Bé gái tắc ruột vì hội chứng ăn tóc
Khi phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện có một búi tóc rất to ở đoạn ruột non làm tắc nghẽn đường ruột bé gái 8 tuổi.
Chiều 12/1, bác sĩ Nguyễn Hiền, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật lấy búi tóc trong ruột bé gái (8 tuổi, ngụ quận 7, TP.HCM).
Trước nhập viện 5 ngày, bệnh nhi đau bụng từng cơn, ói dịch xanh, vàng. Gia đình đưa bé đến điều trị tại phòng khám tư nhưng không đỡ. Các triệu chứng trên tăng dần nên em được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 cấp cứu.
Qua thăm khám lâm sàng cùng kết quả siêu âm, X-quang bụng, các bác sĩ chẩn đoán bé bị tắc ruột và phẫu thuật khẩn ngay trong đêm.
Trong quá trình mổ, ê-kíp phát hiện có một búi tóc rất to ở đoạn ruột non làm tắc nghẽn đường ruột. Chưa có hiện tượng thủng ruột do được phẫu thuật kịp thời.
Sau một tuần, bé đã hồi phục hẳn. Tuy nhiên, bé vẫn cần thăm khám và tư vấn tâm lý trước khi xuất viện.
Theo bác sĩ Hiền, bé gái mắc phải hội chứng Rapunzel, đặt theo tên nhân vật công chúa trong truyện cổ Grimm. Bị mắc kẹt trong ngọn tháp, cô đã thả mái tóc dài của mình qua cửa sổ để hoàng tử leo lên giải cứu.
Video đang HOT
Người bệnh thường ăn tóc của mình hoặc người khác, khiến cho tóc bị rối và mắc kẹt trong dạ dày, ruột lâu ngày gây tắc, thủng ruột.
Bác sĩ Hiền cho biết, bệnh nhân bị mắc hội chứng này thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, giảm cân nhanh, táo bón, tiêu chảy…
Nguyên nhân hội chứng chưa được xác định, có thể do khiếm khuyết về trí tuệ, rối loạn tâm thần, chấn động tâm lý từ thơ ấu, gặp căng thẳng quá mức, thiếu sắt hay mắc bệnh celiac.
Bệnh được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật và cần được điều trị tâm lý, bổ sung vi chất để ngăn ngừa việc ăn tóc xảy ra.
Phụ huynh phải tham gia cùng với bác sĩ để loại bỏ hành vi trên và hỗ trợ tinh thần cho trẻ.
Bé trai 3 tuổi nguy kịch sau khi nuốt 18 viên nam châm từ máy massage mắt của mẹ
Bé trai cầm chơi rồi nuốt 18 viên nam châm từ máy massage mắt của mẹ khiến gia đình tá hỏa đưa đi cấp cứu.
Đó là trường hợp của bé trai T.T.H.S. (34 tháng tuổi, ngụ quận 8, TP.HCM).
Theo bệnh sử, 6 giờ trước khi nhập viện, bé cầm chơi rồi nuốt các nút nam châm của máy massage mắt của mẹ.
Đến khi mẹ phát hiện thì em đã nuốt hết số bi nam châm vào bụng, gia đình tá hỏa liền đưa em đến khám và nhập Bệnh viện (BV) Nhi đồng Thành phố (TP.HCM). Thời điểm nhập viện bé không đau bụng, không ói nhưng vô cùng hoảng loạn.
Ảnh chụp phim phát hiện dị vật.
Chụp phim kiểm tra, các bác sĩ thấy dị vật trong dạ dày. Bệnh nhi được đưa đi nội soi tiêu hoá khẩn thì thấy dị vật đã xuống ruột non.
Các bác sĩ tua trực quyết định khẩn trương mổ nội soi thám sát. Ekip khoa Ngoại Tổng hợp đưa đoạn ruột phình chứa dị vật ra vết mổ chỗ rốn, mở hỗng tràng lấy dị vật là 18 viên nam châm dính kết chùm lại.
Sau mổ, em đang hồi phục tốt và dự kiến xuất viện sau vài ngày tới.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cứu bé.
Bác sĩ Đỗ Huy Trọng Hiếu, khoa Ngoại Tổng Hợp cho biết, nuốt dị vật là một vấn đề thường gặp với trẻ em ở lứa tuổi tư 6 thang đên 5 tuôi.
Trẻ nhỏ thường hay khám phá thế giới xung quanh bằng việc cho mọi thứ vào miệng. Trong nhiều trường hợp, các dị vật sẽ được đưa ra khỏi cơ thể theo đường đại tiện.
Nhưng một số trường hợp các dị vật này nằm lại trong đường tiêu hóa và gây ra những biến chứng nặng nề như thủng ruột, tắc ruột hoặc có thể nằm ở thanh quản gây ra tắc đường thở cấp tính, thậm chí có thể gây tử vong nếu không cấp cứu đúng cách kịp thời.
Khi trẻ nuốt một mảnh nam châm dù tròn trịa, không sắc nhọn rồi lại nuốt thêm một vài mẩu đồ chơi bằng sắt, vào trong bụng chúng sẽ hút dính vào với nhau tạo thành một khối to, gây tắc ruột.
Đó là chưa kể có bé nuốt nhiều thỏi nam châm, hai mảnh này hút nhau qua thành ruột và ép ruột vào giữa, rất dễ xoắn tắc và thủng ruột..
Dị vật sau khi lấy ra.
Tất cả các dị vật đường tiêu hóa, chỉ có thể nội soi gắp ra khi chúng chưa di chuyển sang dạ dày. Nếu dị vật đã lọt vào tá tràng thì phải mổ mở.
Ngay cả khi nội soi gắp dị vật các bác sĩ cũng rất cân nhắc, bởi em bé cần gây mê, ít nhiều có nguy cơ xấu với sức khỏe.
Do vậy, bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên để những vật nhỏ dễ nuốt tránh xa tầm tay của trẻ để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.
Phát hiện, xử trí sớm trẻ bị lồng ruột Lồng ruột là một bệnh lý nghiêm trọng, trong đó 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi, là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đoạn ruột bị lồng vào nhau sẽ bị hoại tử, dẫn đến thủng ruột và gây viêm phúc mạc (màng bụng). Nguyên nhân...