Bé gái 7 tuổi tặng bạn chiếc điện thoại Iphone 7 mới cứng để học online, xem bức thư lại càng thấm thía từng câu
Rất nhiều sự tử tế đã được lan tỏa nhờ hành động đẹp của em nhỏ 7 tuổi ở Bắc Ninh.
Trong khi dịch Covid-19 vẫn còn đang khá căng thẳng, nhiều học sinh, sinh viên trên cả nước đã bước vào năm học mới với hình thức học trực tuyến. Thế nhưng để sắm đủ điện thoại hay máy tính phục vụ việc học tập vẫn là dấu hỏi lớn với những gia đình không có điều kiện. Một chút cho đi, là ở nơi nào đó có thêm một em nhỏ được học tập và cảm thấy hạnh phúc!
Câu chuyện của bé gái 7 tuổi ở Bắc Ninh, viết thư tay tặng kèm chiếc điện thoại cho các bạn nhỏ khó khăn học online đã lan tỏa thật nhiều sự tử tế trên mạng xã hội. Đăng tải trên fanpage One Egg a Day, nội dung viết:
“Một bạn nhỏ ở Bắc Ninh, khi biết đến chương trình quyên góp thiết bị học tập cho các bạn học sinh khó khăn, đã cùng mẹ quyên góp một bộ đầy đủ gồm điện thoại mới, sim, thẻ điện thoại,… Bạn học sinh nhận được món quà này chắc chắn sẽ vui lắm.
Nội dung bức thư thật đáng yêu của bạn Hải Anh như sau: “Chào bạn, tớ tên là Nguyễn Hải Anh, năm nay tớ 7 tuổi. Tớ ở Bắc Ninh. Mẹ tớ nói, bạn không có điện thoại để học Zoom, nên tớ và mẹ gửi tặng bạn chiếc điện thoại này. Mong bạn học thật tốt!”
Bé gái 7 tuổi tặng bạn chiếc điện thoại Iphone 7 mới cứng để học online kèm bức thư tay
Hải Anh gửi chiếc điện thoại có đầy đủ bộ sạc, tai nghe, thậm chí cẩn thận hơn còn đính kèm cả bộ sim thẻ giúp chủ nhân chiếc máy có thể sử dụng ngay lập tức. Em nhỏ cũng nắn nót viết từng lời gửi gắm trong bức thư, gửi tới người bạn nghèo.
Video đang HOT
Lời lẽ chân thành, ấm áp của bé Hải Anh đã khiến nhiều người dùng mạng xã hội xúc động. Sự sẻ chia của em nhỏ đã truyền cảm hứng tích cực cho nhiều người, lan tỏa sự tử tế, nhân văn trong mùa dịch.
- Chữ bé đẹp quá, mẹ em chắc hẳn rất tự hào về em! Chúc 2 con học giỏi.
- Còn nhỏ mà ngoan ngoãn, biết yêu thương, chia sẻ với bạn bè. Chúc con mạnh khỏe, lớn lên trở thành người có ích cho xã hội.
Được biết, quỹ One Egg A Day – được bác sĩ Khuất Thị Hải Oanh khởi xướng năm 2017. Bác sĩ Oanh là người sáng lập và là Giám đốc Điều hành của Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng – SCDI. Dự án được kêu gọi với mục đích nhận hỗ trợ lương thực cho các gia đình thiếu đói, hỗ trợ sữa cho trẻ nhỏ và thiết bị học online cho trẻ lớn.
Bức thư được Hải Anh ghi kèm cả mật khẩu điện thoại
Chia sẻ về bức thư của em Hải Anh, đại diện quỹ One Egg A Day cho biết, mẹ bé Hải Anh đã theo dõi dự án từ rất lâu và thường xuyên ủng hộ, ngay cả khi Bắc Ninh đang làm tâm dịch nóng.
“Lần này, sau khi đọc bài chia sẻ bức thư của một bạn ở Hà Nội khi được tặng thiết bị học online và lời kêu gọi của chúng tôi nhằm ủng hộ thiết bị học online cho các bé, mẹ của Hải Anh đã liên lạc với và đề xuất tặng một điện thoại cho một bạn.
Hôm qua, mẹ của Hải Anh đã chuyển chiếc điện thoại cho quỹ. Chiếc điện thoại thuộc dòng Iphone 7, vẫn còn mới cứng!”.
Tâm sự giáo viên dạy online: "Chưa bao giờ kiệt sức như thế"
Trong thời điểm dịch Covid-19 tại nhiều tỉnh thành chưa được kiểm soát, việc học online vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy này khiến việc trao đổi, tương tác giữa giáo viên và học sinh bị hạn chế, gây ra không ít khó khăn. Chẳng riêng học sinh, nhiều giáo viên chia sẻ, bản thân cảm thấy bị stress vì những áp lực trong lúc dạy trực tuyến.
Các em phải chuyển học online vì dịch bệnh. (Ảnh: Vietnamnet)
Chưa bao giờ thấy kiệt sức như thế
Mới đây, mạng xã hội đã chia sẻ bức thư của một cô giáo nói về những áp lực mà mình phải chịu trong thời điểm xã hội giãn cách, dạy học theo phương pháp online. "Chưa bao giờ tôi thấy kiệt sức như vậy, đầu óc cứ căng ra như một dây đàn. Soạn bài, sách cũ, sách mới, nghĩ trò chơi, trả lời tin nhắn phụ huynh, động viên học sinh."
Mỗi ngày, cô phải làm việc quần quật từ 6h sáng đến tận 2g sáng ngày hôm sau nhưng công việc vẫn còn ngổn ngang. Thậm chí, việc quá nhiều, nhận vô số tin nhắn mỗi ngày đã khiến giáo viên này bị ám ảnh vào giấc mơ. "Nếu cứ thế này, tôi vỡ tung ra mất, nhiều lúc ngồi mà nước mắt cứ chảy dài ra, hay ước gì mình biến mất " - nữ giáo viên tiết lộ. Cô tin rằng, áp lực này không phải của riêng mình mà còn rất nhiều giáo viên khác chung cảnh ngộ.
Bức thư của cô giáo gây bão mạng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Mỗi tuần trôi qua lại thêm căng thẳng
Tuổi Trẻ từng đưa tin về trường hợp cô K. công tác tại trường tiểu học ở quận 6, TP.HCM. Sau tựu trường, dù chỉ mới dạy 1 tuần nhưng nữ giáo viên này đã cảm thấy căng thẳng, chưa biết nên làm cách nào để ổn định lại tâm lý.
"Tôi không thấy nặng về chương trình hay phương pháp dạy học trực tuyến trong tình hình dịch bệnh. Cái tôi lo là trong tiết dạy của mình, nhiều phụ huynh hỗ trợ con và can thiệp hơi sâu. Có hôm vẳng trong âm thanh tiếng phụ huynh: "Không biết bà cô mày dạy có chuẩn không?".
Tôi thật sự buồn. Đây là những giờ "mào đầu" để dặn dò các con về kỹ năng, kích thích tinh thần học cho con nên giáo viên đôi khi phải pha những câu chuyện đời thường, nhẹ nhàng, vui vẻ. Phụ huynh lại hiểu sai ý. Đó là chưa kể mạng Internet mấy hôm nay bị rớt liên tục, có em vào được, em thì không; phụ huynh lại nổi nóng với giáo viên, xem như lỗi tại cô" - cô chia sẻ.
Một giáo viên đang cố gắng giải thích cho học sinh hiểu. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Trong tiết dạy có trăm con mắt nhìn - vô cùng áp lực
Cô G. - giáo viên tiếng Anh là một trường hợp khác được Tuổi Trẻ đưa tin. Điều khiến nữ giáo viên này áp lực đó chính là trong lớp có 35 em học sinh nhưng trong mỗi ô camera trên màn hình máy tính lại xuất hiện thêm gương mặt của phụ huynh chen ngang. Họ là bố mẹ, anh chị em hay ông bà...
Cô nhận định: "Việc ông bà, gia đình quan tâm đến tiết học của con là điều rất tốt. Nhưng dù online thì đây là không gian lớp học, người thân xuất hiện ở lớp nên buộc cô giáo phải linh hoạt ngôn ngữ cho cả hai thế hệ. Nói sao cho các con hiểu, nói như thế nào để phụ huynh hài lòng... Nhìn màn hình khô cứng nhưng giáo viên phải hoạt ngôn cho phù hợp với học sinh, phụ huynh. Nghĩa là trong một tiết dạy có trăm con mắt nhìn, giáo viên vô cùng áp lực."
Nữ giáo viên ở Sài Gòn dạy online. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
Hiện tại, việc học online là điều cần thiết trong bối cảnh Covid-19. Chính vì vậy, học sinh, phụ huynh và giáo viên hãy thông cảm, hỗ trợ cho nhau để mang đến những tiết học bổ ích, chất lượng cho các em.
Thân thế không ngờ của shipper "cưỡi" mô tô tiền tỷ, giao 1 ngày 200 chiếc điện thoại Đốt không biết bao nhiêu lít xăng cho chiếc siêu mô tô mới giao được hết 200 chiếc điện thoại, và người giao hàng - shipper "VIP" thế này là ai? Mới đây, trên Facebook, câu chuyện về shipper với phong thái cực "ngầu", lái BMW R18 trị giá cả tỷ đồng, đi giao hàng gồm 200 chiếc điện thoại cho khách đặt...