Bé gái đột ngột tử vong sau khi ăn một miếng bánh mì và lời cảnh báo cấp thiết các cha mẹ đừng bao giờ lơ là triệu chứng này ở con
Cái chết của cô con gái đáng yêu là nỗi đau đớn khôn nguôi chẳng thể xóa nhòa trong lòng cha mẹ.
Cô Clare và anh Stewart (đến từ Anh) vô cùng cẩn thận trước chứng bệnh dị ứng của con gái mình – bé Sadie, 9 tuổi. Vì vậy, khi gia đình tận hưởng buổi dã ngoại vào cuối tháng 8 năm 2018, cô bé luôn được phục vụ trước mọi người khác.
“Vì bị dị ứng, con ăn trước để tránh nhiễm bẩn chéo. Tôi đã cho Sadie ăn một ít bánh mì và giăm bông. Chưa đến một phút sau, Sadie nói rằng miệng con bắt đầu ngứa ran nên chúng tôi biết con đang phản ứng với thứ gì đó. Tôi đã cho Sadie một thìa thuốc kháng histamine và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường là rửa miệng. Sau đó con bắt đầu ho và chúng tôi có thể thấy Sadie đang vật lộn”, cô Clare Clare chia sẻ với tờ The Sun.
Sadie là một cô bé xinh xắn đáng yêu
Dù trước đấy vẫn hoàn toàn bình thường nhưng Sadie đã qua đời sau khi ăn bánh mì kẹp giăm bông
Sadie đã có dấu hiệu dị ứng với sữa trước khi được một tuổi. Bé bị đau bụng khi mỗi khi được cho bú và cô Clare cảm thấy rất khó khăn để giúp con mình ổn định lại. Nhưng khi đưa Sadie đến bác sĩ, bác sĩ chỉ thông rằng đứa bé có lẽ chỉ bị nhiễm virus dù cô nghĩ có điều gì đó khác. Sau đó Sadie được kê đơn sữa công thức không có sữa đặc biệt và mọi thứ bắt đầu cải thiện.
Khi mới một tuổi, Sadie đã được xét nghiệm máu để phát hiện dị ứng sữa và điều này đã xác nhận điều đó.
“Con rất nhạy cảm với sữa đến mức một lần khi ăn một miếng khoai tây có hương vị phô mai, môi con đã bị sưng lên như một quả nho vậy”, cô Clare cho biết.
Khi Sadie lên 3 tuổi, cô Clare và anh Stewart vẫn nghĩ rằng con gái mình chỉ dị ứng với sữa thôi nhưng điều đó đã thay đổi khi bé bị khó thở vô cùng sau khi ăn hạt dẻ vào Giáng sinh. Các xét nghiệm sâu hơn cho thấy Sadie bị dị ứng với tất cả các loại hạt trừ đậu phộng, hạnh nhân và hạt brazil.
Ngoài ra Sadie cũng được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn – bé đặc biệt bị kích thích bởi phấn hoa, vì vậy gia đình luôn giữ một ống hít gần bé mỗi khi cả nhà ra ngoài. Nhưng kỳ lạ thay, vào ngày dã ngoại, không ai có thể xác định được bất kỳ tác nhân cụ thể nào cho phản ứng của Sadie.
Video đang HOT
Sadie đã phải chịu một cú sốc phản vệ nghiêm trọng đến mức cơ thể không thể chống lại nó
Sadie đã được đưa đến một bệnh viện gần đó trước khi được đưa đến London để tiếp tục điều trị nhưng bi thảm thay, các bác sĩ đã không thể cứu cô bé và cho biết rằng bé đã phải chịu một cú sốc phản vệ nghiêm trọng đến mức cơ thể không thể chống lại nó.
“Chúng tôi hoàn toàn bị suy sụp. Sự sưng tấy trong não và thiếu oxy đồng nghĩa với việc con đã vượt quá điểm hồi phục “, cô Clare nhớ lại.
Triệu chứng sốc phản vệ ở trẻ cần chú ý:
- Môi hoặc mắt sưng
- Ngứa da hoặc phát ban như nổi mề đay
- Thở khò khè và cảm thấy khó thở hoặc nói
- Chóng mặt hoặc bối rối, nôn mửa, tiêu chảy…
Đây chỉ là một số triệu chứng dị ứng nghiêm trọng và cha mẹ cần phải hành động ngay lập tức. Những triệu chứng trên không phải là danh sách đầy đủ, vì vậy cha mẹ hãy luôn hỏi bác sĩ về những gì nên đề phòng.
Theo Helino
Dinh dưỡng cho mẹ bỉm sữa sau sinh
Nguồn dưỡng chất cung cấp cho mẹ và bé không chỉ cần thiết ở 9 tháng thai kỳ mà cả sau sinh, nguồn dưỡng chất đó cũng quan trọng không kém.
Ăn bao nhiêu là đủ?
Theo các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM), sau sinh, phần lớn những bà mẹ cần từ 1.800 đến 2.200 calo mỗi ngày và hơn 500 calo nữa (tương đương 3 chén cơm mỗi ngày) nếu cho con bú sữa mẹ. Trường hợp bạn thiếu cân hoặc sinh nhiều hơn một con, thì con số thậm chí còn phải cao hơn nữa.
Để đạt được nhu cầu năng lượng này, bạn cần:
- Ăn tăng bữa: khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên được chia làm nhiều bữa (3-6 bữa/ngày, gồm 3 bữa chính và các bữa phụ).
- Ăn đa dạng: bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm với 4 nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
- Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết: ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau sinh, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI). Ngoài ra, các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau sinh).
Nên ăn những loại thực phẩm nào?
Bạn không cần ăn loại thực phẩm đặc biệt nào cả. Chỉ cần cố gắng tuân thủ chế độ ăn cân bằng - tức là phối hợp nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác nhau, bao gồm:
- Tinh bột: như cơm, phở, mì, bánh mì, khoai tây...
- Các sản phẩm từ sữa: như sữa chua, sữa tươi.
- Chất béo: Để đảm bảo chất lượng sữa cho bé, bạn cần bổ sung chất béo lành mạnh cho cơ thể từ dầu cá, các loại hạt, các loại cá vùng biển lạnh như cá hồi.
- Protein: Bữa ăn của bạn cần được bảo đảm đủ những chất protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa...) và thực vật (các loại đậu, mè, ngũ cốc...).
- Rau củ và trái cây: hãy tăng cường nhiều rau củ và trái cây vào chế độ ăn hàng ngày của bạn để được cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết, đồng thời đủ chất xơ để tránh táo bón.
- Nhu cầu về nước: bà mẹ đang nuôi con bú cần uống đủ nước, trung bình khoảng 2,0 - 2,5 lít nước/ngày (tương đương với 12 đến 15 cốc nước). Bạn có thể nhận thấy tình trạng thiếu nước của cơ thể dựa vào nước tiểu: nếu nước tiểu vàng đậm hay có mùi mạnh, bạn cần phải uống nước nhiều hơn.
Một số lưu ý khác về dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
- Sau khi sinh, bạn không nên kiêng khem khắt khe mà ngược lại, cần ăn uống đầy đủ, đa dạng để cơ thể được cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất.
- Sinh nở khiến bạn mất một lượng máu lớn, dẫn đến hiện tượng thiếu máu, thiếu sắt. Vì vậy, cần bổ sung sắt trong chế độ ăn hàng ngày.
Sắt có nguồn gốc động vật: có trong các loại thực phẩm như gan, thịt bò, thịt gà, hải sản có vỏ cứng, trứng...
Sắt có nguồn gốc thực vật: từ đậu phụ, các loại đậu, rau sẫm màu (cải bó xôi, bông cải xanh, rau cải ngọt...).
- Khi cho con bú, các loại thực phẩm bạn ăn có thể truyền qua nguồn sữa cho bé. Vì vậy hãy cẩn thận với các loại thực phẩm như:
Rượu bia: hệ tiêu hóa và hệ thần kinh của bé còn rất non nớt, cần được bảo vệ khỏi bất kỳ lượng rượu bia nào dù nhỏ.
Trà, cà phê: không nên uống quá nhiều loại thức uống này khi đang cho con bú, bởi chúng chứa chất kích thích có thể khiến bé bứt rứt, khó chịu, không ngủ được.
Cá chứa thủy ngân: thủy ngân trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé, vì vậy nên hạn chế ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá kiếm, cá mập.
Bạn cần theo dõi phản ứng của bé sau khi bạn ăn một loại thực phẩm nào đó, bởi có thể chúng khiến bé bị dị ứng với những biểu hiện như:
- Không bú tốt, không tăng cân đều.
- Tiêu chảy, khó tiêu.
- Nổi mẩn đỏ (quanh miệng, ở má, nếp gấp tay hay chân...).
- Sưng mắt, môi hay mặt.
- Chảy nước mũi.
- Nôn trớ.
Mỗi bé có thể nhạy cảm với những loại thực phẩm khác nhau. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng gồm: thịt bò, sữa bò, trứng, các loại động vật vỏ cứng như sò, tôm, cua,...
Theo vtv.vn
'Rùng mình' với lượng đường chứa trong thực phẩm hàng ngày Ngoài nước ngọt, đồ ăn vặt,... thịt nướng, sốt cà chua, bánh mì, nước sốt salad cũng là những thực phẩm có chứa lượng đường lớn. Cắt giảm đường ra khỏi chế độ ăn uống là cách giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Một số đồ uống như soda có chứa lượng đường lớn, tuy nhiên, cũng có rất nhiều loại thực...