vừa qua, những lão nông đang trông giữ đàn trâu bò bức xúc cho biết, từ trước tới giờ trên cánh đồng này chưa xảy ra hiện tượng mất bò. Thế mà liên tiếp trong hai tuần qua, tại cánh đồng này đã mất 4 con bê. Ông Ma Văn Khuê, ở xóm Nam kể lại, bọn chúng thường đi hai người, sử dụng xe máy. Sau khi quan sát thấy giữa đồng vắng người thì bọn chúng mới tạo tợn vào bắt trộm bê con. Do bê con mới 3 tháng tuổi có trọng lượng nhẹ khoảng 25 đến 35 kg nên bọn chúng dễ tẩu tán.
Còn theo anh Trần Thanh Lương, là người trông giữ hồ nuôi tôm cho biết, có những buổi trưa, anh trông thấy có người đi xe máy ra giữa cánh đồng nghĩ là người nhà ra kiểm tra bò nên anh không chú ý để quan sát nhưng đến chiều thì nghe tin người dân mất bê con. Theo phản ánh của những người dân kể lại, bọn chúng thường sử dụng thuốc mê, sau khi cho bê con ngửi say rồi bỏ vào bao tải chở đi tiêu thụ. Theo quan sát, vì cánh đồng ở gần đường Quốc lộ 1A nên chỉ cần người dân sơ hở là các đối tượng xấu có thể bắt trộm bê con.
Video đang HOT
Cần sớm làm rõ thủ phạm
“Con trâu là đầu cơ nghiệp, dân nghèo như tui ri mà kẻ gian vẫn còn không chừa, cực lắm”, nông dân Ma Văn Khuê than vãn. Từ dạo xảy ra nhiều vụ mất bê con đến giờ, người dân ở xã Quảng Thuận đã không còn thả rong trâu bò trên đồng ruộng như trước nữa. Hiện tại, mỗi khu vực đồng nơi có trâu bò đều có người canh giữ, như vậy, đồng nghĩa với việc họ phải bỏ thêm công lao động khác bởi bọn “bê tặc”.
Anh Ma Văn Thủy, ở xóm Nam nói “Trước đây tôi thường hay thả bò và bê con ở cánh đồng ở ngay Trạm thu phí cầu Gianh rồi tranh thủ về nhà làm việc ở gia đình nhưng từ khi xảy ra hiện tượng mất bê con, gia đình tôi không thả nữa mà đã buộc lại, rồi đi cắt cỏ cho chúng ăn”. Cuộc sống của họ bỗng dưng bị đảo lộn, nhiều người vì tiếc của nên mật phục rình kẻ trộm bê, kẻ thì mòn mỏi đi tìm vì nghĩ rằng có thể bê con gia đình mình bị lạc đàn…
Những bao tải đục lỗ thông hơi mà Ban CA xã Quảng Thuận thu giữ qua công tác TTKS nghi là của kẻ xấu dùng để bắt bê con.
Trước sự việc trên, ông Nguyễn Viết Thông – Trưởng Công an xã Quảng Thuận cho biết: “Sau khi biết sự việc, chúng tôi đã thông báo trên hệ thống loa truyền thanh của xã để người dân cẩn thận, nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động bảo vệ vật nuôi của mình. Đồng thời phối hợp với trưởng ban an ninh của các thôn, xóm có kế hoạch tuần tra tại các vùng đồng thường xuyên bị mất bê con để ngăn ngừa và phát hiện các đối tượng xấu lợi dụng trộm cắp. Đặc biệt, Ban Công an xã đã có thông báo tới toàn thể nhân dân khi phát hiện người lạ ở các vùng đồng có biểu hiện nghi vấn thì báo cáo ngay cho Ban công an xã để có biện pháp xử lý kịp thời. Riêng những hộ gia đình đã có đơn trình bày sự việc, chúng tôi đã báo cáo với Công an huyện Quảng Trạch để điều tra và có phương pháp xử lý. Hiện tại, chính quyền địa phương đang lập hai tổ cảnh giác ở nơi xảy ra sự việc”.
Trước sự lo lắng của người dân về nạn mất bê con, hy vọng rằng chính quyền xã Quảng Thuận và Công an huyện Quảng Trạch cần sớm vào cuộc để điều tra, bắt giữ các đối tượng xấu để tình trạng này không còn xảy ra để người dân yên tâm lao động và sản xuất.
Theo Dantri
Em đã thay đổi
Tôi đã làm tất cả nhưng cuối cũng tôi mới nhận ra, mình thật sự thất bại.
Tôi và em cùng sống tại một vùng quê nghèo khó ở Tây Nguyên. Gia đình tôi và em cũng như bao nhiêu người nông dân khác, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời khi chỉ trông vào những rẫy mì, rẫy ngô năm được năm không. Những năm thời tiết thuận lợi thì đủ cái ăn, còn thời tiết xấu thì bữa đói bữa no. Nhưng ba mẹ cả hai chúng tôi cũng cố gắng hết sức chắt chiu, tích góp lo cho hai chúng tôi đi học mong biết được cái chữ để không phải khổ. Vì thương ba mẹ và sống trong cảnh khó khăn từ nhỏ đã luyện cho chúng tôi sự cố gắng, kiên trì để mong đổi đời, có một tương lai tương sáng và có thể giúp được gia đình.
Thời gian cứ thế trôi đi trong những giọt nước mắt, những bờ vai đẫm mồ hôi của ba mẹ và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cả hai chúng tôi. Thoáng chốc tôi và em đã học xong 12 năm học và bước vào kì thi đại học. Em mong muốn sẽ trở thành một người kế toán nên đã quyết định thi vào một trường kinh tế, còn tôi ước mơ có thể trở thành một nhà báo để có thể dùng cây bút nói lên cảnh khổ cực của ba mẹ cho mọi người biết trên các trang báo nên tôi đã thi vào trường có khoa báo chí. Sự khó khăn và nỗ lực của cả hai chúng tôi đã được đền đáp khi cả hai đều thi đậu vào các trường mình đăng kí nên chúng tôi đã quyết tâm lên thành phố, để lại gia đình và cái vùng quê nghèo khó mong được đổi đời.
Tôi đang rất bế tác, mông lung không có lối thoát (Ảnh minh họa)
Lúc đầu khi bước vào chốn phồn hoa đô thị, tôi và em gặp những bỡ ngỡ nhưng cũng tự nhủ với lòng mình là phải sống, phải trụ được ở thành phố này, dù biết trước là rất nhiều gian nan thử thách. Tôi và em học cách xa nhau lắm nhưng ngày nghỉ tôi cũng cố gắng bắt xe buýt lên thăm em và giúp đỡ động viên em mỗi khi em ốm, dù trời mưa hay nắng là tôi đều có mặt chăm sóc em. Vì tôi là con trai có sức khỏe nên tôi xin đi làm, một công việc khó khăn nhưng cũng có tiền ăn, ở và một phần nho nhỏ gửi đỡ cho em học.
Sau bao nhiêu năm học cả hai chúng tôi đều tốt nghiệp, em học rất giỏi liên tục được học bổng nên em đã tốt nghiệp loại giỏi, còn tôi vì có mải mê đi làm, cũng một phần ham chơi nên tôi phải học lại chưa tốt nghiệp ra trường được. Khi em ra trường, lúc đầu chúng tôi còn hay liên lạc với nhau nhưng sau một thời gian thì ngày càng ít dần những dòng tin nhắn tâm sự, động viện nhau. Tôi thường nhủ rằng đó chỉ là do em đi làm để có tiền sống, gửi về cho gia đình nên em ít liên lạc với tôi thôi. Nhưng tôi đã nhầm, hóa ra em đã thay đổi từ lâu, em không phải là em của ngày xưa mà em đã thành một con người khác.
Giờ em như một dòng nước nhỏ bị quấn vào vòng xoáy của cuộc đời, hay như một con thiêu thân lao vào trò chơi thế gian. Em đã có tiền, em đã có nhà, xe hơi... những điều tưởng như mơ. Lúc đầu tôi tưởng em làm nhiều nên có tiền hay được ai thương nên cho nhiều tiền nên có. Hóa ra đó là sai lầm khi thật ra tôi đã hiểu tất cả. Em đổi đời là do em quen một người, một đại gia lắm tiền, người mà em có thể nương tựa, là bờ vai che chở cho em được, chứ không như tôi, một gã nghèo sơ xác, tiền cũng không có, sự nghiệp cũng không có sao mà lo cho em đươc...
Giờ tôi đang thật sự tuyêt vọng và buồn, tôi đang rất bế tác, mông lung không có lối thoát. Tôi rất mong các độc giả có thể cho tôi lời khuyên trong trường hợp này. Tôi xin trân thành cảm ơn!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Ngã vào nồi cháo, bé 1 tuổi đối mặt sự sống chết từng giờ Chị khóc, nước mắt giàn giụa, nhìn đứa con bé bỏng đau đớn quấn chằng chịt băng trắng khắp người chị không còn đứng được vững nên chồng phải dìu đi. Những tiếng gọi đứt quãng "con ơi đừng bỏ bố mẹ...xin con" cứ liên tục vang lên nghe não nuột đến xót xa Người phụ nữ ấy là Nguyễn Thị Thắm cùng...