Bế mạc Hội nghị Trung ương 6
Sau 7 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm, Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc sáng 11.10.
Phát biểu bế mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá, các đồng chí Ủy viên Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị đã nghiên cứu, chuẩn bị kỹ và thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào các báo cáo và đề án.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Người Lao Động
Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua các nghị quyết, kết luận của Trung ương.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu, làm rõ thêm một số vấn đề và khái quát lại những kết quả chủ yếu của Hội nghị đối với các nội dung về: Kinh tế- xã hội năm 2017-2018; công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân; công tác dân số trong tình hình mới; một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới các đơn vị sự nghiệp công lập; công tác cán bộ.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh đất nước ta đang có nhiều chuyển biến tích cực, khá toàn diện và đồng bộ kể từ sau thành công Đại hội XII của Đảng.
Trong gần 2 năm qua, nhất là năm 2017, toàn hệ thống chính trị đã tích cực vào cuộc, đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng, kiên trì, kiên quyết triển khai thực hiện các nhiệm vụ chiến lược: Phát triển kinh tế-xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Quan hệ đối ngoại được mở rộng; uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, có thể nói, việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chiến lược do Đại hội XII của Đảng đề ra đã và đang thực sự trở thành phong trào cách mạng sâu rộng trong cả nước, nhận được sự hưởng ứng, tham gia nhiệt tình, tích cực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, tạo ra khí thế mới, động lực mới cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho rằng, trước mắt chúng ta còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Chúng ta cần tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc hơn, bài bản hơn Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, các Nghị quyết Trung ương khóa XII và đặc biệt là các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương lần này để phát huy những kết quả, thành tựu đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt đề ra cho năm 2017-2018 và các năm tiếp theo.
Theo Nguyễn Hoàng (Chinhphu.vn)
Vì sao Tổng Bí thư lưu ý không quá nôn nóng khi tổ chức lại bộ máy?
"Vừa qua chúng ta để bộ máy tổ chức phình ra lớn, biên chế chỉ tăng không giảm. Lý do bởi nhiều người đua nhau tìm cách vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước; có hiện tượng "chạy" công chức, rồi "chạy" chức, "chạy" quyền có thể gọi cái đó như là cực hữu. Nhưng để giải quyết vấn đề này mà chạy sang cực tả, nghĩa là gạt hết, sắp xếp lại hết là không ổn", PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc nói.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý trong việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, không nôn nóng từ cực nọ nhảy sang cực kia. (Ảnh: VOV)
PGS -TS Nguyễn Trọng Phúc nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện chính trị Quốc gia HCM) có phân tích với Dân Việt về những gợi mở rất đáng chú ý của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị Ban chấp hành T.Ư lần thứ 6 khóa XII.
Đề cập về việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Tổng Bí thư có lưu ý không nôn nóng từ cực nọ nhảy sang cực kia. Ở góc độ nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử Đảng, ông hiểu ý kiến này thế nào?
- Việc kết hợp đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị trên cơ sở thành quả của đổi mới kinh tế và từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Đổi mới hệ thống chính trị là lĩnh vực hết sức nhạy cảm nên phải làm thận trọng, làm từng bước vững chắc, không được nôn nóng. Nếu như nôn nóng làm không cẩn thận thì cái sảy nảy cái ung, có khi dẫn tới đổ vỡ, nếu không cũng rơi vào tình trạng trì trệ, mất ổn định.
"Có một lần chúng ta làm chỉnh đốn tổ chức gắn với đợt cải cách ruộng đất và có mắc sai lầm tả khuynh, gây ảnh hưởng nhất định. Từ bài học đó, sau này trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta cũng đã rút kinh nghiệm để tránh xảy ra tả khuynh, hữu khuynh".
Đây là vấn đề đã có bài học từ trong lịch sử của các Đảng Cộng sản cầm quyền. Chính vì thế trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị T.Ư 6, Tổng Bí thư có nhắc, đổi mới nhưng phải hết sức thận trọng, không được nôn nóng từ cực này nhảy sang cực kia.
Đổi mới gì thì đổi mới cũng phải hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo quản lý của Nhà nước. Nếu như đổi mới theo hướng sắp xếp tổ chức bộ máy, sắp xếp cán bộ, tinh giản biên chế mà không đạt hiệu quả trong lãnh đạo, hiệu lực trong quản lý, điều hành thì đổi mới không đạt được mục tiêu.
Trong phát biểu khai mạc Hội nghị T.Ư 6, Tổng Bí thư có gợi ý rất đáng chú ý: Cái gì đã rõ thì phải quyết tâm làm, cái gì chưa rõ, còn có nhiều ý kiến khác nhau, chưa tạo được sự đồng thuận trong Đảng và xã hội thì cần tiếp tục nghiên cứu và tổng kết.
Vừa qua chúng ta cũng có tổng kết mô hình nhất thể hóa ở Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và một số bộ, ngành. Ví dụ như Bộ Công Thương đã sắp xếp lại một số đầu mối, hiện Bộ Công an cũng đang tích cực sắp xếp tổ chức bộ máy. Cần phải tổng kết thực tiễn đó để làm rõ những vấn đề về tổ chức. Phải coi công tác tổ chức là khoa học chứ không phải ý chủ quan muốn đặt ra tổ chức nào thì có tổ chức ấy.
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng. (Ảnh: P.V)
Trong quá trình thực hiện đổi mới, Đảng ta đã khi nào có biểu hiện nôn nóng, từ cực nọ nhảy sang cực kia không để Tổng Bí thư phải cảnh báo, thưa PGS?
- Trong lịch sử lãnh đạo của Đảng, Đảng đã nhiều lần tổ chức chỉnh huấn, chỉnh đốn, cái này chủ yếu trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị. Về tổ chức có sắp xếp bộ máy cũng có nhưng không phải là vấn đề trọng tâm. Có một lần chúng ta làm chỉnh đốn tổ chức gắn với đợt cải cách ruộng đất và có mắc sai lầm tả khuynh, gây ảnh hưởng nhất định. Từ bài học đó, sau này trong quá trình lãnh đạo, Đảng ta cũng đã rút kinh nghiệm để tránh xảy ra tả khuynh, hữu khuynh.
Trước đây thường chúng ta dễ mắc sai lầm tả khuynh. Tả khuynh nghĩa là anh áp đặt quá giới hạn hoặc cường điệu hóa cái gì đó, ví dụ như cường điệu hóa đấu tranh giai cấp, cường điệu hóa giải pháp nào đó...
Vừa qua chúng ta để bộ máy tổ chức phình ra lớn, biên chế tăng không giảm được bởi nhiều người đua nhau tìm cách vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước; có hiện tượng "chạy" công chức, rồi "chạy" chức, "chạy" quyền có thể gọi cái đó như là cực hữu. Nhưng để sửa chữa vấn đề này mà chạy sang cực tả, nghĩa là gạt hết, sắp xếp lại hết sẽ không ổn.
Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nếu không chú ý tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, liên thông, kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển sẽ khó đạt được mục tiêu thưa ông?
- Hội nghị Ban chấp hành T.Ư lần thứ 7 khóa XI (năm 2013) đã ra Nghị quyết về đổi mới toàn diện, đồng bộ hệ thống chính trị, nội dung bàn về sắp xếp, tổ chức bộ máy tại Hội nghị T.Ư 6 lần này cũng phải đảm bảo tính đồng bộ.
Bên cạnh sự đồng bộ là tính liên thông, tức là đổi mới từ trên xuống dưới, từ cấp T.Ư, Quốc hội, Chính phủ xuống cấp cơ sở. Đồng bộ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể, đồng bộ giữa cơ quan T.Ư và địa phương, đồng bộ giữa đổi mới hệ thống chính trị với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đây là vấn đề trước đây chúng ta cũng đã nhấn mạnh, nếu như thể chế kinh tế nhà nước thế này mà hệ thống chính trị thế kia, dẫn tới sự khập khiễng cản trở sự phát triển.
Một đồng bộ nữa là giữa cơ quan, tổ chức với đội ngũ cán bộ, công chức. Cơ quan tổ chức khi đã đổi mới cần đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ công chức phù hợp, nếu như đội ngũ lãnh đạo, quản lý, công chức không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi mới thì bộ máy vẫn trì trệ.
Xin cảm ơn ông (!)
"Phải chăng cần đặc biệt chú ý bảo đảm tính đổi mới, tổng thể, hệ thống, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; không nôn nóng từ cực nọ nhảy sang cực kia; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương; xử lý hài hoà mối quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Các nhiệm vụ và giải pháp đề ra phải phù hợp, khả thi, có lộ trình, bước đi vững chắc, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài, góp phần giải quyết những vấn đề thực tế đang đặt ra đối với tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị cũng như các tổ chức cụ thể của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là tổ chức bộ máy bên trong từng cơ quan, đơn vị. Phải chăng những việc nào đã rõ, đã chín thì kiên quyết làm ngay; việc nào chưa đủ rõ, quá phức tạp, ý kiến còn khác nhau nhiều thì tích cực nghiên cứu, mạnh dạn cho làm thí điểm rồi tổng kết, mở rộng dần?...".
Trích phát biểu khai mạc Hội nghị T.Ư 6 khóa XII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo Danviet
"Va đập, xung đột lợi ích khi tinh giản bộ máy là khó tránh khỏi" "Chúng ta nói nhiều về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nhưng nếu cứ để tổ chức bộ máy như hiện nay thì quyết tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là rất khó", TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ phân tích khi trao đổi với Dân Việt. TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng...