Bẻ gãy “3 mặt trận” của Trung Quốc
Nhiều nước có lợi ích về thương mại và tự do hàng hải trên biển Đông nên Việt Nam cần tận dụng điều này để quốc tế hóa xung đột
Phó đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Vương Dân đã gửi một “bản tuyên cáo lập trường” lên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon vào ngày 9-6 về giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) và còn yêu cầu ông phân phát cho 193 thành viên của đại hội đồng.
Vừa ăn cướp vừa la làng
Trong báo cáo, Bắc Kinh trắng trợn vu khống Việt Nam xâm phạm chủ quyền và can thiệp “trái phép” hoạt động của giàn khoan bằng cách “điều động tàu có vũ trang” và cho tàu “đâm vào tàu Trung Quốc” cũng như điều người nhái, thả chướng ngại vật…
Theo trang Rappler (Philippines), diễn biến này rất bất thường bởi Trung Quốc luôn bác bỏ sự dính líu của bên thứ ba và muốn giải quyết song phương các tranh chấp ở biển Đông.
Phóng viên trên tàu Cảnh sát biển Việt Nam tiến đến khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép vào cuối tháng 5-2014, Ảnh: CNN
Đây có thể là một biểu hiện trong chiến lược “chiến tranh 3 mặt trận” – gồm tấn công tâm lý, truyền thông và pháp lý – mà ông Hồ Thụy Chu, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh thuộc Trường ĐH Chính trị Quốc lập (Đài Bắc), phân tích trên tờ Want Daily (Đài Loan) hôm 9-6. Theo ông, chính sách này vốn được Trung Quốc áp dụng cho eo biển Đài Loan nhưng nay chuyển sang biển Đông.
Trên mặt trận pháp lý, Trung Quốc đang bị Philippines kiện ra tòa án quốc tế. Tuy tuyên bố không hầu tòa nhưng theo ông Hồ Thụy Chu, Bắc Kinh vẫn phải chứng thực các yêu sách chủ quyền trên biển Đông thông qua các kênh không chính thức. Đây là điều bất khả thi với Trung Quốc bởi ngày càng có nhiều quốc gia, tổ chức và học giả quốc tế phản bác “đường lưỡi bò” tham lam “liếm” gần trọn biển Đông.
Ngày 7-6 vừa qua, thẩm phán Antonio T.Carpio thuộc Tòa án Tối cao Philippines đã dùng chính những bản đồ của Trung Quốc để khẳng định: “Tất cả bản đồ cổ này cho thấy phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc luôn luôn chỉ có đảo Hải Nam”.
Theo ông Carpio, Bắc Kinh tuyên bố bãi ngầm James (gần Malaysia) là lãnh thổ cực nam của nước này nhưng chắc chắn chưa có người Trung Quốc nào từng đến đó.
Phản tác dụng
Đuối lý, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh cuộc chiến tâm lý nhằm can thiệp vào khả năng ra quyết định của đối phương – theo phân tích của một số chuyên gia trên trang Asia Times. Cụ thể, Trung Quốc có thể ban hành các lệnh cấm thương mại đối với Việt Nam, tương tự cấm xuất khẩu đất hiếm cho Nhật Bản năm 2010 và cấm nhập khẩu chuối từ Philippines vào năm ngoái.
Tuy nhiên, làm vậy cũng tức là Trung Quốc đối mặt với nguy cơ tự đem hơn 20 năm ngoại giao nhằm xây dựng mối liên kết kinh tế với Đông Nam Á đổ sông đổ biển.
Video đang HOT
Theo tác giả Việt Long viết trên trang Vietnam , kinh tế Trung Quốc cũng đang chịu những ảnh hưởng nhất định khi chỉ số Hang Seng China Enterprises’ sụt giảm 13% và trở thành chỉ số giảm mạnh nhất thế giới trong tháng 5; đồng nhân dân tệ cũng giảm 2,8% so với USD và chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10-2012.
Tệ hại hơn, trên mặt trận truyền thông, bất chấp những nỗ lực vào vai nạn nhân, hình ảnh Trung Quốc trên mặt báo quốc tế dần rõ nét là một cường quốc hiếu chiến, chủ động gây hấn với láng giềng.
Trao đổi với TTXVN, TS Edward Miller – giảng viên Trường ĐH Dartmouth (Mỹ) – cho rằng lợi thế của Việt Nam hiện nay là sự ủng hộ của công luận quốc tế. “Nhiều người nhận ra Trung Quốc đang theo đuổi mô hình bành trướng trên biển. Điều này khiến cộng đồng quốc tế nghi ngờ Trung Quốc” – ông Miller nói.
Theo ông, biển Đông là nơi mà nhiều nước có lợi ích về thương mại và tự do hàng hải nên Việt Nam cần tận dụng điều này để quốc tế hóa xung đột, gia tăng sức ép quốc tế lên Trung Quốc.
Chuẩn bị của Mỹ
Trang web Washington Free Beacon hồi tháng 3 vừa qua đã dẫn báo cáo “Trung Quốc: Chiến tranh 3 mặt trận” của Lầu Năm Góc, trong đó nêu rõ mục đích của chiến lược này là đẩy Mỹ ra khỏi châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc càng hung hăng thì càng bị cô lập và tạo điều kiện cho Mỹ “xoay trục”. Bằng chứng là không chỉ đồng minh mà cả các nước trong khu vực đang ủng hộ Mỹ hiện diện nhiều hơn.
Báo cáo nêu trên cũng đề ra các biện pháp đối phó, bao gồm: tăng cường hoạt động pháp lý và ủng hộ các diễn đàn chính trị khu vực; tiếp tục điều máy bay và tàu chiến giám sát, thậm chí tăng cường tập trận hải quân và “bảo đảm tự do hàng hải” trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc lẫn các vùng biển có tranh chấp; đẩy mạnh các chiến dịch ngoại giao ở châu Á như mở rộng đầu tư, phát triển và trao đổi quân sự.
Bắc Kinh phải rút giàn khoan!
Trong cuộc họp báo quốc tế qua điện thoại chiều 10-6, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách châu Á – Thái Bình Dương Daniel Russel tuyên bố: “Trung Quốc phải rút giàn khoan! Chúng tôi không nói ai đúng ai sai nhưng việc rút giàn khoan sẽ tạo cơ hội cho tiến trình ngoại giao nhằm hạ nhiệt căng thẳng trên biển Đông”.
Chủ trì cuộc họp báo từ Rangoon – Myanmar với phần lớn các câu hỏi xoay quanh căng thẳng trên biển Đông sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép và không ngừng gây hấn ở vùng biển Việt Nam, ông Russel khẳng định rất thất vọng vì hành động của Bắc Kinh và nhấn mạnh đó là việc không nên xảy ra.
Mặc dù khẳng định Washington không nghiêng về Hà Nội hay Bắc Kinh trong vấn đề biển Đông nhưng ông Russel thừa nhận Việt Nam đã khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ lâu. Ngoài ra, Việt Nam đã và đang thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực được công nhận là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của mình.
Trước câu hỏi về mức độ can thiệp của Mỹ theo tuyên bố của Tổng thống Barack Obama hồi cuối tháng 4 rằng căng thẳng trên biển Đông có thể buộc quân đội Mỹ vào cuộc, ông Russel nói tuyên bố này không đi vào các trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh một lần nữa những cam kết mà ông chủ Nhà Trắng đã lặp lại nhiều lần với các đồng minh trong chuyến công du 4 nước châu Á vừa qua.
Nhắc đến việc Tòa Trọng tài Thường trực (trụ sở tại The Hague – Hà Lan) yêu cầu Trung Quốc trả lời đơn kiện của Philippines liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông vào cuối năm 2014, ông Russel nói: “Đây là cơ hội quan trọng để Trung Quốc giải tỏa những mập mờ xung quanh đường 9 đoạn của mình”.
Cuộc họp báo có sự tham gia của nhiều phóng viên khu vực, trong đó có Việt Nam, Singapore…
Cùng ngày, trong khuôn khổ các cuộc họp SOM ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác được tổ chức tại Myanmar đã diễn ra cuộc họp Đối thoại ASEAN – Mỹ lần thứ 27.
Đề cập tình hình biển Đông, phía Mỹ cho biết nước này phản đối các hành động đơn phương, sử dụng sức mạnh để thay đổi nguyên trạng, áp đặt yêu sách chủ quyền lãnh thổ; đồng thời ủng hộ mạnh mẽ các nguyên tắc về việc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC). Phía Mỹ cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần phải đàm phán thực chất để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) mang tính ràng buộc.
Trưởng SOM Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh, nêu rõ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép và đưa nhiều tàu hộ tống bảo vệ, xâm phạm sâu trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, liên tục có các hành động gây hấn, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, DOC.
Việt Nam cực lực phản đối các hành động xâm phạm nêu trên, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và vùng biển của mình song kiên trì đối thoại và sử dụng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo Tri Thức
Đã đến lúc "gươm không thể tra vào vỏ"?
"Nếu mấy người (Mỹ) muốn xem Trung Quốc như kẻ thù thì Trung Quốc chắc chắn sẽ trở thành kẻ thù của Mỹ" - thiếu tướng Trung Quốc Chu Thành Hổ đốp chát Mỹ tại Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á lần thứ 13 (Đối thoại Shangri-La, từ 30/5 đến 1/6/2014). Căn cứ vào mức độ căng thẳng giữa Mỹ - Nhật và Trung Quốc thời gian qua, dường như gươm của tất cả các bên đã rút ra khỏi vỏ, quyết liệt, dứt khoát và không thể tra vào...
Bắc Kinh: bằng mọi giá phải hất Mỹ khỏi châu Á
Bất luận cuộc khủng hoảng giàn khoan Hải Dương 981 kết thúc như thế nào, thế giới khó có khả năng trở lại như thời điểm trước 2014. Hai trục đối kháng đã định hình: MỹNhật và TrungNga. Trong khi Mỹ kéo thêm Australia (Hàn Quốc...) thì Trung Quốc đang lôi vào Iran (Pakistan...). Sự kiện CrimeaUkraine càng khoét sâu và làm giãn rộng khoảng cách giữa hai trục. Các cuộc tranh cãi bốp chát nảy lửa giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như biện pháp cứng rắn của Washington đối với Kremlin, cho thấy các bên đã đến một ngưỡng mà bây giờ chỉ còn nước đi tới chứ không thể quay lùi.
Mục tiêu của Trung Quốc, như nhận định từ Hugh White (cựu viên chức quốc phòng Australia và hiện là giáo sư nghiên cứu chiến lược Đại học quốc gia Australia, người từng làm việc chặt chẽ với Washington) là chứng tỏ cho Washington thấy rằng, nếu Mỹ muốn duy trì mối quan hệ đồng minh tại châu Á thì họ phải chấp nhận sự rủi ro đụng độ với Bắc Kinh. Nói cách khác, Trung Quốc đang cố tình gây ra các vụ phá rối châu Á để cho thấy Mỹ khó có thể duy trì vị trí tại châu Á khi vừa cố quan hệ tốt với Trung Quốc (trong vấn đề kinh tế) vừa tiếp tục giữ lại các giềng mối với đồng minh khu vực.
Trung Quốc đang đánh cược với Mỹ, nước đang mệt mỏi và có khuynh hướng lo giải quyết các vấn đề nội địa, rằng họ sẽ đến một ngày chùn bước và nhường vị trí ảnh hưởng truyền thống tại châu Á cho Trung Quốc. Trong buổi nói chuyện tại Hội thảo về các giải pháp tương tác và xây dựng niềm tin tại Thượng Hải ngày 19/5/2014, Tập Cận Bình cũng đã "vạch ra" một "chiến lược an ninh châu Á" trong đó không có Mỹ.
Đến giờ đã có thể khẳng định rằng, tại sao Trung Quốc chọn thời điểm này để tạo ra cuộc khủng hoảng giàn khoan? Có thể nói: Trung Quốc đã lặng lẽ quan sát cách Mỹ "chơi" Nga, bằng đòn cấm vận, khiến Nga rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn. Thời cơ vàng! Lập tức, Bắc Kinh gây chấn động khu vực bằng sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, rồi không chần chừ, giang tay "cứu" Kremlin bằng hợp đồng khí đốt trị giá 400 tỉ USD, tức thì biến Nga thành đồng minh hậu thuẫn trong cuộc đối đầu Mỹ.
Nói đến chiến lược xây dựng đồng minh, Trung Quốc còn liên kết với các nước không thân thiện Mỹ trong đó có Iran và Syria. Trung Quốc từng tổ chức các cuộc tập trận với sự tham gia của Iran và Nga. Bắc Kinh thậm chí đang lôi kéo một thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ. Quan hệ Trung Quốc - Thổ Nhĩ Kỳ, theo The Diplomat (31/5/2014), ngày càng nồng ấm. Mậu dịch song phương tăng từ khoảng 1 tỉ USD năm 2000 lên 19,5 tỉ USD năm 2010. Hai nước còn tham gia các cuộc huấn luyện bay trong đó có chiến đấu cơ SU-27 của Trung Quốc và F-16 của Thổ. Năm 2009, Abdullah Gl trở thành Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên đến Trung Quốc trong 14 năm; trong khi Thủ tướng Recep Tayyip Erdoan bày tỏ việc gia nhập Tổ chức hợp tác Thượng Hải. Tháng 4/2012, hai nước ký một hiệp định liên quan hạt nhân. Ví dụ minh họa rõ nữa là việc Thổ quyết định chọn hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 của Trung Quốc chứ không phải của NATO hay Nga.
Washington: bất luận thế nào cũng phải ở lại
Trong khi đó, Mỹ làm gì? Chính sách xoay trục của Mỹ dường như chẳng có tác dụng gì, nếu xét rằng nó được thiết kế để kiềm chế Trung Quốc. Bài diễn văn về chính sách đối ngoại đọc tại Trường võ bị West Point của Obama ngày 28/5/2014 đã bị giới bình luận lẫn chính khách Mỹ chỉ trích nặng nề. Trên The Diplomat (2/6/2014), Alex Ward (thuộc Trung tâm an ninh quốc tế Brent Scowcroft của Hội đồng Đại Tây Dương), đặt tít bài viết là "Chẳng có cái gì gọi là học thuyết Obama cả. Chấm hết".
Trên Chicago Tribune, Charles Krauthammer đánh giá đó là bài diễn văn về chính sách đối ngoại "rỗng tuếch". Tóm lại, nó chẳng có gì mới nhiều so với chính sách đối ngoại từ trước đến giờ của ông Obama, đặc biệt trong vấn đề can thiệp bằng quân sự, đại loại không sử dụng nắm đấm bừa bãi và chỉ động dao động thớt khi nào quyền lợi Mỹ bị trực tiếp đe dọa.
Trung tướng Trung Quốc Vương Quán Trung và Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov tại Đối thoại Shangri-La 2014
Quan sát từng diễn biến khu vực và phản ứng của Washington vài năm trở lại đây, đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng giàn khoan, sẽ thấy rằng Washington, khi thiết kế chính sách xoay trục, chỉ tập trung mạnh vào việc tăng cường phòng thủ cho các đồng minh chủ lực, chứ không phải nhằm tạo ra một hệ thống an ninh quốc phòng phủ sóng Châu ÁThái Bình Dương. Obama không phải là Bush. Nước Mỹ không còn nhiều tiền để làm điều đó, vả lại, dân Mỹ cũng đã ngán cảnh tiền thuế của họ bị xén cho chuyện bao đồng. Chính sách xoay trục, gút lại, được thiết kế một phần để nhấn mạnh mối đe dọa "rõ ràng và hiển hiện" từ Trung Quốc. Trong thực tế, Mỹ có thể đã cố tình phản ứng "chậm một bước" để tạo "điều kiện" cho Trung Quốc chứng minh chính họ là những kẻ phá hoại an ninh khu vực, tạo ra thêm bằng cớ và cái xác tín "tôi-đã-nói-thế-rồi", để cuối cùng dẫn đến kết quả là Trung Quốc bị cô lập và châu Á không còn lựa chọn nào khác là theo Mỹ.
Nếu điều này đúng thì Mỹ là những tay chơi cờ bậc thầy. Họ đã nghĩ ra trước những nước cờ cần phải đánh và đánh như thế nào vào thời điểm nào. Họ "đi trên đầu" Trung Quốc về mưu mô chính trị, về việc thiết kế và định hình được một cục diện tương lai trước nhiều thập niên, cho đến khi vào một thời điểm nào đó, các kế hoạch bành trướng Trung Quốc đều phá sản và Trung Quốc buộc phải cài số lùi trở về vạch xuất phát như vào giai đoạn khép nép "cún con" - "ẩn mình chờ thời"... Nếu giả định trên không đúng thì chỉ có thể nói rằng, Mỹ đã phạm một sai lầm chính trị không thể chấp nhận được, khi không khống chế Trung Quốc ngay từ đầu; và cái giá phải trả chắc chắn phải là nhường châu Á lại cho Trung Quốc, miễn mặc cả!
Tuy nhiên, nói cho công bằng, Mỹ cũng đã bắt đầu tăng nhịp. Ngày 5/2/2014, lần đầu tiên, Mỹ bác bỏ đường lưỡi bò (tường trình của trợ lý thứ trưởng ngoại giao đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương Danny Russel trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện). Ngày 24/4/2014, lần đầu tiên, một tổng thống Mỹ tuyên bố giúp Nhật bảo vệ Senkaku (10 năm trước, thứ trưởng ngoại giao Richard Armitage từng nói, Hiệp ước An ninh song phương Mỹ - Nhật "quy định rằng, bất kỳ cuộc tấn công nào vào Nhật, hay các lãnh thổ nằm dưới sự quản lý hành chính của Nhật, đều được xem như là một cuộc tấn công vào nước Mỹ"). Ngày 19/5/2014, lần đầu tiên, Bộ Tư pháp Mỹ tố cáo các chiến dịch tin tặc và đánh cắp thông tin của quân đội Trung Quốc... Đó là thái độ có phần chủ động của Mỹ so với các phản ứng trước đó chủ yếu dựa vào từng hành vi của Trung Quốc. Giờ là "công" chứ không phải "thủ". Điều đó cũng đúng với những nước châu Á đang nằm dưới sự khống chế Trung Quốc.
Vai trò lớn dần của Nhật
Có hai vấn đề nữa khiến có thể nghĩ rằng, 2014 là năm bản lề của sự thay đổi chính trị khu vực. Thứ nhất, Trung Quốc với tình trạng "khủng bố" Tân Cương mỗi lúc mỗi nghiêm trọng. Chưa bao giờ Trung Quốc chứng kiến làn sóng "khủng bố Tân Cương" dữ dội đến vậy. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến sức mạnh chính trị bên trong Trung Quốc. Và thứ hai, đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ với vai trò thủ lĩnh châu Á của Nhật.
Thủ tướng Shinzo Abe với vai trò đưa nước Nhật lên vị trí "thủ lĩnh châu Á"
Chiến dịch xây dựng "liên minh" chống Trung Quốc của Nhật, nếu có thể gọi bằng từ này, đã được Thủ tướng Shinzo Abe thực hiện ráo riết. Ngay trong năm đầu ngồi ghế thủ tướng, Shinzo Abe đã đến 30 quốc gia trong đó có tất cả các nước ASEAN, với cam kết viện trợ và đầu tư 20 tỉ USD cho các nước ASEAN trong 5 năm (Bloomberg 25/2/2014). Trong chuyến kinh lý Myanmar ngày 26/5/2013, Thủ tướng Shinzo Abe đã hủy khoản nợ 1,8 tỉ USD và hứa cho vay 500 triệu USD cho nước này (The Economist 1/6/2013)...
Tại Đối thoại Shangri-La 2014, Thủ tướng Shinzo Abe nói, Nhật giờ đây sẵn sàng đóng một vai trò lớn hơn trong "phòng vệ tập thể" tại Châu ÁThái Bình Dương để đối mặt với mối đe dọa nguy hiểm nhất đến từ Trung Quốc (Tokyo loan bố cung cấp tàu tuần duyên cho Việt Nam, Philippines và Indonesia). Vốn dĩ trước nay luôn có sức ảnh hưởng trong khu vực nhờ chính sách "quyền lực mềm" rất thành công, lần này không chỉ "quyền lực mềm", Tokyo đang mang đến cả "quyền lực cứng"!
Bất luận thế nào, việc hình thành hai phe chủ lực Mỹ - Nhật và Trung - Nga là điều không thể phủ nhận. Các nước khu vực chắc chắn đang quan sát sự hình thành hai trục và diễn biến các động thái tiếp theo. Tìm một sự cân bằng giữa ảnh hưởng của hai phe là không dễ. Liệu việc chơi với cả hai phe có "bình thường" như được nghĩ? Trong kinh tế, "phe phái" không thật sự quan trọng, nhưng nếu xét đến quân sự và an ninh quốc gia, sự chọn lựa chắc chắn không còn thoải mái. Theo logic thông thường, sự chọn lựa của nước yếu là đứng về bên nào bảo vệ mình chứ không phải phía bên đang đánh mình. Muốn hay không, nước nhỏ cũng bị ảnh hưởng từ các tính toán của nước lớn.
Theo Năng Lượng Mới
Sự thật đằng sau vụ tiêm kích Trung Quốc áp sát máy bay Nhật ở biển Hoa Đông Một số chuyên gia cho rằng những vụ chiến đấu cơ Trung Quốc áp sát máy bay quân đội Nhật ở biển Hoa Đông xảy ra gần đây xuất phát từ việc Bắc Kinh muốn khiêu khích Tokyo, nhưng các quan chức Nhật cho biết nguyên nhân không đơn giản như vậy. Một máy bay chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay sát...