Bé gái 7 tuổi bị ung thư miệng, bác sĩ cảnh báo cha mẹ cần chú ý trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ
Cha mẹ lơ là, không sát sao trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ, nhất là thời kì con thay răng sữa đã khiến bé gái 7 tuổi mắc phải căn bệnh ung thư miệng nguy hiểm.
Ngày nay những đứa trẻ đang lớn lên trong một môi trường “nguy hiểm”, càng ngày càng có nhiều trẻ bị bệnh tật. Tuy nhiên, một phần lớn cũng do cách chăm sóc của cha mẹ và trường hợp cô bé 7 tuổi bị ung thư miệng là một điển hình.
Bé gái 7 tuổi đã bị ung thư miệng
Gần đây, một cô bé 7 tuổi tên Tiểu Chu tuổi ở Trịnh Châu (Trung Quốc) đã mắc bệnh về răng miệng. Do thời gian thay răng sữa của Tiểu Chu khá sớm, cha mẹ không chú ý nên dẫn đến răng bị viêm, cuối cùng nướu bắt đầu phát triển thành chất giống như vết bẩn màu trắng thì người lớn mới bắt đầu phát hiện ra. Khi cha mẹ đưa Tiểu Chu đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói với gia đình, bệnh của đứa trẻ chính là bị ung thư miệng, cần phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ nướu trong khoang miệng.
Khi cha mẹ đưa Tiểu Chu đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ nói với gia đình, bệnh của đứa trẻ chính là bị ung thư miệng, cần phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ nướu trong khoang miệng (Ảnh minh họa).
Sau khi biết được thông tin này, bố mẹ của cô bé vô cùng đau khổ. Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là cha mẹ phải chú ý đến các vấn đề răng miệng của trẻ. Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ không chỉ đơn giản là việc đánh răng hoặc là không ăn đồ ngọt.
Cách chăm sóc răng miệng đúng cách cho trẻ
Để giải quyết các vấn đề chăm sóc răng miệng ở trẻ, bác sĩ Nghiêm Hiêu, phó Khoa Nha khoa của Bệnh viện nhân dân Trịnh Châu sẽ hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc răng miệng đúng cách.
Đối với trẻ sơ sinh, có mẹ sẽ nói, khi này trẻ vẫn chưa có răng, vậy tại sao chúng ta phải làm sạch miệng?
1. Mặc dù trẻ không có răng trong miệng, trẻ không bị bệnh còi xương, cũng không bị sâu răng, nhưng rất dễ dẫn đến viêm miệng. Vì vậy trước khi trẻ mọc răng, sau mỗi lần bú sữa mẹ và buổi tối mỗi ngày, cha mẹ dùng ngón tay quấn gạc bông tiêu độc và chà nhẹ nhàng vào nướu răng. Sau mỗi bữa ăn, cho trẻ uống một chút nước ấm để làm sạch miệng.
Video đang HOT
2. Rất nhiều mẹ cho con sử dụng núm vú giả. Núm vú giả có thể ảnh hưởng đến khả năng cắn, vì vậy cha mẹ phải từ bỏ thói quen cho trẻ ngậm núm vú giả trước khi trẻ 2 tuổi. Bình sữa cũng vậy, trước 2 tuổi cha mẹ cũng nên giúp trẻ bỏ thói quen bú bình, không thể để trẻ trên 2 tuổi vẫn cầm bình sữa bú, bởi như vậy sẽ khiến bộ phận hàm mặt của trẻ phát triển không tốt, gây ra một số bất thường ở bộ phận hàm mặt.
Nếu đến thời kỳ thay răng mà răng sữa vẫn chưa rụng thì răng sữa cần được loại bỏ càng sớm càng tốt (Ảnh minh họa).
3. Thông thường, đứa trẻ 6 tuổi sẽ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn đầu tiên. Trẻ tầm 12 – 13 tuổi răng vĩnh viễn đã thay thế hoàn toàn răng sữa. Nếu răng sữa của đứa trẻ đã sớm rụng, thì phải đến bệnh viện làm điều trị “duy trì khoảng cách”, để không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của răng vĩnh viễn. Nếu đến thời kỳ thay răng mà răng sữa vẫn chưa rụng thì răng sữa cần được loại bỏ càng sớm càng tốt, bằng không sẽ khiến răng sữa và răng vĩnh viễn mọc chồng lên nhau.
4. Khi bị sâu răng sữa, nó không chỉ gây đau cho trẻ mà còn ảnh hưởng đến việc ăn uống. Vì vậy, một khi cha mẹ đã phát hiện trẻ bị sâu răng, nhất định phải điều trị sớm.
Phương pháp phòng ngừa sâu răng cho trẻ
Bác sĩ Nghiêm Hiêu cũng đưa ra nhiều phương pháp phòng ngừa sâu răng, người lớn phải chú ý:
1. Thời gian trẻ thay răng phải cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu chất xơ, và có độ cứng nhất định, ví dụ như thịt bò, cà rốt, cần tây, ngô… để giúp kích thích răng sữa, thúc đẩy răng sữa rụng vào thời gian nhất định. Ngoài ra, hoạt động nhai sẽ giúp thúc đẩy lợi và hàm răng. Cho trẻ ăn ít các loại thực phẩm có đường, đồ uống có ga, khoai tây chiên, cánh gà chiên…
Tốt nhất là nên đưa trẻ đến khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để ngăn ngừa sâu răng càng sớm càng tốt (Ảnh minh họa).
2. Phương pháp chải răng chính xác: Đặt bàn chải nghiêng 1 góc 45 độ với nướu. Di chuyển bàn chải qua lại ngắn và nhẹ nhàng. Sử dụng đầu bàn chải để làm sạch bề mặt bên trong của răng bằng các chuyển động lên xuống. Chải lưỡi nhẹ nhàng để loại bỏ vi khuẩn và giữ cho hơi thở thơm mát.
3. Sửa chữa một số thói quen xấu của đứa trẻ, chẳng hạn như: cắn lưỡi, cắn móng tay hoặc cắn bút, dùng đầu lưỡi liếm răng…
4. Để chăm sóc răng miệng cho trẻ em, tốt nhất là nên đưa trẻ đến khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần để ngăn ngừa sâu răng càng sớm càng tốt. Một khi cha mẹ phát hiện các vấn đề trên răng của trẻ, cần đến bệnh viện để khám và điều trị.
Theo Helino
Dấu hiệu ung thư miệng không nên bỏ qua, nhất định phải đi khám
Ung thư miệng nếu được phát hiện sớm có thể cải thiện kết quả điều trị. Dưới đây là một số triệu chứng của ung thư miệng bạn không nên bỏ qua.
1. Các đốm đỏ hoặc trắng trong khoang miệng và/hoặc họng
Vết loét đóng vảy ở miệng hoặc cổ họng không lành trong vòng hai tuần là dấu hiệu chính của ung thư miệng.
2. Hình thành các u nhỏ
Sự hình thành các khối u nhỏ bên trong khoang miệng và dày niêm mạc miệng có thể là dấu hiệu của ung thư miệng.
3. Sự ăn mòn xung quanh môi và lợi
Trong ung thư miệng, các mô của bề mặt trên của môi và lợi bị mòn đi, dẫn đến mất mô ở những bộ phận này.
4. Mất cảm giác bên trong khoang miệng
Tê, mất cảm giác và cảm giác bên trong khoang miệng cũng là một trong những triệu chứng chính của ung thư miệng.
5. Các vết loét đau
Trong giai đoạn ban đầu của ung thư miệng, vết loét và các vết thương thường không đau. Nhưng với sự tiến triển của bệnh, những vết loét này dẫn đến đau đớn không thể chịu nổi. Đau thường tăng nếu vết loét bị rách và chảy máu trong khi ăn.
6. Răng lung lay và hôi miệng
Triệu chứng này có thể phát triển ở một số bệnh nhân. Đau loét trong lợi có thể là nguyên nhân gây mất răng và có mùi hôi bên trong miệng.
7. Rối loạn ngôn ngữ
Nếu ung thư miệng lan ra và ảnh hưởng đến cổ họng, nạn nhân có thể bị các vấn đề về lời nói. Thêm vào đó, chất lượng giọng nói cũng có thể thay đổi do sự phát triển của ung thư miệng.
8. Giảm cân nghiêm trọng
Đây là một triệu chứng phổ biến mà có thể nhận thấy ở hầu hết các dạng ung thư. Trong ung thư miệng, khó nuốt (do đau nhức và bất động lưỡi) có thể là nguyên nhân quan trọng gây giảm cân.
BS.Thu Vân
Theo vietnamnet.vn
5 nguy cơ tiềm ẩn là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư miệng mà bạn không nên xem thường Ung thư miệng là căn bệnh có thể chẩn đoán và phát hiện ra sớm. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm rõ những nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này để kịp thời phòng tránh từ sớm. Mặc dù không phải là loại ung thư phổ biến trên thế giới, nhưng tỷ lệ người mắc bệnh ung thư miệng đang ngày càng...