Bé gái bỗng mất thị lực đột ngột trong một đêm, hóa ra vấn đề nằm ở cha mẹ khiến dân tình suy ngẫm
Một bé gái đột ngột mất khả năng nhìn trong một đêm, nguyên nhân lại xuất phát từ vấn đề của bố mẹ, điều này đã khiến cộng đồng bắt đầu suy ngẫm.
Mới đây, mạng xã hội xôn xao vụ bé gái 6 tuổi tại Vũ Hán, Hồ Bắc (Trung Quốc) đột nhiên bị mất thị lực đột ngột, nhìn không rõ và liên tục bị ngã khi đi lại. Với tình trạng như đã mô tả, các bác sĩ đoán rằng cô bé có thể phải đối mặt với tình trạng cận thị lên đến… 500 độ (tương đương với -5.00 diopter). Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra tiếp theo, mắt đứa trẻ không có vấn đề gì.
Chính xác thì chuyện gì đã xảy ra? Hóa ra vấn đề nằm ở cha mẹ. Sau khi người mẹ sinh đứa con thứ hai, cả nhà tập trung cho em trai nên cô bé lấy lý do không nhìn rõ và cố tình bị ngã khi đi bộ để được quan tâm, yêu thương hơn. Liệu sự thiên vị của cha mẹ có thực sự làm tan vỡ trái tim con cái và khiến mối quan hệ gia đình trở nên rạn nứt?
Đáng tiếc, nhiều phụ huynh hoàn toàn không biết điều này, họ chỉ trách con ích kỷ và thiếu hiểu biết. Thực tế, đây chính là lúc chúng cần được yêu thương nhất. Bởi vì, trong mắt trẻ thơ, mất đi tình yêu thương của cha mẹ đồng nghĩa với việc mất đi cả thế giới!
Liên quan đến sự việc “thiên vị” con cái trong gia đình. Có một sự việc kinh hoàng xảy ra cách đây hai năm ở Trung Quốc. Theo đó, khoảng 3 giờ sáng, một bé gái 14 tuổi tên Tiêu Quốc đã dùng dao đuổi theo em trai 11 tuổi, sau đó ném em từ trên cầu xuống sông. Sau khi về nhà, Tiêu Quốc lau vết máu ở hiện trường, giả là em trai đi học, còn Tiêu Quốc vẫn ngủ, đi học và ăn uống bình yên như thường lệ… Bạn có thể tin rằng đây thực sự là vụ giết trẻ vị thành niên?
Khi đối mặt với phiên tòa sau đó, Tiêu Quốc không hề có chút hoảng sợ và trả lời mọi câu hỏi với giọng điệu bình tĩnh và rõ ràng. Thì ra bố mẹ luôn sủng ái em trai, Tiêu Quốc đã oán hận từ lâu. Trước khi xảy ra sự việc, Tiêu Quốc rất bất mãn vì bố mẹ chỉ mua điện thoại di động cho em trai, trong khi mình và chị gái đều không có. phải mượn điện thoại di động của các bạn cùng lớp để chơi. Bị em trai cô tỉnh dậy phát hiện, Tiêu Quốc sợ em mách với bố mẹ nên nảy ra ý định sát hại.
Có lẽ, bạn sẽ lên án một đứa trẻ chỉ là một chiếc điện thoại di động mà gây chuyện động trời. Nhưng trên thực tế, thứ mà trẻ đấu tranh hoàn toàn không phải là chiếc điện thoại di động mà là thái độ của cha mẹ chúng. Bởi vì sự thiên vị bao năm của cha mẹ rõ ràng đang nói với con: Dù muốn hay không, chúng ta chỉ muốn em trai con được hạnh phúc.
Video đang HOT
Trong một thời gian dài, những đứa trẻ bị tổn thương thường có xu hướng trở nên cực đoan và sẽ âm thầm gieo mầm hận thù trong lòng. Haim Ginott , Tiến sĩ Tâm lý học cho biết: “Trẻ lớn nên có nhiều tiền tiêu vặt hơn trẻ nhỏ, đi ngủ muộn hơn và có nhiều tự do hơn khi ra ngoài chơi với bạn bè. Những quyền này cần được trao một cách công khai để mọi trẻ em đều mong muốn được lớn lên”.
Thực tế, đối với trẻ, sự công bằng thực sự không có nghĩa là mua đồ chơi giống nhau, ăn đồ ăn giống nhau mà là luôn cảm nhận được sự yêu thương giống nhau. Mỗi đứa trẻ đều có ánh sáng riêng của mình và xứng đáng được nhìn thấy. Hãy nhớ rằng, tình yêu có thể tạo ra sự ghen tị và cũng có thể loại bỏ sự ghen tị, quyền quyết định nằm trong tay của chính bạn.
Cậu bé đến đồn cảnh sát khóc nức nở đòi bắt chị gái, biết lý do dân mạng không khỏi bật cười
Tối hôm đó, bị phát hiện chơi điện thoại mà không chịu đi ngủ, chị gái đã đánh cậu bé vài cái.
Bố mẹ lại không có nhà, ấm ức trong lòng, em liền nghĩ đến những chú cảnh sát, chỉ có họ mới có thể "trừng trị" chị của mình.
Sự việc xảy ra tại một đồn cảnh sát ở Hồ Bắc, Trung Quốc. Theo đó, vào lúc nửa đêm, một cậu bé khoảng chừng 5-6 tuổi bất ngờ đến báo án trong sự ngỡ ngàng của các nhân viên cảnh sát. Mà người cậu bé muốn tố cáo lại là chị gái của mình.
Đoạn trích xuất camera của đồn cảnh sát có thể thấy, cậu bé có phần sợ sệt, hai tay nắm chặt phía trước, vừa khóc vừa kể lại câu chuyện cho các nhân viên cảnh sát nghe.
Các anh cảnh sát cảm nhận được sự nghiêm trọng của vấn đề nên đã tận tình hỏi han, vì để khiến một đứa bé cất công chạy đến đồn cảnh sát lúc giữa đêm như thế phải là nguyên nhân gì đó không thể xem nhẹ.
Theo đó, cậu bé có một chị gái lớn hơn gần 10 tuổi. Bình thường bố mẹ bận bịu, chị gái có trách nhiệm trông nom em. Tính chị khá nghiêm khắc, sơ hở là đánh em. Cậu bé sợ chị, không dám phản kháng, chỉ biết chịu đựng trong lòng. Nhưng nghĩ mình cũng có lỗi thì chị mới mạnh tay, nên em cũng không thèm tính toán.
Cậu bé có phần sợ sệt, hai tay nắm chặt phía trước, vừa khóc vừa kể lại câu chuyện cho các nhân viên cảnh sát nghe. Ảnh: Sohu.
Thế nhưng vì tần suất chị đánh em khá nhiều, mặc dù chỉ là vài cái đánh tay không gây thương tích, nhưng cũng khiến cậu bé khó chịu trong lòng. Em từng mách bố mẹ về việc chị thường đánh em, nhưng họ lại không để tâm vì nghĩ việc chị gái dạy dỗ em trai cũng là chuyện thường tình. Hơn nữa bản thân em cũng nghịch ngợm nên chị mới nghiêm khắc như vậy.
Vago hôm xảy ra sự việc, do bị phát hiện chơi điện thoại mà không chịu đi ngủ, chị gái đã đánh cậu bé vài cái. Bố mẹ lại không có nhà, ấm ức trong lòng, em liền nghĩ đến những chú cảnh sát, chỉ có họ mới có thể "trừng trị" chị của mình.
Tại trường mẫu giáo, cậu bé đã được dạy "Gặp khó khăn, hãy tìm cảnh sát", vì thế cậu đã lén chạy đến đồn cảnh sát gần nhà trong lúc đêm hôm khuya khoắt.
Tại đồn cảnh sát cậu bé cho biết, "Cho cháu hỏi, người khác đánh cháu có được xem là phạm pháp hay không ạ?", cậu bé hỏi.
Nhân viên cảnh sát tạm thời chưa trả lời cậu bé, mà hỏi em số điện thoại của chị gái, thông báo cô đến đồn cảnh sát đón em về.
Trong thời gian ngồi đợi, các anh cảnh sát đã liên tục an ủi cậu bé: " Chị cháu sắp đến, cháu muốn các chú phải xử lý thế nào?".
Nghe vậy, cậu bé lập tức hứng khởi, mạnh dạn nói: "Xử lý sao cũng được ạ! Bắt chị cháu luôn đi ạ, cháu không có ý kiến đâu...". Cậu bé lại hỏi tiếp: "Phải làm sao thì cháu mới có thể trở thành cảnh sát được ạ?".
Nhân viên hỏi vì sao cậu bé lại muốn làm cảnh sát, em đáp: " Để bắt chị cháu ạ!".
Câu trả lời này đã khiến các anh cảnh sát trực đêm đều cười phá lên, không quên nói: "Chuyện sau này thì để sau này tính, trước mắt cháu cứ học hành cho tốt, nghe lời chị để không bị đánh nữa nhé".
Khi chị gái cậu bé đến, nhân viên cảnh sát cũng khuyên vài lời, rằng em trai còn nhỏ, nên dạy bảo nhẹ nhàng, không nên mạnh tay. Ảnh: Sohu.
Khi chị gái cậu bé đến, nhân viên cảnh sát cũng khuyên vài lời, rằng em trai còn nhỏ, nên dạy bảo nhẹ nhàng, không nên mạnh tay. Người chị dở khóc dở cười tiếp thu lời khuyên của cảnh sát, rồi đưa em trai về nhà.
Ngay sau khi câu chuyện được đăng tải bởi một nhân viên của đồn cảnh sát đã thu hút được rất nhiều sự chú ý của cư dân mạng. Dưới đây là một số bình luận của cư dân mạng:
"Đúng là mẹ thì có thể hù, nhưng chị thì đánh thật".
"Có lẽ những trận đánh mà cậu bé miêu tả cũng nhẹ nhàng thôi, nếu không thì cảnh sát đã để tâm đến vấn đề này hơn rồi, chứ không dễ dàng cho chị gái đến đón em trai về như vậy".
"Thật ra cậu bé cũng rất nghịch ngợm nên mới bị chị dạy dỗ nghiêm khắc, và cô chị cũng nhẹ tay thôi, nếu không mọi chuyện đã trở thành vấn nạn bạo lực gia đình rồi".
Trước đó, vào tháng 8/2023, một bé trai đã đi bộ đến đồn cảnh sát ở quận Du Bắc (thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc) để xin được vào trại trẻ mồ côi. Theo Oddity Central, đoạn video được công bố cho thấy cậu bé được 2 cảnh sát tiếp chuyện.
Cậu bé cho biết bị mẹ thúc ép làm bài tập về nhà nên cậu bé đòi được đưa đến trại trẻ mồ côi. Ảnh: Oddity Central.
Cậu bé cho biết bị mẹ thúc ép làm bài tập về nhà nên cậu bé đòi được đưa đến trại trẻ mồ côi.
"Mẹ mắng cháu suốt. Cháu phải làm bài tập về nhà nhiều quá, nên bỏ đi để đỡ phải làm. Sao mẹ cháu cứ suốt ngày cằn nhằn chuyện học của cháu vậy? Cháu đến trại trẻ mồ côi sẽ tốt hơn", cậu bé tức tưởi kể.
Mặc dù vậy, cậu bé vẫn nhất quyết không chịu để bố đến đón, bất chấp sự thuyết phục của cảnh sát. Theo cậu, trại trẻ mồ côi là nơi hợp lý nhất để thoát khỏi áp lực "bài tập về nhà".
Câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội tạo nên xôn xao không tưởng, bởi ai cũng đều sốc trước quyết định của một cậu bé còn quá ít tuổi. Nhiều người cho rằng cậu bé cần được uốn nắn kỹ càng hơn. Có người thì gay gắt, cho rằng đây là dấu hiệu ở một thế hệ trẻ hư hỏng, chỉ thích... làm biếng. Số khác tỏ ra cảm thông, e ngại gia đình đã tiếp cận sai cách để khuyến khích trẻ hoàn thành bài tập về nhà.
Mẹ ung thư treo thưởng 3,4 tỷ tìm con mất tích suốt 25 năm, ngày gặp lại con trai nói 1 câu rơi nước mắt Biết bố mẹ từng đi khắp đất nước và treo thưởng 3,4 tỷ đồng để tìm mình, chàng trai òa khóc nói 1 câu gây xúc động sau 25 năm gặp lại. Theo Jiupai News, Trần Hạo từng bị lạc mất bố mẹ khi mới 3 tuổi. Sau đó, anh được một gia đình ở Giang Tây nhận làm con nuôi. Cứ ngỡ...