Bể sạch nước mưa, người dân Đức Thọ đào 30 giếng làng ‘chống khát”
Trong thời gian ngắn, xã Đức Thanh (Đức Thọ – Hà Tĩnh) đã tôn tạo khoảng 30 giếng làng để có thêm nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt khi bể chứa nước mưa cạn trơ đáy.
Để nâng cao chất lượng nguồn nước, người dân còn xây cả “bể con” trước khi dẫn nước về nhà
Ở Đức Thanh hiện chưa có nước máy, nước giếng khoan bị nhiễm phèn, hôi tanh không thể sử dụng; lâu nay thứ nước duy nhất dùng để phục vụ sinh hoạt, ăn uống là nước mưa.
Thời gian qua, do nắng nóng kéo dài nên nguồn nước mưa tích trữ trong từng hộ gia đình cũng hết nên người dân nơi đây buộc phải quay lại với nguồn nước “truyền thống” – nước từ các giếng khơi trên những cánh đồng.
Đã từ lâu, nước từ các giếng khơi người dân chỉ sử dụng vào mục đích tưới cho cây trồng là chính chứ không dùng để ăn uống vì ô nhiễm. Vì vậy, để lấy nước từ các giếng này để ăn uống thì người dân buộc phải cải tạo lại.
Một giếng nước đang được người dân cải tạo để lấy nước sinh hoạt
Video đang HOT
“Cách cải tạo duy nhất là đào lại rồi khơi hết lớp bùn đổ đi. Tiếp đó là đổ lớp cát xuống đáy giếng để lọc nước và xây tường bao xung quanh để ngăn chặn trâu bò lội xuống”, ông Đoàn Văn Thân – Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã giải thích cách cải tạo giếng.
Với phương châm “ chính quyền bỏ vật liệu, người dân bỏ công”, giếng ở thôn nào thôn đó tự “quy hoạch” làm lấy nên chỉ một thời gian ngắn, người dân ở xã này đã tôn tạo gần hết các giếng làng với gần 30 giếng.
Trong thời gian ngắn, người dân đã tôn tạo gần 30 giếng làng
Thôn có điều kiện thì giếng được cải tạo rất bài bản, thôn khó khăn hơn thì các giếng cũng được nạo vét sạch lớp bùn rồi xây tường bao quanh.
Trung bình mỗi thôn cải tạo được 2 giếng, riêng một số thôn như: Thanh Trung, Đại Lợi, Đại Liên, mỗi thôn cải tạo được 4 – 5 giếng. Đặc biệt, ở thôn Thanh Trung, ngoài việc giếng nước được cải tạo rất bài bản, đáy được đổ lớp cát dày, xây tường từ đáy lên thành thì trong lòng giếng người dân còn xây thêm 2 bể lọc để đảm bảo nguồn nước trước khi đem về sử dụng.
Ngoài các bước xử lý thì tất cả các giếng đều có tường bao quanh để ngăn chặn gia súc lội xuống
Ông Trần Hải – Chủ tịch UBND xã Đức Thanh cho biết: “Hiện tại người dân đã tôn tạo được gần 30 giếng làng để phục vụ nguồn nước sinh hoạt trong mùa nắng nóng. Để đảm bảo không thiếu nước sinh hoạt cho người dân, thời gian tiếp theo, chúng tôi sẽ đồng hành cùng người dân cải tạo tiếp những giếng còn lại”.
Theo Baohatinh
Kỷ niệm 74 năm Ngày Chiến thắng phát-xít tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 7/5, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị, Hội Hữu nghị Việt - Nga TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tổng lãnh sự quán Liên bang Nga tại TP Hồ Chí Minh tổ chức Họp mặt kỷ niệm 74 năm Ngày Chiến thắng phát-xít (9/5/1945 - 9/5/2019) và Lễ tưởng niệm "Binh đoàn bất tử" trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Trung tướng Trần Thanh Huyền, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu chiến binh TP Hồ Chí Minh ôn lại Ngày chiến thắng phát-xít.
Ôn lại lịch sử Ngày Chiến thắng phát-xít, Tổng lãnh sự Liên bang Nga tại TP Hồ Chí Minh Aleksei Vladimirovich Popov cho biết, đây là ngày có ý nghĩa đặc biệt đối với nhân loại. Hiện rất nhiều nước trên thế giới hằng năm kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát-xít và tưởng niệm "Binh đoàn bất tử" trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Theo ông Aleksei Vladimirovich Popov, hai dân tộc Việt Nam và Liên bang Nga có nhiều mối tương đồng, trong đó nhân dân hai nước đều có lòng yêu nước nồng nàn và yêu chuộng hòa bình. Hai bên đã có những đóng góp, hỗ trợ nhau trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và hiện nay hai nước tiếp tục phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp đó.
Nhấn mạnh cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Trung tướng Trần Thanh Huyền, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Cựu chiến binh TP Hồ Chí Minh cho rằng, nhân dân Liên Xô đã giương cao ngọn cờ chính nghĩa, tài trí thông minh, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, dũng cảm, hy sinh để giành thắng lợi huy hoàng. Nhân loại mãi mãi ghi nhớ sự hy sinh to lớn của nhân dân Xô-viết trong cuộc chiến tranh Ái quốc vĩ đại đó, với hơn 27 triệu chiến sĩ Hồng quân và người dân Xô-viết đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
Tổng Lãnh sự Liên bang Nga tại TP Hồ Chí Minh Aleksei Vladimirovich Popov phát biểu tại buổi Họp mặt.
Theo Trung tướng Trần Thanh Huyền, sự kiện trùng hợp ngẫu nhiên và đầy thú vị, đó là ngày 30/4/1945, Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc nhà Quốc hội Đức, kết thúc cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại. 30 năm sau, ngày 30/4/1975, lá cờ chiến thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, kết thúc cuộc đấu tranh lâu dài, ác liệt nhất của dân tộc Việt Nam. Năm tháng sẽ qua đi, nhưng hai thắng lợi vĩ đại của hai quân đội, hai đất nước, đánh thắng các thế lực hung bạo nhất của thời đại, mãi mãi là những chiến công chói lọi nhất của thế kỷ XX.
Tiết mục văn nghệ bằng tiếng Việt và tiếng Nga tại buổi họp mặt khẳng định mối quan hệ hữu nghị truyền thống của hai bên.
Ông Hoàng Minh Nhân, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Nga TP Hồ Chí Minh cho rằng: "Với ý chí quật cường, lòng quả cảm, tình yêu Tổ quốc vô bờ bến và sự sáng tạo, mưu trí vô song, nhân dân Xô-viết không chỉ giữ vững nền độc lập của Tổ quốc mình, mà còn chặn đứng mưu toan thống trị thế giới của bọn phát-xít xâm lược. Nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vĩ đại của nhân dân Nga, chúng tôi xin khẳng định sẽ cùng các bạn Nga phát huy tinh thần của ngày chiến thắng hôm nay, thắt chặt và phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân hai nước chúng ta".
Tiến Lực (TTXVN)
Theo Tintuc
Nhân lên niềm vui với người có công ở Sơn La Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26-4-2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được triển khai trên địa bàn Sơn La, ban đầu gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh đã tìm ra cách giải quyết hoàn thành 100% chỉ tiêu...