Bế mạc Hội nghị An ninh Munich 2024
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, sau 3 ngày hội nghị với hơn 200 sự kiện lớn nhỏ, hơn 900 đại biểu tham dự, trong đó có khoảng 50 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ, hơn 100 bộ trưởng cũng như đại diện của các tổ chức tư vấn, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp, Hội nghị An ninh Munich ( MSC) 2024 đã bế mạc vào ngày 18/2.
Toàn cảnh lễ khai mạc Hội nghị an ninh Munich, Đức, ngày 16/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
“Cùng thua” (Lose-Lose) là chủ đề của MSC 2024 và cũng là tiêu đề của Báo cáo an ninh thường niên 2024 của MSC, trong đó, các tác giả quan ngại do căng thẳng địa chính trị và bất ổn kinh tế ngày càng gia tăng, nhiều chính phủ không còn tập trung vào lợi ích của hợp tác toàn cầu. Thay vào đó, theo quan điểm của nhóm tác giả, nhiều quốc gia ngày càng lo ngại được hưởng lợi ít hơn từ hợp tác quốc tế so với các nước khác. Xu hướng này có thể ảnh hưởng đến hợp tác và làm suy yếu trật tự quốc tế hiện tại.
Tại MSC 2024, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã kêu gọi các đồng minh châu Âu tăng chi tiêu quốc phòng và đảm bảo viện trợ cho Ukraine. Berlin hiện là nhà tài trợ hàng đầu ở châu Âu cho Kiev và Chính phủ Đức mong muốn các nước châu Âu khác cùng hành động.
Thủ tướng Scholz cho biết Đức thường bị chỉ trích trong quá khứ vì không chi tiêu đủ cho quốc phòng nhưng sẽ đáp ứng mục tiêu của NATO là dành 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quân đội trong “những năm 2020, 2030 và sau đó nữa”. Ông cũng tuyên bố Berlin sẽ cung cấp cho Kiev thêm 7 tỷ euro viện trợ quân sự trong năm nay.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Đức cũng thừa nhận những khó khăn chính trị trong mục tiêu tăng ngân sách quốc phòng vào thời điểm kinh tế khó khăn, ngân sách eo hẹp.
Nhưng ông Scholz khẳng định khoảng 80% trong quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro dành cho quân đội Đức đã được thu xếp.
Hội nghị An ninh Munich: Diễn đàn mở rộng cho các nước Nam bán cầu
Theo phóng viên TTXVN tại CHLB Đức, Hội nghị An ninh Munich 2024 đã trở nên đa dạng hơn bao giờ hết với nhiều tiếng nói hơn từ các nước Nam bán cầu.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich lần thứ 60 ở Đức ngày 17/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Tầm nhìn và ý tưởng mới cho trật tự toàn cầu là một trong những khẩu hiệu của hội nghị an ninh lần thứ 60 này, dựa trên quan điểm không nên có "người thắng" hay "kẻ thua" giữa các quốc gia trên thế giới mà thay vào đó, mỗi quốc gia đều có thể hưởng lợi từ hợp tác quốc tế. Đó là lý do tại sao Hội nghị An ninh Munich 2024 đã mời đại diện từ các quốc gia Nam bán cầu, vốn là các nước thuộc địa cũ và đang phát triển, bên cạnh các đại biểu truyền thống từ các quốc gia công nghiệp hóa phương Tây. Các đại biểu đến từ châu Á, châu Phi hay Nam Mỹ đều tham gia thảo luận và có tiếng nói của mình, khiến hội nghị năm nay trở thành một diễn đàn đa dạng và công bằng hơn.
Cựu Ngoại trưởng Pakistan, bà Hina Rabbani Khar, lập luận rằng quan điểm của một khu vực khác là rất quan trọng khi xây dựng các chiến lược thay thế. Đây cũng là cách nhìn nhận của cựu Ngoại trưởng Kenya, Raychelle Omamo. Bà cho rằng càng có nhiều tiếng nói từ khắp nơi trên thế giới thì các cuộc thảo luận càng thú vị và các giải pháp càng phong phú.
Trọng tâm của Hội nghị An ninh Munich 2024 là về các cuộc xung đột hiện nay ở Trung Đông và Ukraine nhưng hội nghị cũng thảo luận cả vấn đề các quốc gia ở Nam bán cầu đang quay lưng lại với phương Tây. Biến đổi khí hậu và di cư do môi trường bị hủy hoại cũng là mối đe dọa toàn cầu được thảo luận tại hội nghị vì đây là một trong những vấn đề cấp bách nhất mà người dân trên thế giới phải đối mặt và đang tác động mạnh hơn đến các quốc gia ở Nam bán cầu.
Bà Ambika Vishwanath, đồng sáng lập và Chủ tịch của Sáng kiến Kubernein, một công ty tư vấn địa chính trị có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ, phát biểu: "An ninh không còn mang ý nghĩa giống như trước đây là chỉ về quốc phòng và quân sự nữa. Nó còn là về nước, thực phẩm, sức khỏe con người và tất cả những thứ đó đều có mối liên hệ với nhau".
Tuy nhiên, một số đại biểu vẫn cho rằng các vấn đề bảo vệ quyền con người chưa được lồng ghép đầy đủ vào các cuộc tranh luận thực tế và hội nghị vẫn bị các tổ hợp công nghiệp - quân sự chi phối.
Đức: Đáp ứng mục tiêu của NATO về chi tiêu quốc phòng là thách thức Bộ trưởng Tài chính Đức thừa nhận việc duy trì chi tiêu quốc phòng chiếm 2% GDP là mức lớn và đây là thách thức với nền kinh tế 'đầu tàu' của châu Âu. Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner. (Ảnh: Reuters) Ngày 16/2, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho rằng việc duy trì chi tiêu quốc phòng do Tổ...