Bé gái 8 tuổi bị nổi nốt đỏ ở khóe miệng, rụng cả mảng da lớn sau khi tắm tại bể bơi công cộng
Vào mùa hè, việc được ngâm mình hay tung tăng trong bể bơi mát lạnh quả là một cảm giác sảng khoái. Tuy nhiên, bạn có bao giờ nghĩ rằng bể bơi công cộng có thể gây nguy hại cho sức khỏe?
Mới đây, một bé gái 8 tuổi đến từ Giang Tô (Trung Quốc), tên Xiaohong, đã cùng mẹ đến bể bơi gần nhà trong kỳ nghỉ hè. Trong đó có nhiều khu vui chơi dưới nước nên hôm đó rất đông người. Hầu như tất cả phụ huynh đều đến chơi cùng con cái của họ. Xiaohong đã chơi ở đây gần như cả ngày và không thấy khó chịu gì sau khi bơi.
Đến ngày hôm sau, mẹ của Xiaohong đột nhiên nhận thấy một vài nốt đỏ nhỏ trên khóe miệng của cô bé, đồng thời có một mảng da lớn rơi ra khi chạm nhẹ vào. Cha mẹ vội vàng đưa Xiaohong đến bệnh viện để kiểm tra, sau khi bác sĩ chẩn đoán xác định rằng Xiaohong bị mắc chứng Hội chứng bong vảy da do tụ cầu, một bệnh ngoài da tương đối hiếm gặp.
Không có sự khác biệt giữa các triệu chứng ban đầu và vết bỏng nên nhiều bậc phụ huynh không coi trọng và thường bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất. Bệnh ngoài da này nếu không được điều trị kịp thời rất dễ gây ra các biến chứng khác như viêm thận, viêm phổi, nhiễm trùng huyết. Nguyên nhân khiến Xiaohong mắc phải căn bệnh này có lẽ là do nước trong bể bơi không sạch và có quá nhiều vi khuẩn, từ đó dẫn đến việc xuất hiện “bệnh bể bơi”.
Thực tế cho thấy, hàng năm sau khi trẻ đi bơi, trên cơ thể trẻ lại xuất hiện một số “bệnh bể bơi”, không chỉ là các triệu chứng ngoài da mà mắt, tai cũng có thể bị vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiều bệnh nguy hiểm khác nhau.
Nước ở các bể bơi công cộng bẩn đến mức nào?
Nếu kể về hàm lượng vi khuẩn trong bể bơi có thể bạn chưa biết nhiều về nó, một vài ví dụ cụ thể có thể cho bạn biết bể bơi công cộng bẩn đến mức nào! Có thể hầu hết mọi người đều không tắm trước khi xuống bể bơi, điều này khiến nhiều khói bụi, mồ hôi và dầu mỡ trên cơ thể của họ tràn ngập bể bơi.
Video đang HOT
Với nhiều người như vậy, bể bơi không khác gì một nhà tắm lớn. Một số khách có thể mắc bệnh ngoài da hoặc viêm nhiễm nào đó, những vi khuẩn này sẽ trực tiếp xâm nhập vào bể bơi, rồi từ từ lây lan sang người khác. Một số người đi tiểu trực tiếp trong hồ bơi khi đang bơi hoặc thậm chí khạc nhổ nước, những hành vi này sẽ gây ô nhiễm hồ bơi và làm tăng khả năng lây nhiễm vi khuẩn.
Mặc dù bể bơi cũng được khử trùng bằng cách thay nước hàng ngày nhưng nhìn chung bể bơi được khử trùng bằng clo, tuy có thể tiêu diệt một số vi sinh vật nhưng cũng cần có thời gian, một số vi khuẩn rất cứng đầu có thể mất vài ngày mới bị tiêu diệt hết.
Cần phải làm gì trước khi xuống nước?
Tốt nhất bạn nên tắm trước khi bơi ở bể bơi công cộng để rửa sạch mồ hôi, bụi bẩn trên cơ thể nhằm giảm ô nhiễm nguồn nước bể bơi không chỉ đảm bảo sức khỏe cho chính bạn mà còn có trách nhiệm với những người khác.
Khi đi bơi phải chuẩn bị sẵn đồ bơi, mũ bơi, kính bảo hộ, nút tai, kẹp mũi và các dụng cụ khác, đừng cảm thấy phiền phức, những vật dụng này có thể ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và tránh một số bệnh do bể bơi gây ra.
Sau khi bơi xong, bạn phải tắm lại cẩn thận hơn, cũng có thể dùng một chút sữa tắm, nếu có thể sát trùng cơ thể là tốt nhất. Cũng phải rửa sạch nước trong tai, nhỏ một chút thuốc nhỏ mắt để sát trùng mắt, nếu sau khi bơi mà vẫn thấy không khỏe thì phải kịp thời đến bệnh viện để khám và thông báo cho bác sĩ biết là bạn đã đi bơi để bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh tốt hơn.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline
Những điều cần biết về bệnh bạch biến
Bạch biến là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, loại da. Bệnh không lây, không đe dọa tính mạng nhưng làm giảm chất lượng cuộc sống người bệnh do ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến họ cảm thấy mặc cảm, tự ti, hạn chế giao tiếp.
Theo ThS. BS Lê Thị Minh Ngọc, Khoa Khám bệnh BV Da Liễu TP.HCM, bạch biến là tình trạng xảy ra do sự phá hủy hay giảm các tế bào hắc tố - tế bào sản xuất sắc tố trên da của mỗi người, dẫn đến hậu quả làm cho da mất màu tự nhiên, vùng da bệnh sẽ trắng hơn bình thường. Ngoài ra, bệnh còn có thể làm trắng tóc và lông mi.
Nguyên nhân chính xác của bạch biến đến nay vẫn chưa được làm rõ, nhưng hầu hết các trường hợp là do tự miễn. Nói một cách khác, hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công chính các tế bào hắc tố bình thường và làm giảm/mất sắc tố trên da.
Mặc dù bạch biến là bệnh lành tính, tuy nhiên người bị bệnh bạch biến có nguy cơ mắc một số bệnh lý khác cao hơn người bình thường. Ngoài ra người bạch biến cũng dễ bị bỏng nắng hơn.
Ảnh minh họa
ThS. BS Lê Thị Minh Ngọc khuyến cáo, hãy gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và tư vấn nếu bạn có các dấu hiệu sau:
Trên da xuất hiện các đốm trắng : Bác sĩ da liễu sẽ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra các đốm trắng trên da của bạn. Nó có thể là bệnh bạch biến hoặc một bệnh ngoài da khác.
Bỏng nắng: Bác sĩ da liễu có thể tư vấn các phương pháp bảo vệ da khỏi tác hại ánh nắng như sử dụng kem chống nắng phù hợp, bận trang phục chống nắng khi ra ngoài trời...
Ngoài ra, người bị bệnh bạch biến nên tầm soát các bệnh khác đi kèm như:
Mất thính lực: Tế bào hắc tố cũng có ở tai trong, do đó nếu cơ thể tấn công các tế bào hắc tố tại đây sẽ có thể gây mất thính lực. Tỉ lệ này có thể thay đổi từ 12- 38 % người bệnh bạch biến. Nhưng đa số bệnh nhân không nhận ra vấn đề này.
Vấn đề của mắt: Vài bệnh nhân bạch biến sẽ có cảm giác thay đổi về thị lực hay có bất thường về tiết nước mắt. Nếu xuất hiện tình trạng này nên có sự phối hợp khám giữa chuyên khoa da liễu và mắt để kiểm soát tốt các triệu chứng này sớm nhất.
Các bệnh tự miễn: Một số bệnh nhân bạch biến có thể liên quan các bệnh lý tự miễn. Bao gồm các bệnh tuyến giáp tự miễn như viêm tuyến giáp Hashimoto và bệnh Graves, thiếu máu ác tính, viêm khớp dạng thấp, Lupus, bệnh viêm ruột, bệnh tiểu đường typ 1
Bệnh lý tuyến giáp tự miễn có nhiều dữ liệu nghiên cứu nhất. Các nghiên cứu cho thấy bệnh có thể gặp trung bình 10-15% bệnh nhân bạch biến.
Lo lắng và trầm cảm: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người mắc bệnh bạch biến thường cảm thấy lo lắng và xấu hổ. Mọi người thường nhìn chằm chằm hay có những nhận xét không hay. Một số bệnh nhân tỏ ra sợ hãi. Đối mặt với điều này ngày này qua ngày khác có thể ảnh hưởng đến sự tự tin cá nhân dẫn đến trầm cảm.
Tóm lại bạch biến là bệnh ngoài da lành tính, có thể gặp ở mọi độ tuổi. Khi bị bạch biến người bệnh cần đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được thăm khám, điều trị và tầm soát các bệnh lý đi kèm.
Nguy cơ nhiễm bệnh tiềm ẩn tại các bể bơi mùa hè Mùa hè đến, nhu cầu đi bơi tại các bể bơi công cộng tăng cao, sự đông đúc tại các bể bơi, sự thiếu ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung của nhiều người bơi là "cơ hội" để các bệnh truyền nhiễm phát triển. Ngay từ đầu mùa hè, khi thời tiết bắt đầu nắng nóng, nhiều hồ bơi, bể...