Bé gái được ví như Harry Potter
Nhìn Ke Enya, nữ sinh lớp 1 tại thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, ngồi dưới sạp hàng chật chội học bài, nhiều người ví em như nhân vật Harry Potter.
Cuối tháng 1, Ke Enya, 7 tuổi, được nghỉ học, chuyển sang học trực tuyến tại nhà do Covid-19. Đầu tháng 4, Chính phủ Trung Quốc dỡ lệnh phong tỏa tỉnh Hồ Bắc, bố mẹ Enya được phép quay lại chợ bán hàng nhưng cô bé chưa phải đi học.
Hàng ngày, Enya theo bố mẹ ra chợ do em không thể ở nhà một mình. Bố mẹ Ke Enya đã sửa sang ngăn dưới sạp hàng thành “góc học tập” để con gái theo kịp việc học trực tuyến tại trường.
Ke Enya, 7 tuổi, học bài dưới sạp hàng của bố mẹ. Ảnh: Meilliwufeng/ WeChat.
Bên dưới sạp hàng thường đặt các dụng cụ thứ yếu, được dọn dẹp sạch sẽ, lót bìa carton để Enya ngồi vào. Bàn học là tấm phản xếp trên hai hộp carton. Trên bàn đặt máy tính xách tay, một chiếc đèn nhỏ và sách vở.
Trong lúc Zhao Weiwei, mẹ của Enya, bán hàng, cô bé 7 tuổi với dáng người nhỏ bé ngồi gọn dưới sạp, lắng nghe giáo viên giảng bài qua màn hình máy tính. Khi không có khách, Zhao thường kiểm tra tiến độ học hoặc giúp con gái làm bài tập.
Enya chia sẻ ngồi dưới sạp hàng không thoải mái, thường bị cộc đầu. “Mắt cháu bị mỏi vì phải học trong không gian chật chội trong nhiều giờ. Nhưng buồn nhất là mẹ không cho cháu ra ngoài chơi”, Enya nói và cho hay muốn được trở lại trường để gặp bạn bè.
Zhao giải thích khu chợ đông đúc người qua lại, nếu Enya rời khỏi tầm mắt của bố mẹ, cô bé có thể bị lạc. Ngoài ra, Enya còn nhiều bài tập cần làm trong thời gian nghỉ dịch nên Zhao thường nhắc nhở con chăm chỉ học hành.
Video đang HOT
Ke Enya chăm chỉ học online trong thời gian nghỉ phòng dịch. Ảnh: Meilliwufeng/ WeChat.
13 năm trước, vợ chồng Zhao chuyển từ nơi khác đến thành phố Nghi Xương để xây dựng cuộc sống. Hai người thuê một sạp hàng ngoài chợ bán thực phẩm truyền thống. Chồng Zhao chế biến thức ăn sau quầy còn chị đứng bán hàng.
Khi Enya ra đời, hai vợ chồng phải tìm cách cân bằng giữa công việc và chăm sóc con cái. Năm ngoái, họ thuê bảo mẫu trông con vào ban ngày nhưng năm nay do Covid-19 bùng phát, Enya phải theo bố mẹ ra chợ.
Yu Wenyan, hiệu trưởng trường tiểu học của Enya, nhận xét tình trạng phụ huynh không tìm được người trông trẻ khi quay lại làm việc sau Covid-19 khá phổ biến. Không ít người phải xoay sở giữa việc trông con và đi làm. Đầu tháng 5, Wenyan đến chợ thăm Enya và khích lệ học trò cố gắng học tập. Hiện tại, các trường tiểu học tại thành phố Nghi Xương chưa có kế hoạch mở cửa lại.
Khi vắng khách, Zhao Weiwei, mẹ của Enya giúp con làm bài tập. Ảnh: Meilliwufeng/ WeChat.
Câu chuyện của Enya được quan chức quận Wufeng, thành phố Nghi Xương, nơi gia đình cô bé sinh sống ghi lại và đăng tải trên mạng xã hội Weixin. Bài viết được mạng lưới Truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN) chia sẻ trên Twitter ngày 8/5, thu hút sự quan tâm của cộng đồng.
Mọi người đặt biệt danh cho Enya là Harry Potter (nhân vật chính trong bộ truyện Harry Potter của nhà văn J.K Rowling) vì từng ngủ dưới gầm cầu thang. “Câu chuyện của cô bé khiến tôi cảm thấy ấm áp. Sự chăm chỉ sẽ giúp em đạt được thành công”, một người bình luận.
Đến sáng 15/5, Covid-19 đã xuất hiện tại 221 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 4,5 triệu người nhiễm, hơn 300.000 ca tử vong. Trung Quốc ghi nhận 82.933 ca nhiễm nCoV, trong đó 4.633 người chết.
Tối nào cũng đưa con tới trung tâm thương mại để làm bài tập, lý do của cặp cha mẹ khiến nhiều người bất bình
Hằng ngày, cứ khoảng 7h tối là cặp vợ chồng trẻ đều dẫn con gái tới trung tâm thương mại để học bài. Dù nhân viên bán hàng đã ra nhắc nhở nhưng họ không chịu rời đi, thậm chí mắng ngược. Và lý do phía sau khiến ai cũng nổi nóng.
Tiết kiệm là một đức tính tốt, nhưng ranh giới giữa tiết kiệm và bủn xỉn lại khá mong manh. Không ít bậc cha mẹ đã "bóp méo" ý nghĩa của đức tính tốt đẹp này trong quá trình giáo dục con cái. Điều này chắc chắn gây ảnh hưởng không ít tới tương lai, tính cách của trẻ khi lớn lên.
Trên trang Sohu xứ Trung mới đây đã đăng tải một câu chuyện về cặp vợ chồng thường xuyên đưa con gái tới trung tâm thương mại cạnh nhà để học, làm bài tập. Nhưng lý do của hành động này khiến nhiều cư dân mạng bất bình.
Cặp vợ chồng nọ đã đưa con tới trung tâm thương mại để làm bài tập về nhà. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, ở trung tâm thương mại có một khu vực trưng bày đồ nội thất để khách có thể tham quan, trải nghiệm. Mọi người có thể tới ngồi lên ghế sofa, nằm trên giường, soi gương, sờ vào kệ bếp... nhưng đương nhiên khách chỉ thử trong khoảng thời gian ngắn để quyết định mua hay không. Song, có một gia đình hàng ngày đều tới đây tận dụng nội thất sang trọng này cho con gái ngồi làm bài tập về nhà.
Theo nhân viên bán hàng của hãng nội thất cho biết, một cặp vợ chồng (hôm thì bố, hôm thì mẹ) đã thay nhau đưa con đến trải nghiệm đúng giờ 19h mỗi ngày và ở lại cho đến khi trung tâm mua sắm đóng cửa.
Đứa trẻ có lẽ đang độ tuổi tiểu học ngồi ở bàn cả tối để làm bài tập còn người mẹ nằm trên giường nghịch điện thoại di động. Lâu lâu, cô ta mới ngó ra để kiểm tra xem tình hình làm bài tập về nhà của đứa trẻ diễn ra như thế nào.
Việc này thật sự ảnh hưởng tới các khách hàng khác muốn ghé xem sản phẩm, chính vì thế nhân viên này đã nhắc nhở người mẹ một lần nhưng bị gạt đi. Lần sau, người mẹ còn tỏ thái độ gay gắt hơn: "Nhân viên không được đuổi khách, không được bất lịch sự với khách". Rồi những lần sau, cặp vợ chồng này đưa ra rất nhiều lý do để đánh lừa nhân viên: Chúng tôi chỉ muốn trải nghiệm, chúng tôi sẽ mua, không có biển cấm thì chúng tôi hoàn toàn được phép ngồi...
Bố mẹ đưa con tới trung tâm thương mại ngồi học để... tiết kiệm tiền điều hòa. (Ảnh minh họa)
Cặp vợ chồng này thật sự khiến rất nhiều người bất bình. Họ không có chút ý tứ nào ở nơi công cộng chắc chắn sẽ khiến con gái bị ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, khi lý do họ tới trung tâm thương mại hàng ngày mới càng sửng sốt: Dùng máy lạnh miễn phí.
Tiết kiệm như vậy không còn là tiết kiệm mà là tính toán, nhỏ nhen, bủn xỉn. Trẻ chứng kiến cha mẹ mình dùng mọi cách để tiết kiệm tiền, chúng cũng sẽ học theo. Khi lớn lên, những đứa trẻ ấy cũng chỉ quan tâm tới một yếu tố đó là làm sao để mình mất ít tiền nhất có thể mà bỏ qua lý lẽ hay đạo đức xã hội. Hành động này không được hoan nghênh trong bất cứ môi trường nào.
Việc kiếm tiền khó khăn khiến nhiều cha mẹ nảy sinh tâm lý tiết kiệm, nhưng cần phải nhận thức được khi nào nên tiết kiệm, khi nào không. Đừng quên rằng tiền có thể kiếm, nhưng tương lai của trẻ thì không thể làm lại, đừng vì tiết kiệm một chút gây tổn hại lâu dài cho con cái!
Nguồn Sohu
Theo Helino
Sợ con không học bài mà trốn đi chơi, bố nghĩ ra cách "giam cầm" cực bá đạo Đây đích thị là ông bố "gắt" nhất năm. Cậu bạn chỉ còn cách làm bài tập cho xong xuôi thì mới có thể nghĩ đến những hoạt động khác. Học bài buổi tối chưa bao giờ là công việc dễ dàng đối với các bạn học sinh. Có rất nhiều thứ khiến chúng ta bị cám dỗ hơn là sách vở chẳng...