Bẻ gẫy ý định phạm pháp để tội phạm không dám gây án (Kỳ cuối)
Đi trước tội phạm trong triển khai các phương án, kế hoạch phòng, chống, ngăn chặn, xử lý, luôn là yêu cầu của lãnh đạo Bộ Công an đặt ra đối với lực lượng CSHS, Công an các đơn vị, địa phương.
Không chỉ quyết liệt trấn áp, đấu tranh, các đơn vị phải nhìn nhận rõ tính chất, hành vi vi phạm của các đối tượng, có biện pháp giải quyết phù hợp, qua đó bẻ gẫy ý định phạm tội và tội phạm biết sợ, không dám phạm pháp.
Nhận diện rõ những nguy cơ
Tội phạm đường phố xét ở góc độ, khía cạnh nào đó chúng khá manh động. Đánh giá của Cục CSHS cho thấy, thậm chí, khi bị lực lượng Công an ngăn chặn, vây bắt, các đối tượng còn lao thẳng xe, chống trả lực lượng chức năng để giải cứu đồng bọn, hay tấn công gây thương tích cho cán bộ xử lý. Thậm chí, có vụ việc chúng còn đập phá phương tiện, công cụ, quay phim, livestream kích động, vu khống trên mạng xã hội gây hoang mang, bức xúc dư luận.
Một số đối tượng tội phạm đường phố bị bắt giữ, xử lý.
Phân tích nguyên nhân xảy ra những vụ việc trên, Cục CSHS chỉ ra, phần lớn là do mâu thuẫn giữa các cá nhân từ trước. Qua tìm hiểu, Công an huyện Đông Anh, TP Hà Nội là một trong những đơn vị kịp thời phát hiện, bắt giữ nhiều vụ việc thanh, thiếu niên gây rối trật tự công cộng, sử dụng vũ khí đi cướp tài sản.
Thượng tá Trần Thanh Tùng, Trưởng Công an huyện Đông Anh cho biết: Hầu hết những đối tượng này đều ở các quận, huyện lân cận, kéo nhau sang địa bàn huyện Đông Anh để giải quyết mâu thuẫn hoặc lợi dụng những tuyến đường vắng vẻ, xung quanh các khu công nghiệp nhằm cướp tài sản của người đi đường. Những đối tượng này đều bị Công an huyện Đông Anh trực tiếp hoặc phối hợp với các đơn vị chức năng nhanh chóng điều tra, truy xét, bắt giữ, xử lý nghiêm nhằm tạo tính răn đe, trấn áp.
Hiện nay, theo đánh giá của Cục CSHS, trong số những vụ án liên quan đến tội phạm đường phố còn có nguyên nhân do tranh giành địa bàn, bảo kê tệ nạn xã hội hoặc đòi nợ, siết nợ. Các đối tượng sử dụng mạng xã hội, thành lập những hội, nhóm mang tính chất tiêu cực, vi phạm pháp luật, từ đó kêu gọi nhau đi gây án, phạm pháp.
Không chỉ gây án trong thành phố, địa bàn nơi các đối tượng sinh sống, chúng còn kéo nhau đi sang tỉnh, thành khác để đánh nhau, gây rối. Nhiều vụ số lượng đối tượng tham gia đông như vụ 30 đối tượng ở Hải Dương điều khiển xe lạng lách, đánh võng mang hung khí để giải quyết mâu thuẫn.
Một số vụ việc khi điều tra, Cơ quan Công an xác định có cả đối tượng tiền án, tiền sự, truy nã, thành viên những ổ nhóm phạm pháp tham gia. Hung khí, vũ khí các đối tượng sử dụng thường là đao, kiếm, vũ khí tự chế trong đó có cả loại “bom” xăng, gạch, đá, được chúng chuẩn bị, cất giấu trước với số lượng lớn để gây án.
Thống kê của lực lượng Công an cho thấy, các vụ trọng án ngoài đường phố phần lớn do các đối tượng phạm tội lần đầu, mâu thuẫn bộc phát cá nhân, hoặc quẫn bách dẫn đến hành vi phạm tội. Từ ghi nhận thực tế đến số liệu thống kê, đánh giá của Cục CSHS, Công an các địa phương đều cho thấy, phần lớn đều các đối tượng đều do a dua, thông qua mạng xã hội để kêu gọi giải quyết mâu thuẫn.
Có nhiều đối tượng trong nhóm lên tới hàng chục tên nhưng không hề biết nhau. Tuy nhiên, khi được kích động, hô hào trên nhóm, mạng xã hội, chúng bất chấp các quy định của pháp luật, kéo nhau đi gây rối. Nhiều đối tượng thậm chí còn đang là học sinh, sinh viên, chính vì vậy không nằm trong diện quản lý, khó trong chủ động phát hiện, phòng ngừa. Bên cạnh đó, công tác quản lý, phòng ngừa đối tượng ngáo đá, tâm thần, hoang tưởng gặp khó khăn do gia đình đối tượng không hợp tác.
Công tác phối hợp, tham gia phòng ngừa tội phạm của các tổ chức đoàn thể, nhà trường tại địa phương còn chưa thật sự quyết liệt, vẫn còn có tâm lý ỷ lại vào lực lượng Công an, nhất là trong việc quản lý các nhóm thanh, thiếu niên hư. Cục CSHS cũng chỉ rõ một số nguyên nhân, tồn tại dẫn tới việc tội phạm đường phố có những lúc diễn biến phức tạp.
Phòng ngừa, đấu tranh từ sớm, từ xa
Xuyên suốt trong thời gian qua đó là sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an trên các mặt công tác, trong đó có nhiệm vụ đấu tranh, phòng, chống các loại tội phạm.
Video đang HOT
Chỉ lấy dấu mốc từ đầu năm 2020, khi dịch bệnh COVID-19 mới xuất hiện, bùng phát, từ việc nhận định tình hình kinh tế – xã hội, đánh giá quy luật và dự báo diễn biến tội phạm, Bộ Công an đã triển khai các giải pháp phòng, chống tội phạm về trật tự xã hội có tính chất “đi trước, đón đầu”, điển hình là ban hành Phương án số 03 ngày 16/8/2021.
Trong thời gian dịch bệnh và sau đó, Bộ Công an luôn chỉ đạo sát sao Công an các đơn vị, địa phương thực hiện những phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, tội phạm đường phố.
Nhận diện rõ những tồn tại, đồng thời chỉ ra để Công an các đơn vị, địa phương nắm được, chuyển hướng “đánh” tội phạm đảm bảo sát hơn, chắc hơn, đúng, trúng, hiệu quả hơn, Bộ Công an đã ban hành Phương án số 06 ngày 16/11/2021 về “xử lý, giải quyết một số tình huống cấp bách, phức tạp khi xảy ra các vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự xã hội”.
Trong Phương án số 06 này, lãnh đạo Bộ Công an đã vạch ra 7 tình huống cơ bản. Cục CSHS với vai trò “tư lệnh” trong đấu tranh phòng, chống tội phạm đã hướng dẫn Công an các đơn vị, địa phương thực hiện.
Năm 2021, 2022, Cục CSHS đã phối hợp với các trường trong CAND tổ chức những lớp tập huấn, diễn tập những tình huống trong Phương án 06 cho hàng trăm lãnh đạo cấp phòng, quận, huyện, đội trưởng thuộc Phòng CSHS Công an các địa phương.
Cùng với đó, lãnh đạo Bộ Công an, Cục CSHS còn ban hành Hướng dẫn số 06 ngày 15/12/2021 về “phòng, chống tội phạm xâm phạm trật tự xã hội”, trong đó hướng dẫn Công an các địa phương đấu tranh hiệu quả với các băng, nhóm tội phạm và nhóm đối tượng nằm trong diện tội phạm đường phố.
Tại một số địa phương xuất hiện tình trạng băng nhóm cướp, cướp giật tài sản mặc dù những đối tượng ít tuổi song thủ đoạn manh động, liều lĩnh, tấn công người đi đường. Ngày 13/5/2022, Bộ Công an đã ban hành Điện số 58 về phòng, chống tội phạm đường phố, trong đó tập trung phòng ngừa, đấu tranh với các băng, nhóm tội phạm, tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, lưu manh, côn đồ, đối tượng gây án có biểu hiện “ngáo đá”, tâm thần…
Sau khi ban hành những phương án, kế hoạch, điện chỉ đạo, cùng với việc triển khai những lớp tập huấn, nhiều đơn vị đã tổ chức diễn tập những tình huống trong phương án, phù hợp với tình hình trên địa bàn.
Đối với Phương án 06, kể từ khi Bộ Công an ban hành đến nay, Công an các địa phương đã cơ bản khắc phục những hạn chế trước đó, huy động lực lượng triển khai xử trí các tình huống, bảo vệ hiện trường, khám nghiệm, truy xét theo dấu vết nóng.
Công an các đơn vị, địa phương đã giải quyết 62 vụ án, vụ việc có tính chất cấp bách, phức tạp theo tình huống, đạt hiệu quả cao trong đấu tranh, phòng, chống, trấn áp tội phạm nói chung và tội phạm đường phố nói riêng.
Trung tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục CSHS cho biết, Cục CSHS đã trực tiếp có văn bản đề nghị Giám đốc Công an các địa phương và chỉ đạo hệ lực lượng tăng cường phòng, chống tội phạm đường phố, nhất là tình trạng băng, nhóm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án. Cùng với đó, các băng, nhóm, đối tượng sử dụng hung khí, vũ khí hỗn chiến, giải quyết mâu thuẫn.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, Cục CSHS phối hợp với Văn phòng Bộ Công an thành lập những đoàn công tác hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong việc triển khai thực hiện hiệu quả những phương án, kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm của lãnh đạo Bộ Công an đã ban hành. Ngoài lực lượng 141 của Công an TP Hà Nội, nhiều mô hình về đấu tranh phòng, chống tội phạm đường phố có hiệu quả cũng được Công an các tỉnh, thành phố triển khai.
Có thể kể tới như việc Công an TP Hồ Chí Minh triển khai Tổ công tác đặc biệt 363 trong tuần tra, phát hiện xử lý tội phạm đường phố. Thống kê của Công an TP Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2023 đến nay, có 76 tổ công tác đặc biệt này, đã kiểm tra 28.793 đối tượng, qua đó phát hiện 10.357 vụ việc, khởi tố 198 vụ, xử phạt hành chính 9.188 vụ; thu giữ nhiều vũ khí, công cụ hỗ trợ…
Hay như Công an TP Đà Nẵng có các tổ công tác 911, 161 của Công an Đồng Nai, 171 của Công an Bình Dương, 313 của Công an Nghệ An, 151 của Công an Hải Dương, 1311 của Công an Thừa Thiên – Huế… cũng thường xuyên tuần tra, kiểm tra, phát hiện, bắt giữ đối tượng mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, vũ khí, cướp, cướp giật tài sản, các băng, ổ nhóm sử dụng hung khí, vũ khí để giải quyết mâu thuẫn…
Thông tin với PV, Đại tá Lê Khắc Sơn, Trưởng phòng Trọng án, Cục CSHS cũng đánh giá, từ khi lãnh đạo Bộ Công an ban hành Phương án 06 và Điện số 58, đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm, qua đó tiếp tục kéo giảm số vụ phạm tội về trật tự xã hội so với năm 2019. Lực lượng CSHS đã triệt phá 729 băng nhóm tội phạm, đấu tranh từ sớm, từ xa, hiệu quả đối với các loại tội phạm và tội phạm đường phố.
Cũng theo lãnh đạo Cục CSHS, Bộ Công an đã đánh giá cao sự chuyển biến đặc biệt là nhận thức trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Công an các địa phương đã chủ động nhận diện những thay đổi của các loại tội phạm để xác định đúng với bản chất của tội phạm, qua đó góp phần răn đe vi phạm.
Cụ thể có thể kể tới như Công an Tiền Giang, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đấu tranh quyết liệt, hiệu quả với tội phạm cưỡng đoạt tài sản núp bóng doanh nghiệp, công ty luật; Công an Thanh Hóa đấu tranh hiệu quả với các băng nhóm tội phạm cướp, cướp giật tại nơi tập trung đông người.
100% các vụ cướp ngân hàng đều được Công an các địa phương điều tra bắt giữ đối tượng gây án trong thời gian nhanh nhất. Công an các đơn vị, địa phương quyết liệt xử lý nghiêm theo quy định những hành vi của băng, nhóm thanh, thiếu niên tụ tập giải quyết mâu thuẫn, gây rối trật tự công cộng…
Công an TP.HCM triệt phá nhiều tổ chức tội phạm lớn
Công an TP.HCM cho biết, trong năm 2022, đã triệt phá nhiều đường dây, tổ chức tội phạm lớn, mang tính tiêu biểu của cả nước.
Chiều 28-12, Công an TP.HCM tổ chức buổi Gặp mặt báo chí thông báo tình hình, kết quả công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong năm 2022 dưới sự chủ trì của đại tá Lê Quang Đạo, Phó Giám đốc Công an TP.HCM.
Công an TP.HCM tiếp tục kéo giảm phạm pháp hình sự
Theo Công an TP.HCM, trong năm 2022, tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TP được đảm bảo. Số vụ phạm tội về TTXH được kéo giảm (-156 vụ); đã điều tra khám phá 3171 vụ (74,33%), bắt 4972 người; triệt phá nhiều đường dây, tổ chức tội phạm lớn, mang tính tiêu biểu của cả nước.
Đại tá Lê Quang Đạo, Phó Giám đốc Công an TP.HCM thông tin đến báo chí trong buổi gặp mặt. Ảnh: NT
Cụ thể như triệt phá nhiều đường dây, tổ chức cá độ bóng đá qua mạng với số tiền giao dịch hơn 700 tỉ đồng; triệt phá các tổ chức cho vay với thủ đoạn "khủng bố" người vay và người thân...
Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà, Phó Phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết, hầu hết các vụ án nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận quan tâm đều được Công an TP điều tra khám phá, truy bắt nhanh các đối tượng gây án.
"Tuy nhiên, tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe con người vẫn còn xảy ra, nhất là tội phạm giết người, giết người thân do mâu thuẫn bột phát, mâu thuẫn tình cảm gia đình với hành vi dã man, mất nhân tính, gây bức xúc dư luận" - lãnh đạo Phòng Tham mưu nói.
Thượng tá Nguyễn Ngọc Hà, Phó Trưởng Phòng tham mưu, Công an TP.HCM thông tin đến cơ quan báo chí. Ảnh: NT
Trong năm, tội phạm xâm phạm sở hữu (cướp, cướp giật, trộm tài sản) được kéo giảm mạnh (so với năm 2019 giảm 279 vụ). Tội phạm mua bán người từ Việt Nam sang Campuchia rộ lên trong thời gian gần đây, bằng thủ đoạn hứa hẹn "việc nhẹ, lương cao" để dụ dỗ, lôi kéo các nạn nhân.
Trong năm 2022, ghi nhận 4.266 vụ phạm tội về trật tự xã hội (so với năm 2019 giảm 156 vụ, tương ứng giảm 3,53%; so với năm 2021 tăng 295 vụ, tương ứng 7,43%).
Về ma túy, trong năm 2022, Công an TP đã đấu tranh, khám phá 1,294 vụ, bắt giữ 4.074 đối tượng (so với năm 2019 giảm 354 vụ, tăng 149 người; so với năm 2021 giảm 03 vụ, tăng 1.717 người). Công an thu giữ tang vật: 91,694kg Heroin; 313,486g Cocain; 147,414kg Cần sa; 757,016kg Ma túy tổng hợp; 12 khẩu súng; 127 viên đạn; 6 dao tự chế; 18 ô tô; 663 xe máy...
Nổi lên nhiều thủ đoạn phạm pháp về kinh tế
Về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, trong năm 2022, Công an TP đã phát hiện, xử lý 2.569 vụ với 1.262 người... thu giữ hàng hóa vi phạm hơn 259,7 tỉ đồng.
Đại diện nhiều cơ quan thông tấn báo chí tham dự buổi gặp mặt. Ảnh: NT
Theo Công an TP.HCM trong năm, nổi lên một số phương thức, thủ đoạn hoạt động vi phạm pháp luật về kinh tế như: "Thông đồng, móc ngoặc giữa chủ đầu tư, nhà thầu, không thực hiện thủ tục đấu thầu theo quy định, chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu, mua hàng hóa trước, sau đó mới lập hồ sơ chào thầu cạnh tranh, hồ sơ chỉ định thầu nhằm hợp thức hóa; lập chứng từ mua bán lòng vòng để nâng khống giá hàng hóa nhằm tham nhũng, trục lợi.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn không thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng các nguồn thu, chi hoặc tiền, tài sản nhà nước trong các hoạt động kinh tế nhằm chiếm đoạt hoặc gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước; hành vi lập khống chứng từ nhằm chiếm đoạt tiền tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; hành vi lập khống các hợp đồng kinh tế, cấu kết với các cán bộ ngân hàng chiếm đoạt vốn vay; nhân viên ngân hàng giả chữ ký, lập khống chứng từ để chiếm đoạt tài sản khách hàng...
Trong năm, Công an TP.HCM cũng phối hợp với lực lượng Kiểm tra liên ngành VH-XH các cấp kiểm tra, đề xuất xử lý triệt để các cơ sở kinh doanh không phép, "biến tướng", không đảm bảo điều kiện về an toàn PCCC, gây mất an ninh, trật tự và an toàn xã hội; để người khác lợi dụng sử dụng trái phép chất ma túy ngay trong cơ sở kinh doanh, nhận cầm cố tài sản do người khác phạm tội mà có...
Công an TP cũng đã kéo giảm mạnh tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa ở cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương). Ghi nhận xảy ra 2.011 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 630 người chết, 1.321 người bị thương; 3 vụ tai nạn trên tuyến đường sắt, làm 3 người chết (giảm 2 vụ, giảm 3 người chết); 3 vụ tai nạn trên tuyến đường thủy nội địa, làm 2 người chết (giảm 3 vụ, tăng 1 người chết).
Trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an TP đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, qua đó đã kiềm chế, kéo giảm số vụ cháy so với cùng kỳ năm 2019 và 2021.
Tuy nhiên, dù được kiềm chế, kéo giảm nhưng vẫn diễn biến phức tạp tại các cơ sở sản xuất, nhà đơn lẻ của người dân. Ghi nhận xảy ra 195 vụ cháy, làm chết 4 người, bị thương 13 người, thiệt về tài sản hại 124 vụ ước tính 39,2 tỷ đồng, 71 vụ chưa ước tính được thành tiền (so với năm 2019 giảm 147 vụ - tương ứng 44,52%, giảm 7 người chết, so với năm 2021 giảm 16 vụ - tương ứng 7,58%, giảm 22 người chết, giảm 23 người bị thương).
Trong thời gian tới, Công an TP.HCM cũng tập trung vào 6 công tác trọng tâm. Nổi bật như: Tiếp tục trấn áp mạnh tội phạm có tổ chức, nhất là tội phạm liên quan "tín dụng đen", tội phạm sử dụng vũ khí, vật liệu nổ gây án; tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội; tội phạm xâm phạm sở hữu (trộm cắp, cướp, cướp giật, lừa đảo chiếm đoạt tải sản); gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích (sau khi sử dụng rượu, bia) các tệ nạn cờ bạc, đá gà, mại dâm... tạo môi trường xã hội lành mạnh góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.
Bên cạnh đó là tập trung nắm tình hình, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tín dụng ngân hàng; đầu cơ, buôn lậu, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng, làm giả, thao túng giá vàng, ngoại tệ trên địa bàn thành phố, tung tin thất thiệt gây rối loạn thị trường vào thời điểm cuối năm.
Công an cũng tăng cường tuần kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, nhất là các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn và ùn tắc giao thông (sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, đi quá tốc độ, phóng nhanh, vượt ẩu...).
Kéo giảm cơ bản tội phạm và tệ nạn xã hội ở Đông Hà Với mục tiêu xây dựng địa bàn không có ma túy, cờ bạc và "tín dụng đen", Công an TP Đông Hà (Quảng Trị) đã triển khai thực hiện mục tiêu này đến 9 phường, 62 khu phố trên địa bàn, bước đầu đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Ông Hồ Sỹ Trung, Chủ tịch UBND TP Đông Hà cho biết, trước...