Bé gái 5 tuổi chết đuối trong bể bơi chung cư và bài học xương máu cho các bậc cha mẹ
Vì quá tin tưởng khả năng bơi lội, tự kiểm soát của con, người mẹ đã đi về nhà nấu cơm khoảng 20 phút trước khi đau lòng phát hiện con bị đuối nước.
Ảnh minh họa
Sự việc xảy ra tại chung cư The Asana, nằm trên đường Queen, Singapore. Bé gái 5 tuổi chết đuối trong bể bơi chung cư sau khi mẹ rời mắt khoảng 20 phút.
Người mẹ kể lại rằng, cô đưa con gái đến bể bơi vào khoảng 18h10 nhưng sau đó cô trở về căn hộ để nấu ăn và để con ở đó một mình.
Sau khi nấu ăn chuẩn bị bữa tối cho gia đình trong khoảng 20 phút, cô trở lại bể bơi để đón con thì phát hiện sự việc đau lòng.
Theo camera giám sát trong hồ, cô bé bơi dọc bể rồi qua bể sục và quay lại một lần nữa. Đến khoảng 18h20, sự việc xảy ra ở khu vực camera không ghi lại được, chỉ thấy một số vết nước bắn ra khỏi hồ.
Theo kết luận của cơ quan điều tra, cô bé cao khoảng 1,06m, chưa bơi thành thạo và bị đuối nước trong bể bơi sâu 1,2m.
Video đang HOT
Để tránh những tai nạn đáng tiếc như vậy cha mẹ đưa trẻ đi bơi cần chú ý:
Luôn có người lớn trông chừng con
Một trong những hướng dẫn quan trọng nhất về an toàn ở bể bơi công cộng cho trẻ em là đảm bảo có người lớn đáng tin cậy trông chừng trẻ. Mặc dù, bể bơi luôn có nhân viên cứu hộ, huấn luyện viên bơi lội giám sát xung quanh nhưng cha mẹ hãy cố gắng để mắt đến con.
Cha mẹ tự kiểm tra bể bơi trước khi cho con xuống
Kiểm tra độ sâu và nước của bể bơi trước khi con xuống tắm để đảm bảo rằng nó không quá sâu so với chiều cao của con.
Không để trẻ chạy gần hồ bơi
Trẻ con hiếu động, hay chạy nhảy do vậy cha mẹ nên nhắc nhở con không được chạy đùa nghịch gần hồ bơi để tránh trượt ngã.
Nếu con bạn dưới 5 tuổi, tốt nhất nên cho con mang áo phao an toàn khi chơi dưới nước.
Mang nước khi đi bơi
Bơi lội là hoạt động thể chất tốt cho cơ thể nhưng trong quá trình dành nhiều giờ bơi có thể làm con bạn mất nước. Hãy đảm bảo mang cho trẻ chai nước, uống từng ngụm nhỏ để tránh mất nước.
Có thể vẫn mắc Covid-19 sau tiêm vaccine
Không có vaccine nào ngăn chặn toàn bộ nguy cơ lây nhiễm nCoV, vì vậy cần tiêm chủng trên diện rộng để đạt hiệu quả miễn dịch, các chuyên gia y tế hàng đầu Việt Nam cho biết.
Trao đổi với VnExpress sáng 6/5, Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho biết: "Hiệu quả của tiêm vaccine Covid-19 đã được Tổ chức Y tế thế giới xác nhận là trên 50%, số còn lại tiêm xong vẫn có thể nhiễm bệnh. Song, nếu bị bệnh sau tiêm thì tỷ lệ phải nằm viện, bị phản ứng nặng, hậu quả nặng sẽ không xảy ra".
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam, nêu quan điểm tương tự. Hiện hiệu quả bảo vệ của các vaccine Covid-19 chưa được đo đạc chính xác do việc này cần cỡ mẫu lớn, nhóm đối chứng tương xứng. Vì vậy, vẫn tồn tại khả năng lây nhiễm sau tiêm vaccine Covid-19, tuy nhiên tỷ lệ này thấp.
Theo bác sĩ Hà, việc tiêm vaccine nhằm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh, giảm mức độ triệu chứng khi nhiễm, giảm tỷ lệ bệnh trở nặng và các ca tử vong. Trong đó, việc giảm biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong rất quan trọng, giúp giảm gánh nặng y tế. Vì vậy, lợi ích vaccine mang lại cao hơn so với nguy cơ biến chứng.
Hai chuyên gia đưa ra quan điểm trên trong bối cảnh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ghi nhận 22 ca nhiễm chỉ trong 2 ngày 5-6/5 và nhân viên y tế tại viện đã được tiêm vaccine Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 tại Bệnh viện Bạch Mai sáng 6/5. Ảnh: Ngọc Thành.
Thế giới đã ghi nhận các trường hợp vẫn nhiễm nCoV sau tiêm vaccine. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm 15/4 thống kê 5.800 người nhiễm virus này dù đã tiêm phòng đủ hai liều. Trong đó, một số người bị ốm nặng, 74 người chết, 396 người phải nhập viện. CDC khuyến cáo những người đã tiêm chủng đầy đủ cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách, tránh nơi đông người và không gian kín, rửa tay thường xuyên. Tại Singapore, thống kê đến hết tháng 4, có 2 người mắc Covid-19 sau tiêm vaccine, trong tổng số 2 triệu người đã tiêm.
Theo chương trình tiêm chủng quốc gia, ngày 5/5 có thêm 90.417 người tiêm vaccine Covid-19, nâng tổng số người được tiêm lên 675.956 người tại 48 tỉnh thành phố. Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, khoảng 74% trong số các nhóm ưu tiên đã được tiêm vaccine, 16% có phản ứng phụ sau tiêm.
Việc tiêm chủng phải đạt trên 70% dân số để có miễn dịch cộng đồng, ngăn chặn dịch bệnh. Số lượng tiêm chủng ở Việt Nam hiện nay còn rất ít ỏi, chưa đạt miễn dịch, vì vậy mọi người vẫn cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng dịch được Bộ Y tế khuyến cáo.
Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường cho biết tiêm vaccine phải cùng với thực hiện 5K thì việc phòng chống dịch mới hiệu quả.
Sau tiêm vaccine có những phản ứng thông thường như sốt, mệt mỏi... khiến một số người e ngại. Tuy nhiên các chuyên gia về phòng dịch cũng như điều trị khẳng định tiêm đến đâu an toàn đến đó, đội ngũ y bác sĩ sẵn sàng xử lý các tác dụng phụ và biến chứng nếu xảy ra.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cùng các lãnh đạo Bộ Y tế đã tiêm vaccine AstraZeneca, nhằm giúp người dân tin tưởng vào vaccine Covid-19. Cức khỏe của nhóm sau tiêm vaccine ổn định.
"Tiêm vaccine là trách nhiệm chung của tất cả mọi người để có được miễn dịch cộng đồng", ông Cường nói.
Một năm tăng giá gần gấp đôi, cổ phiếu ngân hàng thêm động lực Sau một năm 2020 tăng liên tục lên gần gấp đôi, cổ phiếu Ngân hàng Quốc dân (NCB) mã NVB trên sàn HNX có thêm động lực khi ngân hàng vừa quyết định tăng vốn lên gần gấp đôi. Đại hội đồng cổ đông Ngân hàng Quốc dân (NCB) vừa thông qua việc sẽ tăng vốn lên hơn 7.000 tỷ đồng so với...