Bé gái bị lột hoàn toàn da đầu đã phục hồi, có mái tóc dài óng mượt
Ngày 19/6, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, trường hợp bé gái 8 tuổi bị vướng tóc vào bánh xe, bị lột hoàn toàn da đầu hồi cuối năm 2020 đã hồi phục kỳ diệu.
Trước đó, tháng 12/2020, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp cháu bé 8 tuổi ở Hải Phòng bị vướng vào bánh xe khi được người nhà chở đi chơi trên xe ba bánh. Do tóc rất dài và dày, gặp khi hoảng loạn, cháu bé đang nằm đã ngồi dậy khiến toàn bộ da đầu bị lột.
Tại thời điểm xảy ra tai nạn, người nhà đã thấy da đầu cháu bị lột từ ngang tai vòng qua trán, sang bên kia đầu rồi ra sau gáy, lộ cả xương sọ. Cháu bé được đưa đến Bệnh viện Việt Tiệp (Hải Phòng) cấp cứu rồi chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Tiến sĩ Bùi Mai Anh, Khoa Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt và Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, phẫu thuật ghép nối da đầu ở trẻ em gặp nhiều khó khăn, do mạch máu có kích thước nhỏ, chỉ khoảng 0,6 – 0,7mm, nguy cơ tắc mạch sau nối khá cao, đòi hỏi kỹ thuật cũng như phương tiện phẫu thuật.
“Nhờ êkíp giàu kinh nghiệm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức sử dụng kính vi phẫu nối 1 động mạch và 2 tĩnh mạch, ca nối ghép đã thành công. Chỉ sau hơn 10 ngày được phẫu thuật, tóc đã mọc lại ở vùng da đầu được ghép”, Tiến sĩ Bùi Mai Anh nhớ lại.
Video đang HOT
Sau khi được ghép nối da đầu thành công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, gia đình luôn cho cháu đi khám lại đúng hẹn để được bác sĩ theo dõi quá trình hồi phục, kịp thời đưa ra những lời khuyên về sinh hoạt.
Nhờ vậy đến nay sau gần 4 năm, cháu đã có kết quả điều trị tốt, tóc mọc dài và đẹp. Cháu bé vẫn nuôi tóc dài không cắt kể từ khi được nối lại da đầu.
Nhìn thành quả có được của người bệnh ngày hôm nay, không ai có thể tưởng tượng được chỉ vài năm trước cháu đã gặp phải một tai nạn nghiêm trọng như vậy. Tiến sĩ Bùi Mai Anh trực tiếp thăm khám cho cháu chia sẻ: “Vết mổ vị trí đứt rời sau nối liền sẹo tốt không lồi, không đau và ngứa nên không cần chăm sóc đặc biệt”.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Hàm mặt và Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Khoa đã thực hiện nhiều ca nối da đầu phức tạp gồm cả đa chấn thương kèm theo nhưng ca đứt rời da đầu ở trẻ em là hiếm gặp do thường gặp ở tai nạn lao động.
Quyết định kịp thời của 2 bác sĩ cứu bé gái đuối nước nguy kịch
Đang bơi tại bể của khách sạn ở Hạ Long, bác sĩ Hoàng Anh Tuấn nghe tiếng kêu cứu rồi thấy một bé gái bị đuối nước được vác dốc ngược nhưng tình trạng tím tái không cải thiện.
Bác sĩ Hoàng Anh Tuấn là cán bộ khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội). Sự việc xảy ra ngày 8/6, thời điểm anh cùng đồng nghiệp tham gia chương trình hội nghị khoa học chuyên ngành.
Anh nhớ lại khoảng 18h, khi đang bơi tại bể của khách sạn, anh nghe tiếng kêu cứu. Một bé gái bị đuối nước được đưa lên bờ và một người đàn ông dốc ngược cháu để nước chảy ra nhưng tình trạng tím tái của bé không cải thiện.
Nhận thấy tình trạng cháu bé nguy kịch, bác sĩ Tuấn và đồng nghiệp cùng khoa là bác sĩ Hà Hoài Nam đã đề nghị người đàn ông ngừng dốc ngược, lập tức đặt cháu bé xuống nền cứng. Hai vị bác sĩ tiến hành hồi sinh tim phổi bằng cách ép tim ngoài lồng ngực kèm thổi ngạt.
Sau khoảng 2 phút ép tim, nhận thấy trong khoang miệng bé có nhiều thức ăn từ dạ dày trào ngược lên, bác sĩ Nam đã cùng một bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội khai thông đường thở cho cháu bé.
Sau 5 phút cấp cứu, cháu bé đã có ý thức, tỉnh lại, được đưa đến trung tâm y tế gần nhất để tiếp tục điều trị. Sáng hôm sau, khi gặp lại nhóm bác sĩ, gia đình thông báo kết quả kiểm tra cho thấy tình trạng sức khỏe của bé ổn định.
Theo bác sĩ Hoàng Anh Tuấn, khi xảy ra đuối nước, việc sơ cứu ban đầu rất quan trọng. Trong trường hợp này, vác dốc ngược nạn nhân là cách sơ cứu chưa phù hợp.
"Nhiều người lầm tưởng động tác này giúp loại bỏ nước ra khỏi hệ hô hấp và giúp trẻ có thể tự thở được nhưng thực chất việc đó chỉ làm chậm trễ các bước sơ cứu quan trọng hơn, bao gồm hồi sức tim phổi", bác sĩ Tuấn cho biết.
Lượng nước đi vào phổi khi bị đuối nước thường không nhiều và có thể được thải ra ngoài khi thực hiện ép tim ngoài lồng ngực và khi trẻ có thể tự thở. Trì hoãn việc hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực làm tăng nguy cơ tổn thương não không hồi phục do thiếu oxy.
Việc cần làm đầu tiên trong sơ cứu trẻ đuối nước là đưa trẻ lên khỏi mặt nước. Sau đó đánh giá tình trạng của trẻ xem trẻ có ngừng thở, ngừng tim hay không. Nếu có, cần nhanh chóng tiến hành hồi sinh tim phổi đồng thời báo người xung quanh gọi cấp cứu 115.
Vị trí ép tim: Trên xương ức, ngang với đường nối 2 núm vú. Ấn xuống ngực sâu khoảng 1/3-1/2 lồng ngực. Tốc độ ép tim 100 lần/phút.
Nếu chỉ có một mình bạn cấp cứu: Hãy thực hiện 30 lần ép tim, sau đó thổi ngạt 2 lần. Nếu có 2 người cấp cứu: Hãy thực hiện 15 lần ép tim, sau đó thổi ngạt 2 lần. Sau mỗi 2 phút cần đánh giá lại xem trẻ có thở lại hay không, có mạch không? Sau khi trẻ có nhịp tim và nhịp thở trở lại, cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để kiểm tra chức năng sau hồi sinh tim phổi.
Xét nghiệm huyết thống cha - con, người đàn ông Hà Nội phát hiện chuyện khó hiểu Giấu vợ làm xét nghiệm ADN, người đàn ông bất ngờ khi mẫu xét nghiệm với con trai cùng huyết thống nhưng mẫu gene hiển thị là bé gái. Anh V.N.K (32 tuổi, Hoài Đức, Hà Nội) tìm đến Trung tâm Phân tích ADN và công nghệ di truyền Hà Nội làm đơn xin xét nghiệm giám định huyết thống cha - con....