Bé sơ sinh còn nguyên dây rốn bị bỏ rơi trước cổng chùa
Sư trụ trì mở cổng chùa đã phát hiện một bé gái sơ sinh được để trong hộp bìa cát tông, kèm theo số tiền 835.000 đồng.
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa Phú Nhi
Khoảng hơn 5h sáng 27/9, sư trụ trì chùa Phú Nhi, thị xã Sơn Tây, Hà Nội ra mở cổng chùa đã phát hiện một bé gái sơ sinh được để trong hộp bìa cát tông đặt phía trước chùa. Ngay sau đó, sư trụ trì đã thông tin sự việc lên chính quyền địa phương.
Chị Tô Thị Hồng Giang, người dân chứng kiến sự việc cho hay, khi phát hiện ra sự việc, nhiều người dân kéo đến xem. Một số người đã ngỏ ý muốn xin nhận bé gái về nuôi, tuy nhiên, nhà chùa không đồng ý.
“Bé gái nặng 3,7 kg được cuốn quần áo để trong hộp bìa cát tông, kèm theo đó là bì thư đựng số tiền 835.000 đồng. Bé gái mới sinh nên vẫn còn dây rốn. Người bé gái vẫn còn bẩn, chưa được tắm rửa sạch sẽ”, chị Giang nói.
Theo chị Giang, ngay sau đó, chính quyền phường Phú Thịnh đã có mặt, làm các giấy tờ, đưa bé gái ra Trạm y tế xã Phú Thịnh. Tại đây, các bác sĩ đã tắm rửa cho bé gái và cho uống sữa.
Trao đổi thêm với phóng viên, một lãnh đạo Công an phường Phú Thịnh, TX.Sơn Tây xác nhận thông tin trên.
Video đang HOT
“Nhận được thông tin, Công an phường Phú Thịnh đã xuống hiện trường phối hợp với người dân đưa bé gái đến Trạm y tế phường để các bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho cháu. Hiện chưa thấy người nhà đến nhận bé gái, chỉ có nhà chùa đã nhận nuôi cháu. Chúng tôi đã thông báo vụ việc đến Trung tâm Lao động & xã hội của phường để làm các thủ tục liên quan”, vị lãnh đạo này cho hay.
Theo Nguyễn Đức (Dân Việt)
Hé lộ lý do chủ mỏ đá vội xây đền, không xác minh ảnh "ma" công chúa
Xem xong bức ảnh chụp Ngọc Hoa công chúa hiển linh từ người thợ xẻ, chủ mỏ đá ngay lập tức quyết định xây đền thờ. Điều này khiến chúng tôi bất ngờ, mong tìm hiểu rõ xem liệu đây có phải là một âm mưu
Sau một hồi nghe anh chàng lái máy xúc tại công trường đá kể lại câu chuyện, chúng tôi rời địa điểm được đồn đại trên và quay về trụ sở công ty H.H. May mắn, chúng tôi gặp được ông H., chủ doanh nghiệp khai thác mỏ đá.
Bước xuống từ chiếc xe LandRover đời mới, ông mời chúng tôi vào phòng làm việc. Vừa pha trà, ông vừa kể lại sự việc như thể ông từng tận mắt chứng kiến.
"Nơi cô ấy hiện là trong mỏ này của tôi, cách đây khoảng 300m. Hôm đấy, khoảng 12h5', tôi đang nằm đây, thợ khoan vẫn khoan trưa như mọi ngày. Một cậu ngồi khoan, cậu kia ra nghỉ uống nước. Ngồi buồn, cậu ta nhấc điện thoại lên chụp lung tung mấy chục kiểu. Sau đó ngồi xem lại ảnh mình vừa chụp. Đang xem thì nhìn thấy bức ảnh có hình bà ấy hiện lên. Kinh quá, anh ta cầm điện thoại chạy thẳng vào đây."
PV tiếp cận khu vực người thợ xẻ nói là chụp được ảnh Ngọc Hoa công chúa hiển linh.
Như đoán được điều chúng tôi định hỏi về việc có hay không sự can thiệp về kĩ thuật, ông H. khẳng định luôn: "Cậu này nó có biết tí gì về điện thoại đâu".
Theo lời ông H., xem xong bức ảnh đó, ông ngay lập tức quyết định, "mai, ngày kia ông xây cái đền ở đấy". Nhưng khi ông H. đi xem thầy bói thì thầy bảo phải xây trong kia, vì nơi "bà ấy" hiện về nó gần bãi rác thải, ô nhiễm (!?).
"Tôi nghe theo và quyết định xây đền thờ ra ngoài này, vì dù sao nó cũng cùng dẻo núi này cả thôi. Lùi ra có mấy trăm mét", ông này cho biết.
Ông H. cho hay, sau khi quyết định xây đền thờ, ông đi xem bói, gọi hồn người trong bức ảnh: "Gọi hồn về thì được hồn này cho biết hiệu là Ngọc Hoa công chúa. Bà ấy còn cho tôi thờ cả ảnh. Tôi hỏi bà ta cầm cái gì trong tay thì bà bảo cầm quạt ngọc".
Lời kể khó hiểu đầy tính dị đoan của ông chủ đá!
Ông này kể tiếp: "Lúc tôi hỏi là có cho con xây đền thờ không? Đại loại là bà ấy cho xây. Đấy, tất cả là như thế đấy. Thế là tôi quyết định xây khoảng hơn chục mét. Việc này, tôi có bảo qua xã, qua huyện rồi. Với lại tôi xây trên đất nhà tôi. Chủ tịch huyện là bạn tôi nữa. Các chú có tin hay không tôi không biết, nhưng tôi làm mỏ đá tại đây, tôi xây để lại cho đời sau".
Ông H. cũng cho biết thêm: "Trong đầu tôi luôn văng vẳng tiếng của Ngọc Hoa công chúa về, bà ta bắt phải xây đền theo hướng Đông Nam, quay về Phủ Dầy (Nam Định)".
Kể từ khi thông tin Ngọc Hoa Công Chúa hiển linh xin xây đền thờ được lan truyền, ông H. cho hay, nhiều bạn bè trong nghề, rồi những người hay tin cũng đến cúng tiến tiền mặt, vật phẩm, cây cối để xây dựng.
"Có một doanh nghiệp cùng làm đá ở đây quyên góp 200 triệu cho tôi. Rồi có người ở Nam Định, tình cờ đi đường hay tin cũng xin cùng quyên góp. Thậm chí, khi tôi đẩy ảnh này lên mạng, có người xem được cũng quyên góp 1 cây hoa mẫu đơn mấy trăm triệu. Lại có người quyên góp 2 cây si" - ông H. liệt kê.
"Riêng phần xây dựng, xây hết bao nhiêu tỉ tôi bỏ hết. Tôi xây trên đất nhà tôi, chính quyền có nói tôi cũng bảo thế. Tôi làm ở đây tôi thờ", ông H. nói.
Tỏ ra mộ đạo và am hiểu về phong thủy, trong cuộc trò chuyện với PV, ông H. chia sẻ: "Đúng ra, người ta hiện chỗ nào mình xây chỗ đấy, nhưng chỗ đấy gần bãi rác nên mình xin ra ngoài là hợp lý. Chỗ thờ cúng mà mất vệ sinh, bẩn thì...".
Không chỉ vậy, ông H. còn dự tính được kinh phí xây dựng ngôi đền thờ Ngọc Hoa công chúa trong bức ảnh chụp. Theo đó, kinh phí rơi vào khoảng tầm 800 triệu. Vào ngày 20/03 (Âm lịch) này ông đã chính thức khởi công.
Không thể tự ý xây dựng miếu thờ Luật sư Lê Cao - Đoàn LS TP Đà Nẵng cho biết, liên quan đến vấn đề xây dựng miếu thờ trong khu vực mỏ đá thì cần phải được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật về di sản văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo, không thể tự ý thực hiện một cách tùy tiện. Cụ thể, việc xây đền thờ, miếu thờ thì phải tuân thủ quy trình thủ tục được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền, cụ thể là UBND cấp tỉnh. Hiện nay các luật liên quan quy định cần phải nộp hồ sơ có sự chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo (Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ). Sau đó, hồ sơ xin phép xây dựng phải được UBND cấp tỉnh cấp phép mới được thực hiện. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tín ngưỡng phải có: Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu quy định của Bộ Xây dựng; Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; Bản vẽ thiết kế xây dựng đã được thẩm định theo quy định; Bản kê khai năng lực, kinh nghiệm của tổ chức thiết kế, cá nhân là chủ nhiệm, chủ trì thiết kế xây dựng, kèm theo bản sao chứng chỉ hành nghề của chủ nhiệm, chủ trì thiết kế. Như vậy, không phải muốn xây dựng các đền thờ miếu mạo có yếu tố tín ngưỡng một cách tùy tiện mà không xin phép được.
Còn nữa...
Nhóm PVĐT
Theo_Người Đưa Tin
Vợ chồng nghèo được cô gái 'tặng' bé sơ sinh Cô gái khoảng 17-18 tuổi bế bé gái sơ sinh tới chỗ vợ chồng nghèo quê Hà Tĩnh đang chờ thăm khám tại bệnh viện nhờ trông con hộ, sau đó không quay trở lại. Sáng 24/3, bà Nguyễn Thị Lý (44 tuổi, trú xã Sơn Mai, Hương Sơn, Hà Tĩnh) cho biết, cách đây một tháng trong lúc bà cùng chồng là...