Bé sốt nên đo nhiệt độ theo cách nào là tốt nhất? So kè công dụng của 3 loại nhiệt kế phổ biến trên thị trường hiện nay
Trẻ còn nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên chuyện ốm sốt là chuyện không thể tránh khỏi.
Trẻ còn nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên chuyện ốm sốt là hết sức bình thường. Khi trẻ sốt, bố mẹ thường rất lo lắng. Tuy nhiên, bạn cần bình tĩnh để xử lý vấn đề.
Nhiệt độ cơ thể của bé khi sốt là bao nhiêu?
Bố mẹ nên chạm tay vào trán để cảm nhận nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu thấy trán trẻ nóng hơn bình thường, có thể bé đang bị sốt. Mẹ cần lưu ý rằng nhiệt độ cơ thể của trẻ thay đổi liên tục. Do đó, nhiệt độ cơ thể bình thường không phải là một điểm nhiệt độ cụ thể mà là một khoảng nhiệt độ.
Nhiệt độ cơ thể có thể được chia thành nhiệt độ cơ thể sâu- là nhiệt độ tương đối ổn định và đồng nhất ở phần sâu của cơ thể (như nách, hậu môn). Và nhiệt độ bề mặt cơ thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, dễ thay đổi và chênh lệch lớn.
Do đó, để đo thân nhiệt chính xác, bạn cần lấy giá trị nhiệt độ cơ thể sâu trung bình, như ở miệng, trực tràng và nách, trong đó nhiệt độ trực tràng gần với nhiệt độ cơ thể sâu nhất.
Nhiệt độ bình thường của cơ thể: nhiệt độ dưới lưỡi là 37 (khoảng 36,3-37,2 ), nhiệt độ trực tràng là 37,5 (cao hơn 0,3-0,5 so với nhiệt độ miệng) và nhiệt độ vùng nách là 36,5 (khoảng 36 -37 ) .
Sốt là sự gia tăng nhiệt độ cơ thể (thường được biểu thị bằng nhiệt độ trực tràng) vượt quá giới hạn trên của dao động thân nhiệt bình thường, ví dụ nhiệt độ trực tràng 38 hoặc nhiệt độ vùng nách 37,5 .
So sánh các loại nhiệt kế
Trên thị trường có quá nhiều loại nhiệt kế: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế đo tai hồng ngoại… Mỗi loại nhiệt kế thường có những ưu, nhược điểm riêng. Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu về đặc điểm của các loại nhiệt kế để quyết định nên mua loại nào cho tiện lợi, chính xác và an toàn.
Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế rẻ tiền với kết quả đo chính xác nhất. Tuy nhiên, loại nhiệt kế này rất dễ vỡ.
Để đảm bảo an toàn, các bậc cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế hồng ngoại cho bé. Trong số đó, nhiệt kế điện tử an toàn, rẻ và tiện lợi, nhiều gia đình thường mua 2 chiếc để đo nhiệt độ ở miệng và ở nách. Tuy nhiên, 2 loại nhiệt kế này bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài và hoạt động không ổn định.
Nhiệt kế hồng ngoại đo tai có giá thành đắt hơn, cần đưa vào ống tai mới đo được. Ngoài ra, bạn cần trang bị đầu dò một lần để tránh lây nhiễm chéo.
Nói chung, với trẻ sơ sinh, bạn nên đo nhiệt độ ở nách bé bằng nhiệt kế điện tử.
Cách chăm sóc khi bé bị sốt?
Nếu bé chỉ sốt nhẹ và không sốt cao mà luôn ở mức 37,3 hoặc 37,4 hoặc 37,5 , trước tiên cha mẹ nên loại trừ xem bé có mặc quá nhiều quần áo hay không, có đang bú mẹ không, có hoạt động nhiều không. Nếu bé ăn uống, ngủ, chơi đều bình thường thì mẹ không cần lo lắng điều gì cả.
Vì thân nhiệt của trẻ sơ sinh vốn rất dễ dao động bởi các yếu tố như nhiễm trùng, môi trường, vận động, quấy khóc. Trong những trường hợp bình thường, có những dao động nhiệt độ tạm thời và nhiệt độ cơ thể sẽ không tăng quá cao, chủ yếu là từ 37,5 C đến 38,0 C.
Nếu bé đột ngột sốt cao nhưng không có biểu hiện ho, tiêu chảy rõ rệt, bạn có thể theo dõi bé thêm tại nhà, cho bé uống nhiều nước và nghỉ ngơi, không đắp chăn vì có thể khiến bé bị sốt cao co giật. Nếu bé sốt quá cao, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để khám, chữa bệnh.
Các bác sỹ sẽ kê cho bé uống các loại thuốc hạ sốt. Thành phần của thuốc hạ sốt cho trẻ thường là acetaminophen và ibuprofen. Nói chung tác dụng của acetaminophen có thể kéo dài trong 3-4 tiếng, ibuprofen có thể kéo dài từ 6-8 tiếng.
Video đang HOT
Vì sao nhiệt độ cơ thể là 1 trong 4 dấu hiệu quan trọng khi khám bệnh: 11 sự thật thú vị
Nhiệt độ cơ thể có thể tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe của bạn. Theo trang Johns Hopkins Medicine, nhiệt độ cơ thể là 1 trong 4 dấu hiệu quan trọng để BS xem xét khi khám bệnh.
Nhiễm trùng có thể gây ra một cơn sốt, tuy nhiên nhiệt độ cơ thể cũng thay đổi theo độ tuổi, giới tính và thậm chí khi bạn nói dối.
Hãy cùng tìm hiểu thêm về nhiệt độ cơ thể khi bình thường, khi sốt và các yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt.
Nhiệt độ cơ thể của bạn luôn thích nghi với môi trường xung quanh và những gì là "bình thường" đối với bạn có thể không bình thường đối với người khác.
1. Nhiệt độ cơ thể bình thường là bao nhiêu?
Ảnh: Alexey Smolyanyy/Shutterstock
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, nhiệt độ cơ thể ở mức bình thường trung bình được cho là 98,6 độ F (37C).
Tuy nhiên, thân nhiệt bình thường có thể dao động từ 97 độ F (36,1C) đến 99 độ F (37,2C) và mức bình thường đối với bạn có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút so với mức trung bình.
Cơ thể của bạn luôn điều chỉnh nhiệt độ để đối phó với các điều kiện môi trường. Ví dụ, nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên khi bạn tập thể dục.
Và theo tổ chức Mayo Clinic, nếu bạn kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế, bạn sẽ thấy rằng nhiệt độ vào cuối buổi chiều và buổi tối cao hơn so với thời điểm đầu buổi sáng khi thức dậy.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nhiệt độ cơ thể cao hơn so với trẻ lớn hơn và người trưởng thành, vì diện tích bề mặt của cơ thể lớn hơn so với trọng lượng của chúng, và sự trao đổi chất của chúng hoạt động mạnh hơn.
Trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt trung bình là 99,5 độ F (37,5C).
2. Cơn sốt là gì?
Ảnh: Larry Dale Gordon / Getty
Theo tổ chức Mayo Clinic, sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời và thường do bệnh gây ra.
Nhiệt độ trực tràng, tai hoặc động mạch thái dương (trán) từ 100,4 độ F (38C) trở lên chỉ ra rằng bạn bị sốt.
Các cơn sốt thường giảm dần sau một vài ngày.
Khi bị sốt, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng sau: Cảm thấy lạnh và rùng mình; Đổ mồ hôi; Đau đầu; Đau cơ; Ăn không ngon miệng; Cáu gắt; Mất nước; Toàn thân mệt mỏi.
Theo Mayo Clinic, đối với người lớn, sẽ rất đáng lo ngại nếu nhiệt độ cơ thể từ 103 độ F (39,4C) trở lên và bạn cần phải gọi ngay cho bác sĩ.
Nên gọi cho bác sĩ nếu bạn sốt, và kèm theo đau đầu dữ dội; phát ban da bất thường; nhạy cảm bất thường với ánh sáng chói; cứng cổ và đau khi bạn cúi đầu về phía trước; rối loạn tâm thần; nôn mửa liên tục; khó thở hoặc đau ngực; đau bụng hoặc đau khi đi tiểu; co giật hoặc động kinh.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi, nhiệt độ chỉ cao hơn bình thường một chút cũng có thể là dấu hiệu của việc bị nhiễm trùng nghiêm trọng.
Hãy gọi cho bác sĩ nếu con bạn có các biểu hiện dưới đây:
- Bé dưới 3 tháng và có nhiệt độ trực tràng từ 100,4 độ F (38C) trở lên;
- Bé từ 3 đến 6 tháng tuổi, có nhiệt độ trực tràng lên đến 102 độ F (38,9C) và có vẻ cáu kỉnh, thờ ơ hoặc khó chịu, hoặc có nhiệt độ cao hơn 102 độ F (38,9C);
- Bé từ 6 đến 24 tháng và có nhiệt độ trực tràng cao hơn 102 độ F (38,9C) kéo dài hơn một ngày.
- Nếu con bạn từ 2 tuổi trở lên, hãy gọi cho bác sĩ nếu chúng bị sốt kéo dài hơn ba ngày hoặc nếu chúng có vẻ không phản ứng với bạn.
Theo Mayo Clinic, trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi có thể bị sốt co giật ở mức thân nhiệt cao, thường kéo theo mất ý thức và run chân tay ở cả hai phía cơ thể.
Gọi cấp cứu khẩn cấp nếu cơn co giật kéo dài hơn năm phút, hoặc đưa con bạn đến bác sĩ càng sớm càng tốt sau cơn co giật để tìm ra nguyên nhân.
3. Sốt có thể giúp bạn chống lại nhiễm trùng
Theo Mayo Clinic, hầu hết mọi người đều lo lắng về cơn sốt, nhưng thực tế thì nó có thể hữu ích.
Nhiều loại thuốc khác nhau có thể hạ sốt mà không cần kê đơn, chẳng hạn như Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil, Motrin IB), nhưng đôi khi để chúng tự hết sẽ tốt hơn. Điều này là do sốt dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng.
Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh nếu họ nghi ngờ cơ thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như viêm phổi hoặc viêm họng liên cầu.
4. Nhiệt độ cơ thể là bao nhiêu thì bạn nên cảnh giác với Coronavirus?
Ảnh Sean Locke/Stocksy
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), sốt là một trong những triệu chứng của COVID-19, căn bệnh do SARS-CoV-2 mới gây ra. Nhiệt độ cơ thể thấp không phải là triệu chứng của COVID-19.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể đã tiếp xúc với Covid-19, CDC khuyến cáo bạn nên đo nhiệt độ hai lần mỗi ngày để xem bạn có bị sốt hay không. CDC định nghĩa nhiệt độ cơ thể khi sốt là 100,4 độ F (38C) trở lên.
CDC khuyến nghị rằng nếu bạn có con nhỏ hơn 4 tuổi, hãy sử dụng nhiệt kế đo tai để đo nhiệt độ hoặc đặt một nhiệt kế thông thường dưới cánh tay, ở dưới nách của trẻ. Nếu nhiệt độ của trẻ là 99,4 độ F (37,4C) hoặc cao hơn, tức là trẻ bị sốt.
Nếu bạn có thân nhiệt cao hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác của COVID-19, và bạn muốn đi xét nghiệm, CDC khuyên bạn nên gọi cho cơ sở y tế địa phương.
5. Tại sao người già thường cảm thấy lạnh?
Ảnh: Gulcin Ragiboglu/iStock
Nếu bạn luôn cảm thấy lạnh, kể cả trong những ngày hè, thì đó có thể là vấn đề của tuổi tác của bạn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi con người già đi, nhiệt độ cơ thể trung bình cũng giảm đi một chút.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Điều dưỡng Lâm sàng sau khi đo nhiệt độ cơ thể của 133 cư dân viện dưỡng lão cho thấy: Nhiệt độ cơ thể ở những người từ 65 đến 74 tuổi thấp hơn mức trung bình; Thấp hơn nữa ở những người từ 75 đến 84 tuổi; Và nhiệt độ thấp nhất thường gặp ở những người trên 85 tuổi, một số người có thân nhiệt thấp là 93,5 độ F (34,2C) trong những trường hợp bình thường.
Đó là điều quan trọng mà chúng ta nên biết, vì người cao tuổi thực tế có thể bị sốt ở nhiệt độ thấp hơn so với người trẻ tuổi.
6. Đàn ông và phụ nữ có thân nhiệt khác nhau?
Ảnh: iStock
Thực tế thì câu nói "bàn tay lạnh, trái tim ấm áp" có thể có một căn cứ nhất định. Trong một nghiên cứu được công bố trên tờ Lancet, các nhà nghiên cứu tại Đại học Utah ở Thành phố Salt Lake, đã phát hiện ra rằng nhiệt độ cơ thể trung bình của phụ nữ cao hơn đàn ông khoảng 0,4 độ (97,8 so với 97,4 độ F).
Nhưng bàn tay của phụ nữ trung bình lại lạnh hơn 2,8 độ so với nam giới (87,2 so với 90 độ F)
7. Một chiếc mũ có thể không đủ để giúp bạn giữ nhiệt cho cơ thể
Ảnh Trisha Jivan / Getty
Bạn có nhớ mẹ của bạn thường bảo bạn đội mũ khi ở ngoài trời lạnh, vì phần lớn nhiệt cơ thể bị mất qua đầu? Theo một bài báo đăng trên Tạp chí y khoa BMJ, lời khuyên của mẹ bạn có thể không hoàn toàn đúng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đầu không phải là bộ phận duy nhất có thể bị mất nhiệt - bất kỳ bộ phận nào của cơ thể không được che phủ cũng sẽ mất nhiệt và sẽ làm giảm nhiệt độ cơ thể theo tỷ lệ. 8. Nói dối có thể khiến nhiệt độ của bạn thay đổi
Ảnh: iStock
Nói dối sẽ không khiến mũi của bạn dài ra nhưng sẽ khiến nó lạnh hơn. Mặc dù không liên quan đến câu chuyện cổ tích của trẻ em, các nhà nghiên cứu tại Đại học Grenada ở Tây Ban Nha đã đặt tên cho phát hiện của họ là "hiệu ứng Pinocchio".
Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 năm 2018 trên Tạp chí Tâm lý điều tra và Hồ sơ tội phạm, ảnh nhiệt được sử dụng để chứng minh rằng sự lo lắng do nói dối gây ra khiến nhiệt độ của mũi giảm xuống và nhiệt độ ở các vùng xung quanh trán tăng lên.
9. Ớt đỏ có thể khiến nhiệt độ trung tâm cơ thể cao hơn
Ảnh: iStock
Bạn thích ăn cay? Điều đó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất của bạn. Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Physiology and Behavior, khi cho thêm khoảng 1 gam ớt đỏ vào thức ăn của những người tham gia, nhiệt độ trung tâm cơ thể của họ tăng lên, nhưng nhiệt độ da của họ thấp đi.
Các tác giả nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng việc sản sinh nhiệt tăng lên cùng với giảm cảm giác thèm ăn, chứng tỏ lợi ích tiềm tàng của việc ăn ớt đỏ đối với những người đang cố gắng kiểm soát cân nặng của mình, đặc biệt là đối với những người không thường ăn cay.
10. Một trái tim lạnh có thể bảo vệ bộ não của bạn
Ảnh: Gretty
Theo Johns Hopkins Medicine, hạ thân nhiệt trị liệu là một phương pháp điều trị đôi khi được áp dụng cho những người bị ngừng tim (tim đột ngột ngừng đập). Khi tim bắt đầu đập trở lại, các bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị làm mát để hạ nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân xuống khoảng 89 độ F (31,7C) đến 93 độ F (33,9C).
Việt hạ nhiệt độ cơ thể ngay sau khi tim ngừng đập có thể giúp giảm tổn thương não bộ và tăng khả năng phục hồi sức khỏe của bệnh nhân.
11. Nhiệt độ cơ thể có thể giúp xác định thời gian tử vong
Ảnh: iStock
Đây không chỉ là tài liệu cho chương trình tội phạm. Sau khi con người chết đi, cơ thể không còn sinh nhiệt nữa và từ từ lạnh đi. Quá trình này được gọi là algor mortis (có nghĩa là "Sự lạnh giá của tử thi").
Algor mortis được sử dụng như một công cụ trong điều tra pháp y để ước tính thời gian tử vong khi một thi thể được phát hiện.
Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, vì vậy đây không phải là một kỹ thuật hoàn toàn đáng tin cậy và chính xác.
Kinh nguyệt không đều, làm sao có thể phán đoán xem bạn đã mang thai hay chưa? Nhiều bạn gái băn khoăn vì bản thân có kinh nguyệt không đều nên không biết mình đã mang thai hay chưa. Để sinh con khỏe mạnh, hầu hết các cặp vợ chồng sẽ chuẩn bị mang thai một cách nghiêm túc. Nhưng nhiều cặp đôi gặp khó khăn trong việc xác nhận đã mang thai hay chưa, đặc biệt là khi kinh...