Bé gái tổn thương não từ thuở bào thai
Sản phụ 29 tuổi, mang thai tuần thứ 28 siêu âm phát hiện não thai nhi bất thường, đến 37 tuần thai phải sinh mổ để cứu em bé.
Ảnh minh họa
Người phụ nữ theo dõi thai kỳ ở phòng khám tư, tới tuần thứ 37 mới đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội điều trị. Bác sĩ chẩn đoán thai nhi có nang màng nhện não trái đè, đẩy nhu mô não sang bên phải, nhịp tim thai chậm. Ngày 22/2, bác sĩ phát hiện thai nhi xuất hiện ổ dịch lớn ở khoang dưới nhện bán cầu não trái, kích thước 99×46 mm, là nguyên nhân gây đè đẩy nhu mô não hai bên.
Các bác sĩ chẩn đoán thai nhi nguy cơ suy hô hấp và rối loạn nhịp tim ngay sau sinh, gặp các di chứng do nang chèn ép vào các vùng chức năng thị giác, vận động, hô hấp… Sản phụ cần được phẫu thuật sớm để giữ tính mạng em bé.
Video đang HOT
Chiều 25/2, bé gái được sinh mổ, nặng 2,6 kg. Sau sinh, sức khỏe người mẹ ổn định, bé gái điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Nang màng nhện là nang nước trong não hoặc tủy sống, có hoặc rất ít thông với khoang dưới nhện trong não. Nang xuất hiện ngay từ khi em bé còn là bào thai, là tổn thương lành tính, ít gặp, chiếm tỷ lệ 1% bệnh liên quan tới các khối trong sọ não và thường xuất hiện ở bên trái.
Theo bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, không có thuốc điều trị để teo nang, chỉ có thể phẫu thuật cắt bỏ. Phương án điều trị phụ thuộc vào vị trí và kích thước của nang. Bệnh nhi có thể phẫu thuật hoặc không cần phẫu thuật, hoặc chỉ mở các u nang để chất lỏng chảy ra. Vì vậy, việc chẩn đoán bệnh cần kịp thời để giúp bác sĩ đưa ra hướng xử trí thích hợp, bệnh nhi nhanh chóng hồi phục.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khuyến cáo thai phụ nên theo dõi thai định kỳ ở các cơ sở sản khoa uy tín, phát hiện sớm hiện tượng bất thường của thai nhi. Nếu thai nhi mắc bệnh lý nặng, thai phụ cần được bác sĩ theo dõi, quản lý thai và hồi sức sơ sinh, phối hợp cứu em bé kịp thời.
Bác sĩ mổ bắt con cho sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Người phụ nữ ốm yếu sau sinh do không kiêng quan hệ tình dục
Sinh con được 8 tuần, chị T. ngày càng ốm yếu, mệt mỏi. Bác sĩ xác định nguyên nhân do chị không kiêng cữ quan hệ tình dục sau sinh.
Chị Nguyễn Thị T. ở Hà Nội sinh con được 8 tuần nhưng gần đây thường xuyên sốt cao trên 38 độ, người mệt mỏi, ốm yếu, đau sưng và có mủ tại vùng kín, sản dịch hôi. Chị đã mua thuốc về uống nhưng không đỡ.
Đến khi chị sốt cao, rét run, hạ huyết áp... gia đình mới đưa đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thăm khám. Bác sĩ kết luận chị bị nhiễm trùng hậu sản nặng, nguyên nhân nghĩ nhiều đến không kiêng quan hệ tình dục sau sinh.
BS Đỗ Xuân Vinh, Trưởng khoa Đẻ A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, không kiêng cữ sau thời gian sinh con, đặc biệt quan hệ tình dục trong thời kỳ hậu sản nhất, nhất là khi vẫn còn ra máu sau sinh là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh hậu sản.
Một trường hợp bị nhiễm khuẩn sau sinh điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
"Các cơ quan sinh dục của phụ nữ cần khoảng 6 tuần để trở lại bình thường như trước sinh, do đó, việc không kiêng cữ sẽ gây nên những tổn thương cơ quan sinh dục, khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn", BS Vinh giải thích.
Tuy nhiên thực tế một số người không nghĩ đến mốc 42 ngày, chủ quan nên chỉ sau vài tuần đã bắt đầu quan hệ trở lại khiến bản thân người phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, có thể nguy hiểm tính mạng.
Các hình thái nhiễm trùng hậu sản thường gặp là nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo; viêm niêm mạc tử cung, viêm tử cung và viêm quanh tử cung, viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn bộ, nhiễm trùng huyết, viêm tắc tĩnh mạch.
Thông thường, sau khi sinh sản phụ cảm thấy dễ chịu khoan khoái, tử cung co hồi dần, sản dịch ra ít, nhạt màu dần và hết hẳn sau 2 tuần.
Nếu sau sinh, sản phụ sốt cao, tử cung co hồi chậm, sản dịch ra ít như bị ứ lại hoặc có mùi hôi, ấn vào tử cung di động, đau... cần nghĩ tới nhiễm trùng sau sinh.
BS Vinh khuyến cáo, tuyệt đối không nên quan niệm đẻ xong là xong mà cần chăm sóc sản phụ một cách tốt nhất cả thể chất là tinh thần trong để tránh nhiễm trùng hậu sản.
Lưu ý khi dùng amiodaron trị rối loạn nhịp tim Rối loạn nhịp là một tình trạng bất thường về nhịp tim, tình trạng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi và xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào gây các triệu chứng: hồi hộp, trống ngực, cảm giác hẫng hụt ở ngực, tức ngực hoặc khó thở đi kèm... Amiodaron là thuốc phổ biến điều trị loạn nhịp, nhưng nó...