Bé gái bị rắn cắn, đắp thuốc nam khiến mu bàn chân bị hoại tử
Việc nặn, hút, garo quá chặt và đắp lá cây không rõ loại lên vết thương có thể gây hoại tử nhiễm trùng nặng thêm vết cắn.
Ảnh minh họa
Ngày 30.6, bác sĩ Võ Hòa Khánh, Trưởng Phòng quản lý chất lượng, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận điều trị cho bệnh nhi M.T.S (13 tuổi, ngụ Ninh Phước, Ninh Thuận) bị hoại tử mu bàn chân phải, mất da lộ xương, nhiễm trùng xương. Nguyên nhân do bị rắn cắn.
Do vết thương khá phức tạp, các bác sĩ đã phẫu thuật cắt lọc mô, cắt lọc xương hoại tử đã biến màu vàng, chăm sóc vết thương.
Bước tiếp theo các bác sĩ sẽ xoay vạt da để phủ phần da, mô bị mất.
Mẹ bệnh nhi cho biết, cách đây 4 tuần bé đi đưa cơm cho bà ngoại. Gần tới nhà bà thì bé bị rắn cắn, không rõ loại rắn gì. Bé nhanh trí lấy dây cột chỗ vết thương, khi đến nhà bà thì được bà nặn, hút nọc độc.
Sau đó gia đình đưa bé đi đắp thuốc nam.
Video đang HOT
Một tuần trước nhập viện da bé bắt đầu sưng tấy nên gia đình đưa đi Bệnh viện tỉnh Ninh Thuận, sau đó chuyển vào Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình.
Theo bác sĩ Khánh, vết thương hoại tử của bé hiện không rõ là do rắn cắn hay do đắp thuốc nam.
Bác sĩ khuyến cáo, khi bị rắn cắn, nên cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ; đặt nơi bị cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc; rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước, phủ lên vết cắn bằng gạc mát để giảm đau, sưng; băng thun hoặc vải sạch lên vết thương và phía trên vết thương; nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế để nơi đây xác định loại rắn cắn và chích huyết thanh kháng nọc phù hợp.
Đặc biệt lưu lý là không được nặn, hút và đắp lá cây không rõ loại lên vết thương vì có thể gây hoại tử nhiễm trùng.
Theo thanhnien.vn
Con nổi mẩn đỏ từ đầu đến chân mẹ không ngờ con đang mắc bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng do bọ ve cắn
Nếu không được điều trị với đúng loại kháng sinh, bệnh có thể khiến bệnh nhân mất thính lực, liệt, phải cắt bỏ tay chân và thậm chí là tử vong.
Tháng trước, cậu bé Mason McNair 5 tuổi, sống ở LaGrange, Georgia, Mỹ) đến chơi nhà ông bà và trong lúc tắm cho con, chị Danielle - mẹ của Mason - đã phát hiện một vết cắn của bọ ve ở vùng rốn của Mason. Sau đó, Mason quay trở về nhà và không có triệu chứng gì cả, cho đến khi thức dậy vào sáng hôm sau.
Mason và mẹ (Ảnh: people)
Ngày hôm sau, vùng bụng của Mason đã đỏ và sưng lên. "Chúng tôi phát hiện vùng rốn của con đã đỏ ửng và trông như bị nhiễm trùng", chị Danielle phát biểu với People. "Vết đỏ có đường kính khoảng 6 inch xung quanh vết cắn. Trông rất nặng và như bị nhiễm trùng". Lo ngại con ve cắn gây ra nhiễm trùng, chị Danielle đã đưa con đến bác sĩ. Tuy nhiên, kết quả chẩn đoán của bác sĩ lại là bị chốc lở, nhiễm trùng da do vi khuẩn và Mason được kê đơn 10 ngày kháng sinh để điều trị.
Nhưng thuốc chẳng mang đến tác dụng gì cả. Mason bị sốt, tiêu chảy, đau ở bụng. Vào ngày cuối cùng của đơn thuốc, cả người Mason đầy những đốm đỏ, từ đầu đến chân. Ban đầu, chị nghĩ rằng là Mason bị rôm sảy nhưng khi những đốm đỏ ngày càng đỏ hơn, chị biết không phải như vậy. Một lần nữa, chị lại đưa con đến bác sĩ và người này khẳng định đó là phản ứng chậm với kháng sinh mà Mason đã dùng. Ông nói rằng những vết đỏ có thể kéo dài đến 6 ngày rồi trấn an mẹ con Danielle mọi chuyện sẽ ổn.
(Ảnh: people)
(Ảnh: people)
Những vết đỏ xuất hiện trên khắp cơ thể của Mason. (Ảnh: people)
Hai mẹ con trở về nhà nhưng chị Danielle không thấy thuyết phục. Nhờ sự giúp đỡ của chồng và người chị, họ bắt đầu tìm kiếm trên mạng những lời giải thích hợp lý hơn về tình trạng của Mason. Cuối cùng, sau khi tra cứu những triệu chứng của Mason, chị Danielle đã phát hiện ra rằng con đã mắc phải bệnh truyền do bọ ve có tên sốt phát ban miền núi Rocky Mountain (Rocky Mountain spotted fever - RMSF).
Đây là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan qua vết cắn của bọ ve, thường là từ ve chó Mỹ, bọ chét cái vùng rừng núi Rocky Mountain và ve chó nâu. Các triệu chứng và dấu hiệu có thể bao gồm sốt, đau đầu, buồn nôn, ói mửa, đau vùng bụng - rất giống với những gì Mason đã trải qua. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), phát ban thường phát triển trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 ngày sau khi sốt, không xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh, khiến cho bệnh RMSF rất khó chẩn đoán. Nếu không được điều trị với đúng loại kháng sinh, bệnh có thể khiến bệnh nhân mất thính lực, liệt, phải cắt bỏ tay chân và thậm chí là tử vong.
"Tôi cảm thấy thật đáng sợ. Nó có thể dẫn đến cái chết, điều đáng sợ nhất tôi đọc khi nói đến căn bệnh mà con đang mắc phải", chị Danielle phát biểu. Sau khi chị Danielle trao đổi với bác sĩ về những tìm hiểu của mình, các bác sĩ đã xem xét lại, kiểm tra kỹ càng và kết luận Mason đã mắc phải RMSF. Cậu bé đã được dùng đúng kháng sinh và các vết đỏ trên người đã hết sau khoảng 3 ngày.
Gia đình chị Danielle (Ảnh: people)
Chị Danielle thấy nhẹ nhõm hơn khi cuối cùng con trai đã khỏe mạnh trở lại. Sau sự việc của con, chị đã chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo các bậc phụ huynh về căn bệnh này, đồng thời chị khuyến khích bố mẹ nên tin vào trực giác của mình, nên tìm hiểu kỹ về các triệu chứng của con, để con được chăm sóc, chữa trị trước khi quá muộn.
Chị nói: "Thật hạnh phúc khi thấy con khỏe mạnh trở lại. Là bố mẹ, bạn cần phải tự tìm hiểu để nhận thức về tình trạng bệnh của con".
(Nguồn: dailymail)
Theo Helino
Cẩn trọng với 5 loại ruồi cắn có thể gây tổn thương cho làn da của bạn ngay vào mùa hè này Ruồi cắn thường ít lây truyền bệnh, mặc dù vậy, vết cắn của chúng có thể gây tổn thương và một số người có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với nước bọt của chúng. Ruồi cắn có gây nguy hiểm không? Một ngày nào đó, ruồi bay sượt qua da của bạn, diễu hành qua đồ ăn thức uống và thậm chí...