Bé loét miệng, làm sao nhanh khỏi?
Chỉ một hoặc nhiều vết loét cùng lúc làm cho trẻ rất khó chịu, mệt mỏi, hay quấy khóc, khó ngủ và chảy nước miếng nhiều, bỏ ăn.
Loét miệng do virus Herpes thường mọc thành mảng, bên trong có nhiều nốt có bóng nước nhỏ li ti hay gặp 2 bên khoéo miệng, môi và vùng đấu mặt cổ, ít gặp bên trong miệng.
Virus thủy đậu ngoài gây các nốt bóng nước ở da cũng có thể gây các nốt bóng nước ở niêm mạc miệng. Khi nốt bong nước này bong ra cũng gây đau, rát, chảy nước miếng như loét miệng do nhiệt.
Bệnh tay chân miệng cũng có nốt loét ở miệng bệnh có thể sốt hoặc không, nốt loét thường có kích thước khoảng từ 2 – 3mm, xung quanh đỏ, ở giữa vàng nhạt. Các nốt bóng nước thường có ở hai bên mông, đầu gối, lòng bàn tay, khuỷu tay lòng bàn chân hoặc ở niêm mạc miệng.
Trẻ bị thiếu một số chất cần thiết như: vitamin PP, vitamin C, vitamin B12 cũng có thể dẫn đến loét miệng.
Ngoài ra những người có sức khỏe yếu hoặc suy giảm miễn dịch như trong bệnh AIDS, stress liên tục cũng có thể bị loét miệng.
Chăm sóc và điều trị loét miệng
Tốt nhất là các bà mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh để bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân gây loét từ đó có hướng điều trị thích hợp và cũng tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Có thể dùng thuốc bôi hoặc uống nhưng phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Video đang HOT
Hình minh họa
Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, nếu bé nhỏ có thể xay thức ăn. Đảm bảo thức ăn đủ chất dinh dưỡng, không ăn kiêng. Cho uống nhiều nước lọc, nước trái cây.
Vệ sinh răng miệng cũng rất quan trọng. Mặc dù miệng bé đau cũng phải vệ sinh răng miệng bằng nước muối pha loãng.
Phòng bệnh loét miệng cho trẻ
Cần cho trẻ ăn đủ các chất dinh dưỡng và bổ sung thêm nước trái cây mỗi ngày.
Vệ sinh răng miệng hàng ngày, ít nhất 2 lần/ngày.
Khám răng định kỳ.
Vệ sinh tay chân bé thường xuyên. Rửa sạch các đồ chơi cho trẻ.
Vệ sinh nhà cửa và môi trường.
Theo vietbao
Những lưu ý khi bé yêu thay răng
Thời điểm nào bé bắt đầu thay răng? Trong thời điểm bé thay răng nên vệ sinh răng miệng như thế nào? Lưu ý gì trong chế độ ăn uống với bé yêu?... Đó là những thắc mắc băn khoăn của không ít bậc cha mẹ khi con trẻ bước vào độ tuổi thay răng.
Thời điểm nào bé bắt đầu thay răng?
Thường thì thời điểm bé bắt đầu thay răng là khi bước vào độ tuổi từ 6 - 7 tuổi, cùng thời điểm này thì kích cỡ hàm cũng phát triển mạnh mẽ, đủ chỗ cho những chiếc răng có kích cỡ lớn hơn mọc lên thay thế.
Chiếc răng đầu tiên bị thay thế thường là hai chiếc răng cửa ở hàm dưới, tiếp đó sẽ là 2 chiếc răng cửa ở hàm trên và kế tiếp đó là những chiếc răng bên cạnh.
Cũng có không ít trường hợp bé thay răng sớm hơn thời điểm trên có thể nguyên nhân là do bé bị sâu, sún răng hoặc do gặp phải rắc rối nào đó về răng miệng.
Bạn nên đưa bé đi thăm khám răng nếu trong trường hợp răng bé thay sớm hơn bình thường, bạn sẽ nhận được những lời khuyên và tư vấn hữu ích trong trường hợp này.
Vệ sinh răng miệng thế nào trong thời điểm này?
Hình thành cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng rất quan trọng giúp cho trẻ có ý thức vệ sinh và loại trừ nguy cơ mắc các chứng bệnh liên quan đến răng miệng.
Trước hết là việc dạy trẻ cách đánh răng đúng cách, bạn hãy thực hiện cùng bé để trẻ cảm thấy vui thích hứng thú với thói quen này. Một ngày nên đánh răng 2 lần hoặc thậm chí là sau mỗi bữa ăn.
Chọn mua kem đánh răng cho bé cũng là vấn đề không ít các bậc cha mẹ băn khoăn. Theo lời khuyên của nha sĩ bạn nên chọn loại kem đánh răng có chứa thành phần florua để giúp răng chắc khỏe và ngừa sâu răng.
Hạn chế việc thu nạp quá nhiều đồ ăn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh đều gây tổn hại cho men răng.
Hướng dẫn trẻ dùng chỉ tơ nha khoa nếu thấy cần thiết.
Cần thay đổi chế độ ăn uống trong giai đoạn thay răng?
Điều này rất cần thiết bởi nếu được bổ sung đầy đủ dưỡng chất nói chung cho cơ thể và đặc biệt hàm lượng canxi thì quá trình mọc răng của bé sẽ nhanh hơn.
Ngoài ra, việc lựa chọn thực phẩm có vai trò quan trọng với bé trong giai đoạn này, giúp bé dễ nhai và ăn ngon miệng hơn, các bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên cho bé ăn các thực phẩm mềm thay vì những đồ ăn cứng. Hạn chế những loại thực phẩm giàu axit vì men răng của bé là một lớp mỏng, phủ bên ngoài hàm răng. Thực phẩm chứa axit đã được chứng minh răng có ảnh hưởng không tốt tới men răng.
Lưu ý: Hãy nhắc nhở bé không nên chạm tay hoặc đẩy lưỡi vào vị trí thay răng sẽ rất dễ gây nhiễm trùng và kéo dài thời gian mọc răng mới.
Một số trẻ khi thay răng thường có cảm giác đau đớn và chảy máu lợi. Trong trường hợp cần thiết bạn có thể cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau. Một số loại thuốc giảm đau nên được khuyên dùng là các loại có Ibuprofen, Acetaminophen.
Cuối cùng đừng quên đưa bé đến thăm khám răng miệng trong vòng 6 tháng/lần.
Theo vietbao
Ung thư vì kém vệ sinh răng miệng ! Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, vệ sinh răng miệng kém có thể làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh ung thư. Cuộc nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu với 1.390 người tình nguyện trong thời gian từ năm 1985 đến năm 2009. Tại thời điểm bắt đầu cuộc nghiên cứu, tất cả người tham gia được...