Bé sơ sinh 3 ngày tuổi mang khối u “khủng” nguy hiểm ở ngực được bác sĩ nhi đồng cứu sống
Khối u trên người bé xuất phát từ thành ngực, hố nách, mặt trước đầu trên xương cánh tay, kích thước 8×8cm.
Ngày 12/11, đại diện Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết, các bác sĩ nơi đây đã phẫu thuật thành công khối u sợi nhầy có kích thước rất to cho bé sơ sinh 3 ngày tuổi.
Đó là trường hợp của con sản phụ T.T.N.H. Trong quá trình khám thai định kỳ cho mẹ, các bác sĩ siêu âm đã phát hiện bé có bướu to ở thành ngực bên trái.
Bé được sinh mổ tại BV Từ Dũ vào tháng 10/2020 cân nặng lúc sinh 2.950gram. Sau sinh bé được chuyển đến BV Nhi đồng 1 để điều trị tiếp.
Qua thăm khám các bác sĩ ghi nhận khối bướu rất to từ vùng ngực đến vai và cánh tay trái, kích thước 10cmx10cm, giới hạn tương đối rõ, mật độ chắc. Kết quả siêu âm và CT cho thấy khối tổn thương lớn xuất phát từ thành ngực, hố nách, mặt trước đầu trên xương cánh tay, kích thước 8×8cm.
Bé sơ sinh mang khối u khủng ở ngực.
Khối u có thành phần mô, dịch và ít vôi bên trong, có vùng tăng đậm độ dạng xuất huyết, thành phần mô bắt thuốc tương phản không đồng nhất, có vùng mô ở cực trên tổn thương bắt thuốc tương phản rất mạnh.
Khó khăn là khối u to có dấu hiệu xuất huyết bên trong, có khả năng chèn ép các cấu trúc vùng lân cận và đường thở.
Các bác sĩ phải truyền máu cho bé và quyết định phẫu thuật cắt khối u khi bé mới 3 ngày tuổi.
Nguy cơ lớn nhất khi phẫu thuật cắt khối u là khả năng tổn thương đám rối thần kinh cánh tay nằm sát sau khối u sẽ làm liệt cánh tay trái của bé.
Một vấn đề khác cũng đặt ra thử thách đối với các phẫu thuật viên là khi cắt khối u có kích thước quá to thì phần da thừa còn lại phải được cắt bớt đi và tạo hình thẩm mỹ cho bé.
Bệnh nhi sau khi được phẫu thuật lấy khối u. (Ảnh: BVCC)
Sau khi hội chẩn và xác định các nguy cơ của bệnh nhân, các bác sĩ đã khẩn trương, chuẩn bị cẩn thận cho mọi tình huống có thể sẽ xảy ra trong cuộc mổ.
Cuộc mổ đã diễn ra trong 95 phút thật sự căng thẳng đã thành công tốt đẹp.
Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bé đã hồi phục, bé cử động được cánh tay trái tốt, bú giỏi, vết mổ lành tốt và đã được cắt chỉ.
Nữ bác sĩ 10 năm trăn trở điều trị bệnh cho trẻ bị ngộ độc: Từng có lúc hối hận rồi bật khóc vì lỡ khó chịu với mẹ bệnh nhi
Thay vi đe danh ky uc cho nhung ca benh hiem, nhung truong hop "hoi sinh" ngoan muc tu cua tu, ky niem lam nghe cua bac si Uyen lai đen tu nhung lan tu thay minh con thieu sot trong cong viec.
Bác sĩ Châu Tố Uyên là cái tên không còn xa lạ với những phụ huynh đưa con đến Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) khám và điều trị những bệnh liên quan đến vấn đề ăn uống, đường ruột. Gần 10 năm công tác tại khoa Tiêu hoá, cô đã gửi gắm công sức, trăn trở lẫn thanh xuân của mình cho các bệnh nhi nơi đây.
Video đang HOT
Bác sĩ Châu Tố Uyên.
"Mẹ nói biết tôi cực vậy sẽ không cho theo ngành này"
Tôi hẹn gặp Châu Tố Uyên giữa lúc cô đang trong ca trực. Biết là cập rập nhưng nếu không tranh thủ thì khó mà tiếp cận để trò chuyện cùng nữ bác sĩ.
Bởi đây là giai đoạn mà nhiều bệnh trong thời điểm giao mùa tấn công trẻ nhỏ, khiến BV luôn trong tình trạng chật cứng.
Bác sĩ Uyên nói, một ngày làm việc của cô thường bắt đầu từ sáng sớm và kết thúc vào chiều muộn. Nếu có ca trực thì thời điểm rời BV là lúc phố đã lên đèn từ lâu.
Còn trong những ngày cao điểm của dịch bệnh, áp lực không chỉ đến từ tần suất bệnh nhân nhập viện mà còn ở những trường hợp nguy kịch bất ngờ xuất hiện.
Một ngày làm việc của bác sĩ Uyên thường rất bận rộn.
"Tôi đã có gần 10 năm công tác khám chữa bệnh, dù kinh nghiệm đánh giá bệnh nhân có nhanh chóng, chính xác hơn thuở ban đầu nhưng vẫn khá áp lực trước mỗi ca trực, các ca bệnh nặng.
Bệnh thì rất đa dạng, có bệnh hiếm, bệnh di truyền, đột biến gen, rồi bệnh rối loạn chuyển hoá... Mỗi bệnh nhân lại là mỗi cá thể khác nhau" - bác sĩ Uyên nói trước khi bước vào một phòng lưu bệnh.
Có lẽ vào thời điểm thi vào ngành y rồi chọn con đường chăm sóc sức khỏe trẻ em, bác sĩ Uyên cũng không ngờ mình lại bận rộn như vậy.
Cô kể sau khi tốt nghiệp cấp 3, cô cũng bối rối trong việc chọn nghề nghiệp. Không có định hướng rõ ràng, cô thi cả 4 trường với 3 khối thi khác nhau. Ngưỡng mộ các cô chú anh chị làm bác sĩ với suy nghĩ "phải học rất giỏi mới thi đậu được", nên Châu Tố Uyến đã chọn giữ chiếc vé vào trường Đại học Y Dược TP.HCM.
Hoàn thành 6 năm đại học, cô lại lăn tăn với một vài chuyên khoa muốn theo đuổi.
Bác sĩ Uyên để ý từng biểu hiện nhỏ của bệnh nhi khi trong ca trực của mình.
"Cuối cùng tôi chọn Nhi khoa vì yêu trẻ con và gia đình cũng thích tôi khám bệnh cho con nít, sẽ giúp đỡ được không những trẻ con mà cả phụ huynh nữa. Sau thời gian được đào tạo tại BV Nhi đồng 1, tôi được lựa chọn vào khoa Tiêu hóa vì thích điều trị các bệnh lý tiêu hoá, gan mật.
Khó khăn và áp lực từ khi làm nghề nhiều lắm. Áp lực bệnh nặng, bệnh đông, phụ huynh căng thẳng, tâm lý lo lắng quá mức. Áp lực vì những đêm trực thức suốt, không dành được thời gian cho gia đình...
Mẹ tôi từng nói biết tôi cực vậy thì bà sẽ cản không cho theo ngành này" - bác sĩ Uyên tâm sự.
Hối hận vì lỡ khó chịu với mẹ bệnh nhi
10 năm công tác trong lĩnh vực Tiêu hóa, thay vì để dành ký ức cho những ca bệnh hiếm, những trường hợp "hồi sinh" ngoạn mục từ cửa tử, kỷ niệm làm nghề của bác sĩ Uyên lại đến từ những lần tự thấy mình còn thiếu sót trong công việc.
Nữ bác sĩ "yêu con nít".
"Có lần tôi khám bệnh cho một bé trai khoảng 4 tuổi . P hụ huynh dẫn bé đến khám là một bà mẹ trẻ . D ù đã hỏi nhiều lần lí do khám bệnh bé là gì nhưng cô ấy cứ lặp đi lặp lại là " bác sĩ tự coi đi, các toa khám đó, khám nhiều lần rồi mà không khỏi bệnh ".
T ôi bắt đầu khó chịu sau một ngày làm việc mệt mỏi . B à mẹ cũng cảm nhận được đ i ều đó nên nhận xét " bác sĩ khám bệnh gì kỳ vậy ".
Cũng may tôi kịp điều chỉnh cảm xúc lại và hoàn thành ca khám. Tuy nhiên tôi biết bà mẹ ra về với cảm giác không vui vì gặp bác sĩ khó chịu.
Tôi cũng cảm thấy mình sai nên tìm số điện thoại bệnh nhân . Và sau khi tìm hiểu, tôi biết được cô ấy là bà mẹ đơn thân . T ôi đã khóc vì thương và hiểu rằng bà mẹ tìm đến bác sĩ chỉ mong giải toả được tâm lý căng thẳng và chữa khỏi bệnh cho con mình. Tôi nhấc máy gọi cô ấy xin lỗi . V à cô ấy cũng xin lỗi lại tôi vì quá căng thẳng bệnh của con " - bác sĩ nhớ lại.
Trải nghiệm khi khám chữa bệnh cho trẻ em khiến bác sĩ Uyên nhận ra người hành nghề y cần phải có khả năng kiểm soát bản thân tốt, phải giữ được sự bình tĩnh trong mọi tình huống.
Cô cũng không dám nhận mình là người có "kinh nghiệm dày dặn" mà chỉ cố gắng hoàn thiện nhất phận sự của người thầy thuốc.
Nhưng dù cố gắng cỡ nào, sẽ có lúc bác sĩ không thể chiến thắng được số phận. Nhất là với bác sĩ công tác tại BV tuyến cuối.
" Gần đây nhất , tôi vẫn xót xa và xúc động khi gặp lại bé N. ( 14 tuổi ) gầy ốm ôm bụng đau, mẹ bé cũng rưng rưng xúc động vì tôi đã từng khám cho bé .
Chị ấy nói hôm N . xuất viện có đến khoa Tiêu hoá chào mọi người nhưng không gặp tôi . Đến nay bị đau bụng lại nên đi tái khám .
N. bị viêm tuỵ hoại tử nặng phải phẫu thuật, nằm viện trong thời gian khá lâu . T ôi vẫn nhớ hình ảnh em ấy những ngày đầu, đẹp trai , thể trạng tố t, còn bây giờ lại gầy còm suy kiệt. Tôi hiểu rằng y họ c vẫn có những giới hạn với nhiều bệnh lý . Và đó là lí do làm bác sĩ phải học tập, cập nhật kiến thức suốt đời " - bác sĩ Uyên nhận định.
10 năm xử lý những ca ngộ độc của trẻ
Ít ai biết nhiều bệnh nhi trong các vụ ngộ độc thực phẩm lớn, được đăng tải rầm rộ trên các phương tiện truyền thông đại chúng đa số đều "qua tay" chẩn bệnh, điều trị của bác sĩ Uyên.
Song với nữ bác sĩ, tính chất sự việc không quan trọng bằng đích đến cuối cùng, là làm sao giúp bệnh nhân xuất viện với thể trạng tốt nhất.
"Những ca ngộ độc tại khoa Tiêu h óa mà tôi tiếp nhận thường ở mức độ nhẹ đến trung bình . N ếu quá nặng thì đã được xử trí tại khoa Cấp cứu và H ồi sức trước.
Đa số các trường hợp ngộ độc thực phẩm sẽ nhập viện cùng lúc nhiều bệnh nhân , cùng liên quan đến bữa ăn, thức ăn giống nhau, với các biểu hiện như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt... Đ iều trị cơ bản là bù dịch điện giải, theo dõi diễn tiến bệnh .
Thay vì để xảy ra mới xử lý điều trị, tôi nghĩ v iệc quan trọng hơn là phòng tránh ngộ độc thực phẩm . Đó là cả một quá trình từ việc chọn thực phẩm đảm bảo, từ bảo quản thực phẩm chưa chế biến (đông lạnh, ướp muối...) hoặc đã chế biến (đậy, hâm, ướp lạnh...) .
Q uá trình giữ vệ sinh trong khâu chế biến, khi ăn uống cho đến các biện pháp phòng ngừa khi ăn ở ngoài cũng quan trọng.
Mọi người cần chú ý không ăn ở những quán quá ẩm thấp, bụi bẩn, bàn ghế, bát đũa không sạch sẽ. Trong đó phương châm cần lưu ý là ăn chín, uống sôi " - bác sĩ Uyên phân tích kỹ càng, mạch lạc khi đưa ra lời khuyên cho người dân, khắc hẳn với việc rụt rè, e ngại khi nói đến bản thân.
"Đóng 2 vai" hoàn hảo vì luôn hướng đến bệnh nhân
Ngoài là một nhân viên y tế với chuyên khoa Tiêu hóa, những năm gần đây bác sĩ Châu Tố Uyên còn được giao trọng trách Bí thư Đoàn - thủ lĩnh trong phong trào, hoạt động của BV Nhi đồng 1.
Nhiều chuyến khám bệnh từ thiện, chuyển giao kỹ thuật y tế đã được cô và các đồng nghiệp thực hiện, góp phần nâng cao sức khỏe của người dân tại nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa.
Cô cũng thường xuyên tham gia những chuyến khám bệnh từ thiện.
Việc tham gia công tác Đoàn, thực hiện các hoạt động cộng đồng giúp cô cảm cuộc sống của mình ý nghĩa hơn, yêu thương mọi người hơn.
Để "đóng 2 vai" tròn trịa, mọi thứ bác sĩ Uyên thực hiện đều phải hướng đến sự tốt đẹp.
Đó cũng là cách mà cô biến khoa Tiêu hóa, nơi đầy rẫy tiếng khóc của bệnh nhi, nơi hành lang thường chật chội vì quá tải được phủ xanh màu của cỏ cây và sự sống.
Nữ bác sĩ tâm niệm nghề y là không ngừng học hỏi.
Những dây trầu bà thậm chí được cô mang vào cả nhà vệ sinh, với mong muốn mỗi khi phụ huynh và trẻ nhỏ bước vào sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Điều đó cũng tốt cho tinh thần và quá trình điều trị.
Sau tất cả, bác sĩ Uyên luôn tự nhủ lòng phải không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức mới vì y học luôn phát triển, thay đổi mà bệnh thì ngày càng phức tạp.
Với cô, bác sĩ là người phải tìm được cách làm tốt nhất có thể cho bệnh nhân.
Bé 13 ngày tuổi được mổ lấy thai thành công Trong quá trình theo dõi thai kỳ của mẹ, các bác sĩ siêu âm đã phát hiện có một khối u to trong ổ bụng của bé. Đây là tật "thai trong thai" với tỉ lệ mắc bệnh 1/500.000 trường hợp sinh. Ê kíp bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhi - Ảnh: BVCC Ngày 10/11, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho...