Bể nước bí ẩn 2.300 năm tuổi
Bể nước lớn với chiều dài khoảng 50 m, chiều rộng 13,5 m, khiến các nhà khảo cổ bối rối vì chưa rõ mục đích sử dụng.
Bể nước bí ẩn tồn tại cách đây 2.300 năm ở gần Rome. Ảnh: Ancient Origins.
Các nhà khoa học phát hiện bể nước ít nhất 2.300 năm tuổi trong cuộc khảo sát trước khi tiến hành một dự án xây dựng, Ancient Origins hôm 10/9 đưa tin. Chiếc bể nằm ở khu vực giữa Rome và bến cảng cổ đại Ostia, gần sông Tiber, Italy. Phát hiện mới khiến nhóm chuyên gia kinh ngạc, theo Daniela Porro, người giám sát cuộc khai quật.
Bể nước là một vùng trũng với thành xây từ những khối đá lớn. Khả năng cao công trình này tồn tại từ thế kỷ 4 trước Công nguyên. Bể nước rất lớn với chiều dài khoảng 50 m, chiều rộng 13,5 m. Nó bị sông Tiber làm ngập, không còn được sử dụng và bị vùi lấp vào thế kỷ 1.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu mất tới một năm để khai quật chiếc bể và khu vực xung quanh nhưng vẫn chưa rõ chính xác mục đích sử dụng. Thông thường, các nhà khảo cổ sẽ nắm khá rõ về các công trình ở trong và gần Rome dựa vào tài liệu và những cuộc khai quật cũ. Tuy nhiên, bể nước mới phát hiện là trường hợp ngoại lệ. “Hiếm khi chúng tôi phát hiện một cấu trúc như vậy mà không biết nó dùng để làm gì”, nhà khảo cổ Emanuele Giannini cho biết.
Một số cho rằng mục đích sử dụng của bể nước liên quan tới sông Tiber, ví dụ, nó có thể thuộc về một xưởng đóng tàu. Điều này cũng phù hợp với việc một phía của bể nước có bờ đá dốc, giúp dễ đi lại. Tuy nhiên, nhóm khảo cổ không tìm thấy đoạn kênh nào nối chiếc bể với dòng sông. Do đó, công trình này không thích hợp để đóng thuyền.
Giả thuyết khác cho rằng bể nước được dùng trong quá trình nuôi trồng thủy sản. Người La Mã rất thạo nuôi cá và các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều bể cá trên khắp lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, công trình gần sông Tiber thiếu những đặc điểm của bể cá như khu vực đặc biệt cho cá đẻ trứng. Một số ý kiến khác cho rằng có thể chiếc bể chỉ dùng để chứa chất thải động vật.
Bể nước có vẻ cũng không phục vụ mục đích công nghiệp. Kết quả phân tích bờ đá dốc cho thấy nó không có vết lún của bánh xe kéo và dường như chỉ dùng cho người đi xuống và lên khỏi bể. Giả thuyết bể bơi cũng không thích hợp vì khu vực xung quanh không có thị trấn lớn nào. Ngoài ra, nền bể làm bằng đất nện trong khi bể bơi thời đó thường lát bằng cẩm thạch và đá chất lượng tốt.
Một khả năng khác là bể nước liên quan đến dinh thự của giới thượng lưu. Có thể công trình này kết nối với những máng dẫn nước trong vùng và thuộc hệ thống cung cấp nước cổ đại.
Một số chuyên gia gợi ý, có thể bể nước gần Rome dùng để phục vụ các nghi thức tôn giáo. Tuy nhiên, công trình này lớn hơn nhiều so với những bể nước thiêng thông thường. Các nhà khảo cổ cũng không tìm thấy dấu tích của đền thờ nào gần đó.
“Chiếc bể có thể mang mục đích tôn giáo linh thiêng nào đó nhưng chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem đó chính xác là gì”, Porro cho biết. Các nhà khoa học hy vọng việc giải mã bí ẩn của bể nước sẽ mang lại thông tin mới về giai đoạn quan trọng trong lịch sử La Mã.
Sinh vật bọc thép tiết lộ bí ẩn 'thủy quái' không xương thời hiện đại
Hóa thạch 410 triệu năm của một sinh vật bọc thép cổ quái đã giải thích cách mà người các vị tổ tiên cá mập biến hình để trở thành kẻ thống trị các đại dương từ kỷ Devon đến nay.
Sinh vật mới được đặt tên là Minjinia turgenensis thuộc về một nhóm cá lớn được gọi là "cá nhau thai", nhóm sinh vật cổ đại đã tiến hóa thành cá mập và tất cả các động vật có xương sống có quai hàm khác.
Cận cảnh mẫu hóa thạch có thể làm thay đổi lịch sử cố sinh vật học - ảnh: Martin Brazeau
Nhóm nghiên cứu từ Anh và Mông Cổ đã kiểm tra một phần vỏ não và mái hộp sọ của Minjinia turgenensis và tìm thấy dạng mô xương chính bên trong các loài xương sụn. Khám phá này cho thấy "mầm mống" của các loài xương sụn đã tồn tại bên trong những con cá thời kỳ trước khi cá mập xuất hiện, và lại ở ngay trong loài họ hàng thân cận với tổ tiên trực hệ của cá mập.
Điều này cho thấy các loài xương sụn như cá mập phải tiến hóa từ các vị tổ tiên có xương cứng. Nói cách khác, từ những sinh vật sơ khai, tổ tiên cá mập đã tiến hóa để sở hữu bộ xương cứng hoàn chỉnh, sau đó tự làm tiêu biến đi và thay thế bằng xương sụn. Điều này trái ngược với suy nghĩ trước đây là động vật xương sụn có trước, sau đó mới tiến hóa thành các sinh vật có xương sống cứng cáp.
Tiến sĩ Martin Brazeau, từ Khoa Khoa học Sự sống thuộc Đại học Hoàng gia London và Khoa Khoa học Trái đất thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh), tác giả chính của nghiên cứu cho biết chính bộ xương tiến hóa thành xương sụn đã giúp cá mập trở nên nhẹ nhàng hơn - bộ xương sụn của nó chỉ bằng một nửa trọng lượng so với khung xương cứng cùng kích thước.
Sự tiến hóa tưởng chừng ngược đời này đã giúp cá mập thích nghi hoàn hảo với cuộc sống dưới đại dương, di chuyển nhẹ nhàng và nhanh nhạy hơn. Có thể chính điều đó đã giúp họ hàng cá mập biến thành loài cá toàn cầu đầu tiên, hùng cứ các đại dương khắp thế giới từ 400 triệu năm trước và cho đến ngày nay vẫn là loài thủy quái nguy hiểm bậc nhất.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Ecology & Evolution.
Bí ẩn về loài rắn độc Ai Cập và cái chết của nữ hoàng Cleopatra Cái chết của nữ hoàng Cleopatra đến nay vẫn là ẩn số, dù trong đó nhiều ý kiến nghi ngờ rắn được đưa vào phòng để bà tự sát. Vậy rắn hổ mang Ai Cập có những đặc điểm gì? Hàng nghìn năm đã trôi qua, đến nay, cái chết của nữ hoàng Cleopatra vẫn còn là điều bí ẩn. Theo các nhà...