Bé khỏe nhờ mẹ
Bé phát triển thông minh và khỏe mạnh luôn là mong muốn của tất cả các bậc cha mẹ.
Yêu bé đúng cách ngay từ khi bắt đầu
Bào thai hình thành mang đến cho cuộc sống của những ông bố, bà mẹ những cảm giác hạnh phúc khác biệt. Tuy nhiên, những lo lắng cũng bắt đầu nảy sinh, bởi cha mẹ nào cũng muốn bé yêu của mình được lớn lên khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.
Các chế độ ăn uống bắt đầu được thiết lập. Bà mẹ nào cũng hiểu, con phải được cung cấp đầy đủ các loại vitamin: A, B, C, D, Sắt, Kẽm.v.v… Ngoài việc ăn các loại thực phẩm giàu vitamin, các mẹ còn chọn các loại sữa để bổ sung vitamin và khoáng chất cho bé. Hơn thế, thai nhi còn được nghe nhạc và được bố “thủ thỉ” dạy bảo từ rất sớm.
Kiến thức của cha mẹ rất cần cho một chế độ chăm sóc thai nhi hiệu quả. Việc ăn uống và sinh hoạt của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Các loại thực phẩm phải luôn tươi ngon và chế biến đúng cách. Rau quả héo sẽ làm mất vitamin C, gạo vo sạch quá làm mất vitamin B1, thức ăn nấu chín quá cũng làm giảm lượng vitamin… Hiểu được bản chất của dinh dưỡng cũng như có phương thức ăn uống, sinh hoạt khoa học, mẹ sẽ giúp bé yêu khỏe mạnh ngay từ khi còn nằm trong bụng.
Bé trưởng thành khỏe mạnh với kiến thức của cha mẹ
Video đang HOT
Niềm mong mỏi của cha mẹ là bé yêu chào đời khỏe mạnh và trưởng thành khôn lớn. Bé ăn gì, uống loại sữa nào lại tiếp tục khiến cha mẹ trăn trở.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng được bổ sung đầy đủ sẽ giúp bé khỏe mạnh cả về thể lực và trí lực. Mỗi giai đoạn phát triển, bé lại cần một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Hơn thế, mỗi loại thực phẩm lại có một chức năng nhất định. Nếu thiếu kiến thức về việc này, hoặc bố mẹ sẽ khiến bé bị dư thừa chất, hoặc ép bé ăn nhiều một loại thực phẩm cũng sẽ khiến bé trở nên biếng ăn và dễ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.
Các vitamin và khoáng chất có rất nhiều trong rau củ quả, dễ ăn và dễ chế biến giúp cha mẹ cho bé thật nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm thường ít được cha mẹ quan tâm, bởi tâm lý sợ chất tanh sẽ khiến bé đi ngoài như các loại cá biển và nội tạng động vật. Nhưng ít cha mẹ biết rằng, những loại thực phẩm đó rất giàu DHA (Docosa Hexaenoic Acid), một trong những sự lựa chọn không thể thiếu cho sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh ở trẻ nhỏ, đặc biệt cho các bé từ 1 tuổi trở lên.
Theo nghiên cứu của Drover năm 2009, trẻ được bổ sung đầy đủ DHA từ sớm sẽ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn nhóm trẻ không được bổ sung DHA. Được bổ sung đủ DHA còn giúp trẻ có biểu hiện thị lực tốt hơn, tương đương với xem nhiều hơn 1.5 dòng trên bảng thị lực. Bởi DHA chiếm 50% phospholipid võng mạc, ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển thị giác của trẻ. Trí nhớ, khả năng phân biệt, phân loại, khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ cũng được chứng minh là cao hơn 7 điểm so với những trẻ không được bổ sung DHA.
Nâng cao khả năng học hỏi của bé
Theo các chuyên gia, khả năng học hỏi của bé được đánh giá bởi 3 yếu tố CPM: Sự tập trung (Concentration), sự ghi nhớ (Memory) và khả năng giải quyết vấn đề (Problem Solving).
Ngoài giải pháp bổ sung DHA với hàm lượng đúng 17mg/100kcal đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi và 75mg đối với trẻ trên 12 tháng tuổi, cha mẹ nên kết hợp với các phương pháp giáo dục khoa học để giúp trẻ nâng cao khả năng học hỏi và chỉ số IQ (Intelligence Quotient).
Cha mẹ nên dành nhiều thời gian gần gũi để hiểu rõ tâm sinh lý của bé. Cùng bé tham gia vào các trò chơi mà bé yêu thích, kích thích khả năng tư duy của bé bằng cách hướng dẫn bé làm thay vì việc làm giúp bé.
Nâng cao khả năng học hỏi của bé đòi hỏi một quá trình ngay từ khi bé chào đời. Vì vậy, những kiến thức của cha mẹ sẽ giúp cả nhà có một hành trang đầy đủ trên con đường trưởng thành của bé.
Theo Dân trí
Rau ngót có gây hại cho bào thai không?
Dù rằng rau ngót là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất bổ ích cho mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm. Vấn đề này thực hư như thế nào đây?
Thành phần dinh dưỡng của rau ngót
Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng từ rau ngót cho thấy trong rau ngót có 5,3% protit, 3,4% gluxit, 2,4 tro, trong đó chủ yếu là canxi (169mg%), photpho (64,5mg%), Vitamin C (185mg%).
Rau ngót có nhiều axit min cần thiết. Ví dụ như trong 100g rau ngót có 0,16g lysin 0,13g metionin 0,05g tryp-tophan 0,25g phenylalalin, 0,34g treonin, 0,17g valin, 0,24g leuxin và 0,17g izoleucin ....
Rau ngót rất giàu dưỡng chất nhưng theo dân gian thì nó lại có thể gây nguy hiểm cho thai nhi
Ảnh hưởng của rau ngót với thai kỳ
Cho đến nay những nghiên cứu khoa học chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau đẻ, sau sảy, sau nạo chữa sót rau nhau bằng cách: Hái độ 40g lá rau ngót. Rửa sạch dã nát. Thêm một ít nước đã đun sôi để nguội vào. Vắt lấy chừng 100ml nước. Chia làm hai lần uống, mỗi lần cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.
Thực tế có nhiều bài thuốc để chữa chậm kinh và phá thai từ món rau ngót, nên món ăn từ rau ngót được cảnh báo là có hại cho thai kỳ mà thai phụ nên hạn chế ăn, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, con quý hiếm (thụ tinh trong ống nghiệm) thì nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao. Tốt nhất chờ đến khi sinh nở song bạn có thể thoải mái chế biến và thưởng thức món canh rau ngót, khi đó món canh rau ngót lại rất tốt cho bạn.
Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn một ít rau ngót luộc hay nấu canh. Tuy nhiên phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh ngộ độc.
Theo SKDS
Cảm lạnh, cảm cúm khi mang thai Khi mang thai, bất cứ một chứng bệnh gì cũng là điều đáng lo ngại đối với chị em. Mùa đông cộng với việc thai nghén làm suy yếu hệ miễn dịch, sẽ làm cho họ dễ mắc cảm lạnh, cảm cúm hơn. Cách để bảo vệ bản thân chống lại cảm Bạn có thể tăng hệ miễn dịch để chống cảm bằng...