Bé sơ sinh nặng gần 6kg khi chào đời ở Hà Nội
Chiều 22/12, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã thực hiện phẫu thuật đón thai nhi có cân nặng lên tới gần 6kg.
Sản phụ tên Vũ Thị Bích T. (40 tuổi, Đông Anh, Hà Nội), không có tiền sử bệnh đặc biệt, mang thai lần thứ tư. Hai lần đầu, sản phụ sinh thường, đến lần thứ ba sinh mổ.
11h30 ngày 22/12, chị T. có dấu hiệu đau bụng, chuyển dạ ở tuần thai thứ 40, được đưa tới khám tại Khoa Ngoại sản, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Sau khi tiến hành các xét nghiệm, thăm dò chức năng, bác sĩ chỉ định lập tức đưa sản phụ vào phòng sinh mổ.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Trưởng Khoa Ngoại sản cho biết, trước đó, trong quá trình theo dõi thai kỳ, các bác sĩ đã xác định thai nhi có kích thước lớn.
Do thai to, việc co hồi tử cung của sản phụ kém dễ dẫn tới nguy cơ đờ tử cung, băng huyết, nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Bởi vậy, kíp chuẩn bị sẵn tinh thần cắt tử cung để bảo đảm an toàn cho mẹ và giải thích kỹ cho gia đình trước phẫu thuật.
“Tuy nhiên, rất may mắn, ca sinh mổ sau đó diễn ra thuận lợi, người mẹ không cần cắt tử cung”, bác sĩ Hà thông tin.
Video đang HOT
Bé trai nặng gần 6kg khi chào đời – Ảnh: Đ.Thanh
Bé trai chào đời đúng 13h30′ chiều ngày 22/12 nặng 6kg. Bé khỏe mạnh, khóc tốt, nhanh chóng được chuyển lên Khoa Nhi của bệnh viện theo dõi.
Sức khỏe sản phụ sau sinh ổn định, cơn co hồi tử cung tốt, sản dịch ra vừa phải, tiếp tục được theo dõi tại Khoa Ngoại sản.
Bác sĩ Hà nhấn mạnh, những em bé sinh ra có cân nặng lớn thường gặp các vấn đề về suy hô hấp và hạ đường huyết sau sinh. Do vậy, trẻ sẽ được bác sĩ chuyên khoa Nhi theo dõi sát sao các chỉ số phát triển, nhất là bệnh lý về rối loạn chuyển hóa để đưa ra tư vấn về dinh dưỡng, cách chăm sóc hợp lý, đảm bảo trẻ phát triển bình thường.
Nữ bác sĩ cũng chia sẻ, các trường hợp bé sơ sinh có kích thước và cân nặng lớn tương tự rất hiếm. Kích thước của thai to gây ra nhiều nguy cơ cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Riêng người mẹ, ngoài băng huyết còn có thêm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo sản phụ trong thời gian mang thai nên theo dõi thai nghén định kỳ tại cơ sở y tế để được tư vấn, can thiệp kịp thời.
Có thể ăn bưởi khi dùng metformin trị đái tháo đường?
Có thể nói metformin là thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Tôi đang dùng thuốc metformin trị đái tháo đường, nhưng tôi lại rất thích ăn bưởi. Gần đây tôi đọc được thông tin cho rằng, ăn bưởi hoặc nước bưởi trong khi dùng thuốc sẽ nguy hiểm. Xin hỏi, tại sao lại như vậy? Với trường hợp của tôi, uống metformin có thể ăn bưởi được không? Tôi cần phải lưu ý gì khi dùng thuốc? Tôi xin cảm ơn.
Bùi Thu Thủy (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Có thể nói metformin là thuốc thường được bác sĩ kê đơn cho những người mắc bệnh đái tháo đường type 2. Thuốc làm giảm nồng độ glucose trong huyết tương, khi đói và sau bữa ăn, ở người bệnh đái tháo đường type 2 (không phụ thuộc insulin).
Một ưu điểm của thuốc là làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không gây tai biến hạ đường huyết (trừ trường hợp nhịn đói hoặc phối hợp thuốc hiệp đồng tác dụng).
Thuốc có thể dùng một mình (khi chế độ ăn uống đơn thuần không kiểm soát được đường huyết) hoặc dùng phối hợp với các thuốc trị đái tháo đường khác (khi chế độ ăn và khi dùng metformin đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát đường huyết một cách đầy đủ.
Nước ép bưởi và bưởi là nguồn cung cấp dinh dưỡng lành mạnh như kali, vitamin C... Cả 2 dưỡng chất này đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên, nước bưởi cũng chứa các hợp chất như furanvitymarin, có thể ngăn chặn chức năng của CYP3A4, một loại enzyme giúp cơ thể chuyển hóa khoảng 50% thuốc.
Chặn enzyme này có nghĩa là một số loại thuốc tồn tại trong cơ thể lâu hơn bình thường và tích tụ trong máu, có thể làm tăng nguy cơ ảnh hưởng có hại và trong một số trường hợp, có thể gây tử vong. Tác dụng của furanvitymarin đối với CYP3A4 là không thể đảo ngược, và cơ thể có thể mất khoảng 3 ngày để tạo ra CYP3A4 mới. Vì vậy, thậm chí chỉ cần 200ml nước bưởi, có thể đủ để gây ra sự tương tác nguy hiểm này.
Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy việc ăn bưởi có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng metformin trị đái tháo đường. Điều này có thể do metformin không bị chuyển hóa ở gan nên không bị ảnh hưởng bởi men chuyển hóa thuốc CYP3A4. Thay vào đó, metformin bài tiết ở ống thận và thải trừ qua nước tiểu.
Khi dùng metformin bạn cần tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý mới đạt hiệu quả điều trị tối đa. Trong quá trình dùng thuốc nếu xảy ra bất thường nào cần thông báo cho bác sĩ biết để được khắc phục, xử lý thích hợp...
Một loại thuốc trị ung thư có thể đẩy lùi bệnh tiểu đường typ 1 Sau khi bắt đầu sử dụng thuốc ruxolitinib (Jakafi), chính thức được FDA phê duyệt để điều trị một loại ung thư máu, một thanh niên mắc bệnh đái tháo đường typ 1 đã ngừng sử dụng insulin hơn hai năm nay, kể từ tháng 8/2018. Tiến sĩ Lisa Forbes, Đại học Y Baylor ở Houston cho biết. Theo TS Forbes, ruxolitinib (Jakafi)...