Bé sơ sinh ngạt trong bụng mẹ vì ‘kíp trực sai sót’
Trong nhiều giờ đau đớn, sản phụ liên tục van xin được mổ nhưng các nữ hộ sinh bỏ mặc. Đến khi được mổ đưa ra ngoài, bé trai đã bị ngạt nặng và tử vong sau đó.
Ảnh minh họa
Theo tường trình của anh Nguyễn Bá Diệp (cán bộ Trường Trung cấp nghề An Giang), sáng 29/8, anh đưa vợ là chị Lê Thị Kim Lên (30 tuổi, ngụ TP Long Xuyên) vào Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang để sinh con đầu lòng. Sản phụ đau bụng, có dấu hiệu sinh nên được đưa vào phòng chờ lúc 12h. Một giờ sau đó, nữ hộ sinh Lý Ngân Kiều, Trần Thị Như Hoa chọc nước ối nhưng chị Lên vẫn chưa sinh.
“Vợ tôi 2 lần gọi bác sĩ sinh mổ nhưng không được. Đến lúc quá đau, cô ấy đập mạnh vào bàn mổ kêu ‘làm ơn mổ cho tôi đi, chịu hết nổi rồi’ nhưng 2 hộ sinh vẫn thản nhiên. Lúc này, vợ tôi thấy một sản phụ mới chuyển vào dúi cho nữ hộ sinh tờ 500.000 đồng nên được hỗ trợ, còn vợ tôi nằm một mình trong tình trạng đau bụng dữ dội”, anh Diệp tường trình và cho biết vợ anh kể rằng khi lớn tiếng gọi bác sĩ thì nữ hộ sinh quát với giọng gay gắt “đẻ phải đau chứ” rồi tiếp tục bỏ mặc.
Đến gần 15h, 2 nữ hộ sinh quay lại giường chị Lên thì nước ối đã khô. Bác sĩ Hồ Công Khanh được gọi đến khám, chỉ định sinh mổ. Một lúc sau bé trai sinh ra và “được cán bộ y tế tích cực hô hấp”. Tối cùng ngày, con chị Lên được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cấp cứu. Giấy chuyển viện Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang chẩn đoán “viêm phổi/ngạt, tràn khí màng phổi”.
Video đang HOT
“Gần 2 tuần tích cực cứu chữa cho con tôi, bác sĩ tiên lượng xấu, kêu người thân chuẩn bị tâm lý. Ngày 11/9, gia đình xin phép bệnh viện được làm thủ tục cho bé về nhà lo hậu sự, bệnh viện ghi giấy bệnh ‘não thiếu ôxy, viêm phổi, nhiễm trùng huyết’”, người cha cho biết thêm.
Nhận được khiếu nại của gia đình sản phụ, Khoa phụ sản Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang phúc đáp rằng, nữ hộ sinh nhận tiền của sản phụ cùng phòng với chị Lên là có thật nhưng chỉ 200.000 đồng (2 tờ 100.000 đồng). Điều này vi phạm quy chế của ngành. Đối với tinh thần trách nhiệm, kíp trực thiếu tích cực trong quá trình theo dõi chuyển dạ, nhất là lúc thai phụ đau bụng nhiều.
Về thái độ và kỹ năng giao tiếp, Khoa phụ sản giải thích người xưa nói “không đau thì sao mà đẻ” nhưng hộ sinh gay gắt nói “đẻ thì phải đau chứ” là không đúng quy định của Bộ Y tế, tập thể khoa nghiêm túc nhìn nhận, hứa chấn chỉnh. Trong chuyên môn, bệnh viện cũng “nhìn nhận sai sót vì kíp trực theo dõi chuyển dạ chưa chặt chẽ, thiếu tích cực và chỉ định mổ chậm”.
“Lúc đầu bác sĩ Khanh khám, đánh giá có thể sanh được nên cho theo dõi sanh ngả âm đạo. Tuy nhiên, có thể ngôi thai cuối không tốt, thai phụ đã yếu sức nên rặn không hiệu quả. Thêm vào đó là mất thời gian chuyển đi mổ và thời gian chuẩn bị cho cuộc mổ nên em bé bị ngạt nặng”, Khoa phụ sản phúc đáp với gia đình sản phụ.
Trao đổi với VnExpress.net ngày 13/9, bác sĩ Nguyễn Văn Ngãi, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh An Giang cho biết, ngày 17/9 tới, đơn vị sẽ họp hội đồng chuyên môn để đánh giá toàn bộ nguyên nhân, diễn biến ca chuyển dạ của sản phụ Kim Lên. Sau đó một ngày, bệnh viện sẽ tiếp tục họp hội đồng kỷ luật để xử lý, kiểm điểm bác sĩ Hồ Công Khanh và 2 nữ hộ sinh Lý Ngân Kiều, Trần Thị Như Hoa vì liên quan đến cái chết của con trai chị Lên.
Đối với lãnh đạo bệnh viện, ngoài việc chia sẻ mất mát với gia đình chị Lên, bác sĩ Ngãi cho biết không hài lòng với cách xử trí của kíp trực trong lúc sản phụ sinh, nhất là thái độ tiếp xúc, ứng xử vi phạm vào các điều cấm của ngành y và quy định về y đức.
“Chắc chắn có sai sót. Chờ hội đồng chuyên môn đánh giá toàn diện, bệnh viện sẽ xử lý nghiêm bác sĩ và hộ sinh để tránh lặp lại tình trạng như đã xảy ra đối với chị Lên”, ông Ngãi khẳng định.
Duy Khang
Theo VNE
Đã tìm ra nguyên nhân vụ 6 người chết trong bể dầu cá
Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xác định đây là vụ tai nạn lao động dẫn đến chết người, các nạn nhân tử vong do ngạt trong môi trường dầu mỡ.
Công an huyện Lấp Vò, vừa có kết luận ban đầu về vụ tai nạn làm chết 6 người xảy ra ngày 4/9 tại nhà máy tinh luyện dầu cá thuộc công ty CP và phát triển đa quốc gia IDI (cụm công nghiệp Vàm Cống thuộc ấp An Thanh, xã Bình Thành, huyện Lấp Vò).
Theo kết luận ban đầu, vào khoảng 9h ngày 4/9, anh Mai Hữu Tôn cùng các nạn nhân đến bồn chứa thành phẩm dầu cá sau tinh luyện, số hiệu TR05 để lấy mẫu kiểm nghiệm. Khi mở nắp bồn thì anh Phong vào bên trong để lấy mẫu, sau khi lấy mẫu xong, anh Phong trèo lên gần tới miệng bồn thì bị ngất, ngã xuống bồn trong môi trường dung dịch dầu mỡ có độ sâu 2,7m, thấy vậy các nạn nhân còn lại lần lượt xuống cứu nhưng đều bị ngất và ngã xuống bồn giống như trường hợp của anh Phong.
Lúc này anh Đặng Văn An kêu cứu và được mọi người đến tháo mở nắp bồn gần dưới đáy để xả cạn dầu mỡ, kéo các nạn nhân ra, tuy nhiên các nạn nhân đều tử vong. Nơi xảy ra tai nạn thuộc khu vực đặt hệ thống bồn chứa nguyên liệu thành phẩm, khu vực này có tổng cộng 12 bồn, bồn có thể tích lớn nhất là 400 m3, nhỏ nhất là 100m3. Về kết cấu bồn được làm bằng kim loại sắt dạng hình trụ được hàn kín, bồn cao 6m, đường kính 4,8m.
Cơ quan công an khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.
Trước đó, trao đổi với PV, ông Hồ Mạnh Dũng, giám đốc Ban điều hành dự án nhà máy tinh luyện mỡ cá, cho biết, từ 9h - 9h20 sáng 4/9, anh Triệu Bá Trà, Lâm Thanh Phong và Trần Tấn Lợi được phân công đi lấy mẫu trong bồn cao khoảng 6m. Lúc này, mực dầu cá trong bồn xuống thấp (khoảng 1/3 bồn), nên anh Phong dùng một dụng cụ lấy mẫu thả xuống (một sợi dây được cột vào một vật bằng inox). Tuy nhiên, do sợi dây ngắn, nên anh Phong không thể thả đến khu vực chứa dầu.
Thay vì tìm sợi dây khác để nối cho dài hơn, anh Phong lại trực tiếp leo xuống bằng cầu thang trong bồn. Lúc này, do trong bồn thiếu ôxy, anh Phong khó thở, mất sức, rồi vuột tay té xuống bồn. Đứng phía trên nhìn thấy, anh Lợi tưởng anh phong bị trượt tay (do dầu cá rất trơn), liền kêu cứu, rồi leo xuống tiếp ứng, anh này sau đó cũng bị ngạt vì thiếu ôxy. Tiếp đến, anh Trà cùng ban giám đốc và một số nhân viên khác cùng đến tiếp ứng, dẫn đến vụ tai nạn đáng tiếc.
Sau đó, mọi người đã tháo nắp dưới bồn để đưa các anh em ra ngoài. Riêng anh Đặng Văn An vừa leo xuống bồn được vài bậc thang thì thấy khó thở, nên anh đã leo ngược trở lên rồi ngất xỉu bên ngoài bồn chứa dầu.
Theo kết quả khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xác định đây là vụ tai nạn lao động dẫn đến chết người, các nạn nhân tử vong do ngạt trong môi trường dầu mỡ. Nguyên nhân do trong bồn có hàm lượng khí ôxy thấp làm các nạn nhân bị choáng và ngã xuống bồn có chứa dầu mỡ sâu 2,7m, sau đó hít vào dẫn đến ngạt gây tử vong.
Theo Lao động
Tình tiết mới nhất trong vụ 6 lao động tử nạn Lãnh đạo Nhà máy tinh luyện dầu cá có quy định việc lấy mẫu, cụ thể việc lấy mẫu từ các van xả ở đáy bồn. Với các bồn có dầu đặc, phải gia nhiệt vừa đủ để xả van đáy lấy mẫu. Vậy vì sao các công nhân phải leo vào bồn lấy mẫu? 2 nạn nhân được cấp chứng chỉ về...