Bé gái mang cột sống vẹo 70 độ, phương pháp điều trị căn bệnh này
Cong vẹo cột sống là một chứng bệnh phổ biến và có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có phương pháp trị liệu thần kinh cột sống không cần phẫu thuật.
Một trường hợp cong vẹo cột sống nặng đang được điều trị
Bé Huỳnh Thị Cẩm Tiên (12 tuổi, ngụ tại Phú Yên) bị cong vẹo cột sống nặng đến 70 độ. Đường cong cột sống đã có những chèn ép sâu vào các bộ phận bên trong cơ thể khiến bé hạn chế phát triển chiều cao, thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi từ đó ảnh hưởng nhiều đến học tập và cuộc sống.
Do bé còn nhỏ, đang tuổi lớn, không muốn phải chịu phẫu thuật nên gia đình đã đưa bé từ Phú Yên vào TPHCM để điều trị. Các bác sĩ nhận định: Tuy độ cong vẹo cột sống khá lớn nhưng may mắn bé còn trong độ tuổi xương chưa phát triển hoàn toàn nên có thể điều trị bằng trị liệu thần kinh cột sống.
Sau hơn 3 tháng điều trị, với phác đồ kết hợp nắn chỉnh cột sống, vật lý trị liệu và các bài tập tăng cường tại nhà, độ cong của bé đã giảm đến 20 độ, người bớt đau nhức và mệt mỏi. Sau khi điều trị hơn 2,5 tháng, bé đã cao thêm được 2cm và rất tự tin, lạc quan chứ không e ngại, rụt rè như trước.
Cong vẹo cột sống là một chứng bệnh không còn xa lạ trong xã hội hiện nay. Bệnh xảy ra không chỉ ở người già, người lao động vất vả mà tỷ lệ trẻ vị thành niên mắc chứng cong vẹo cột sống cũng tăng theo. Nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống phần lớn là do tự phát, không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp được xác định là do bẩm sinh, bệnh về cơ và một số nguyên nhân ngoại cảnh khác.
Video đang HOT
Bác sĩ Paul D’Alfonso – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Maple Healthcare cho biết: “Tất cả các dây thần kinh dẫn truyền thông tin từ não đến các cơ quan đều đi qua xương sống, do đó khi xương sống gặp vấn đề, chẳng hạn như bị cong vẹo, các cơ quan chức năng trong cơ thể cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng”. Do đó, việc điều trị cong vẹo cột sống là vô cùng cần thiết nếu không muốn nhận hậu quả không đáng có.
ThS.BS Vũ Văn Lực, nguyên BS đa khoa Bệnh viện Hà Thành cho biết, việc điều trị sớm có tầm quan trọng đặc biệt nhằm ngăn chặn sự biến dạng cột sống dẫn tới biến dạng tư thế, khung chậu, thậm chí ảnh hưởng tới khả năng hô hấp và tuần hoàn. Đối với trường hợp vẹo cột sống nhẹ và không tiến triển thì không cần điều trị. Một số trường hợp, các biện pháp kỹ thuật điều trị thông thường như vật lý trị liệu, thể dục liệu pháp, chỉnh lại tư thế đứng ngồi trong sinh hoạt tình trạng bệnh sẽ được ổn định.
Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị cong vẹo cột sống đã được áp dụng như: đeo đai định hình cột sống, vật lý trị liệu, phẫu thuật,… Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. Theo bác sĩ Paul, xu hướng điều trị các bệnh cột sống không cần dùng thuốc, không phẫu thuật được lựa chọn ngày càng nhiều bởi tính an toàn và hiệu quả cao của nó.
Với phương pháp trị liệu thần kinh cột sống, bác sĩ sẽ dùng lực ở tay để kéo giãn, nắn chỉnh cột sống nhằm điều chỉnh các đốt sống bị sai lệch trở về đúng vị trí ban đầu, giải phóng chèn ép thần kinh, giúp giảm đau và hạn chế được các biến chứng.
Đối với một số bệnh nhân, để việc điều trị đạt hiệu quả cao, bác sĩ thường chỉ định kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu và các bài tập căng giãn cơ phù hợp. Mục đích cuối cùng của việc điều trị cong vẹo cột sống bằng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống là giúp làm giảm độ cong vẹo cột sống và ngăn ngừa không cho bệnh phát triển nặng hơn.
Chứng bệnh này không còn xa lạ, nhưng thực tế nhiều người không hiểu rõ những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe mà nó mang lại về lâu dài. Đến khi các biến chứng gây biến dạng ngoại hình, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mới quan tâm điều trị thì đã quá muộn.
Từ góc cong vẹo 25 độ trở đi, biến chứng cong vẹo cột sống có thể gây những ảnh hưởng rõ rệt, cụ thể nhất là sự bất thường trong tư thế, hình dáng và độ cân xứng của lưng, vai hoặc hông. Một vài ví dụ về sự thay đổi như: hai vai không cân bằng, lệch hông, bước đi khập khiễng, tay dính sát vào người khi bước đi… Độ cong vẹo càng lớn, những bất thường càng nhiều, thậm chí có thể làm biến dạng ngoại hình, người lệch hẳn về một bên gây tâm lý tự ti, mặc cảm cho bệnh nhân.
Các biến chứng cong vẹo cột sống ngoài việc gây mất thẩm mỹ về ngoại hình, giảm chiều cao, lệch vai,… Trường hợp nặng, lồng ngực sẽ bị ép lại do xương sườn xẹp, chèn ép các cơ quan như tim, phổi. Phổi bị xẹp, giảm dung tích phổi, hạn chế sức thở gây suy hô hấp, dẫn đến suy tim, khó thở. Ở giai đoạn muộn, các cơ quan trong ổ bụng cũng bị chèn ép và có cả các dấu hiệu chèn ép thần kinh khiến người bệnh sinh hoạt khó khăn và giảm tuổi thọ.
An Nhiên
Theo infonet
Bé trai 11 tuổi bị biến dạng cẳng tay sau một tháng đắp thuốc nam
Bé 11 tuổi vào viện trong tình trạng cẳng tay biến dạng, 1/3 dưới biến dạng góc mở ra trước, vận động kém.
Bệnh viện đa khoa Hùng Vương vừa tiếp nhận một trường hợp đắp thuốc nam để chữa gãy xương. Đó là trường hợp bệnh nhi T.D.K (11 tuổi, Hàm Yên, Tp. Tuyên Quang). Bé nhập viện khi cẳng tay biến dạng, 1/3 dưới biến dạng góc mở ra trước, cal xơ, vận động kém.
Hình ảnh cho thấy tay cháu bé biến dạng. (Ảnh bệnh viện cung cấp)
Gia đình bệnh nhi cho biết, cách đây một tháng từng đưa bé đi khám tại bệnh viện huyện và được tư vấn vào viện điều trị, nhưng gia đình xin cho cháu về đắp thuốc nam. Sau đó, phần cổ tay của bé cong ra ngoài, bé vẫn đau nên gia đình đưa bé đến viện.
Kết quả chụp x-quang cẳng tay phải của bệnh nhi cho thấy hình ảnh gãy kín đầu dưới xương quay, cần được phẫu thuật cố định lại.
Theo bác sỹ trực tiếp khám và phẫu thuật cho bé, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân vào viện điều trị với các biến chứng nguy hiểm của điều trị thuốc nam. Nhiều người bị nhiễm trùng vùng da đắp thuốc, phỏng rộp, dây chằng bị tổn thương, biến dạng phần xương bị gãy.
Với những trường hợp nhẹ có thẻ phẫu thuật phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân, nhưng một số chấn thương gãy xương nặng không được điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng nặng nề, hạn chế vận động và có thể bị liệt.
Hình ảnh chụp x-quang cho thấy tay cháu bé gãy kín đầu dưới xương quay, cần được phẫu thuật cố định lại xương quay. (Ảnh bệnh viện cung cấp)
Bác sĩ khuyên, nếu bị gãy xương, trật khớp, người bệnh cần đến bệnh viện lập tức để được khám, chụp x-quang xác định tình trạng chấn thương và được điều trị đúng cách.
Theo vtc
Cứu thiếu nữ 17 tuổi khỏi nguy cơ cắt thận vì niệu quản bị tái hẹp Ngày 26/2, thông tin từ Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết đã phẫu thuật chỉnh sửa thành công cho một bệnh nhân nữ bị tái hẹp khúc niệu quản. Cách đây 2 năm bệnh nhân N.T.Y.P (17 tuổi, ở TP.HCM) bị đau tức vùng hông lưng trái. Sau khi đi khám em P. được chẩn đoán thận ứ nước nhiều...