Bé gái 15 tuổi bị xuất huyết đường tiêu hóa, thủ phạm là thói quen hầu hết giới trẻ đều mắc
Vào tối ngày 1/9, Tiểu Duyệt, 15 tuổi tay ôm bụng, khóe miệng còn vết máu, cô bé được gia đình vội vàng đưa vào phòng cấp cứu của Bệnh viện số 1 thành phố Vũ Hán.
Bác sĩ trực ban sau khi hỏi về bệnh tình thì được biết, Tiểu Duyệt cách đó 2 giờ đã xuất hiện đau bụng dữ dội, còn kèm theo tình trạng buồn nôn, ói mửa, nghiêm trọng hơn Tiểu Duyệt còn nôn ra máu, điều này khiến bộ mẹ cô bé vô cùng sợ hãi nên đã vội vàng đưa Tiểu Duyệt đến bệnh viện. Qua kiểm tra, bác sĩ xem xét Tiểu Duyệt xuất huyết tiêu hóa trên và đưa đến phòng cấp cứu, trải qua một đêm điều trị quan sát, tình trạng bệnh của Tiểu Duyệt đã ổn định.
Bác sĩ Hồ Vũ Tường, người thăm khám cho Tiểu Duyệt rất ngạc nhiên, tại sao cô bé 15 tuổi đã bị xuất huyết đường tiêu hóa? Sau khi tìm hiểu, bác sĩ đã biết câu trả lời, từ khi lên trung học Tiểu Duyệt đã biết uống rượu, chế độ ăn uống hàng ngày của cô bé rất thất thường, bữa ăn bữa không, khi ăn thì ăn nhanh như hổ đói, khi không ăn thì có khi cả ngày không ăn thứ gì. Lần này nhập viện là vì buổi tối ngày 1/9, Tiểu Duyệt cùng mấy người bạn uống rất nhiều rượu.
Xuất huyết đường tiêu hóa là gì?
Với đường tiêu hóa dưới bệnh khó nhận biết hơn với các biểu hiện âm thầm mà bệnh nhân ít để ý tới, song biểu hiện đặc trưng nhất là đi ngoài phân đen.
Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa
- Do viêm loét dạ dày hành tá tràng: Tình trạng viêm loét do lạm dụng thuốc chống viêm, kháng sinh hoặc uống nhiều rượu bia. Nguyên nhân này chiếm 40% các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa.
Video đang HOT
- Bệnh về gan: Viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ là những bệnh lý dẫn tới tình trạng xuất huyết tiêu hóa.
- Một số trường hợp xuất huyết tiêu hóa xảy ra đột ngột do người bệnh uống phải dung dịch kiềm hoặc axit, người bệnh đang trong tình trạng căng thẳng, stress quá độ.
- Nguyên nhân khác do tổn thương khác ở đường tiêu hóa (u tá tràng, u dạ dày, hội chứng Mallory – Weiss), chảy máu ở ruột non (do lao, túi thừa Meckel, các loại u), chảy máu ở ruột già, ở hậu môn và từ đường mật.
Tình trạng viêm loét do lạm dụng thuốc chống viêm, kháng sinh hoặc uống nhiều rượu bia sẽ gây xuất huyết dạ dày.
Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa
Những hậu quả mà các biến chứng xuất huyết tiêu hóa gây ra cho người bệnh có rất nhiều dạng khác nhau. Chúng ta không thể chủ quan, bởi vì bất cứ hình thức nào cũng gây tác động xấu đến sức khỏe hoặc thậm chí là ảnh hưởng cả tính mạng. Những biến chứng xuất huyết dạ dày nguy hiểm bao gồm: Tình trạng sốc do mất máu đột ngột, khó thở, thiếu máu lên não, thiếu oxy não gây co giật,… Nếu không tìm cách chữa trị kịp thời thì bệnh nhân có thể tử vong bất cứ lúc nào.
Phòng tránh biến chứng xuất huyết tiêu hóa
Chế độ ăn uống khoa học: Tránh toàn bộ các chất kích thích và đồ uống có cồn, không ăn thức ăn nhiều dầu mỡ và khó tiêu hóa. Bạn nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả các loại, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa.
Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng chống xuất huyết dạ dày.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Ngủ đủ giấc và đúng giờ, không thức quá khuya, tránh căng thẳng kéo dài. Ngoài ra, chúng ta cần thường xuyên tập luyện các môn thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, sự dẻo dai chống lại bệnh tật.
Đối với những bệnh nhân đã mắc xơ gan, viêm loét dạ dày… rất có thể gây ra biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Do đó, người bệnh cần thực hiện khám và kiểm tra nội soi thực quản thường xuyên. Việc nội soi này giúp đánh giá độ giãn tĩnh mạch thực quản để kiểm soát các biến chứng của bệnh.
(Nguồn: Sohu)
Theo afamily
Nôn ra máu do nghiện rượu
Bệnh nhân 42 tuổi ở Phú Thọ nhiều năm uống rượu, vào viện cấp cứu trong tình trạng nôn ra máu, sốc mất máu mức độ nặng.
Bệnh nhân có ít nhất 3 lần nôn ra máu tươi, đã được điều trị, tình trạng ổn định trở lại. Cuối tháng 4 anh nôn ra máu tươi số lượng lớn và đi ngoài phân có máu, được gia đình chuyển đến Bệnh viện đa khoa Phú Thọ cấp cứu.
Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản do xơ gan mất bù bởi lạm dụng rượu nhiều năm. Bệnh nhân được thắt tĩnh mạch thực quản cầm máu thành công. Các bác sĩ đã truyền dịch và dung dịch cao phân tử để nâng huyết áp, truyền máu cho người bệnh. Bệnh nhân ổn định dần, huyết động tạm ổn.
Hình ảnh chụp mạch và các búi giãn tĩnh mạch của bệnh nhân. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
4 ngày sau, người bệnh bất ngờ đi ngoài ra máu trở lại, huyết áp lại tụt, lại sốc mất máu. Bác sĩ tiếp tục nội soi cầm máu, tuy nhiên lần này máu tuôn ra ào ạt không thể kiểm soát do thành thực quản đã xơ hóa.
Sau hội chẩn cấp cứu, các bác sĩ quyết định tạo luồng thông cửa chủ trong gan qua da (TIPS). Đây là kỹ thuật đặt một giá đỡ kim loại có màng phủ trong gan, tạo một dòng chảy trực tiếp từ tĩnh mạch cửa lên tĩnh mạch gan làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, kết hợp với nút các búi giãn tĩnh mạch thực quản để cầm máu.
Ca can thiệp thành công, máu ngừng chảy ngay. Bệnh nhân ổn định và đi ngoài phân vàng sau 2 ngày, các chỉ số về mức bình thường. Sau 5 ngày, bệnh nhân được xuất viện.
Bác sĩ Trần Quang Lục, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ, cho biết TIPS là phương pháp can thiệp nội mạch, xâm lấn tối thiểu, không phải phẫu thuật, giúp giảm các biến chứng cũng như là hồi phục nhanh sau can thiệp.
Xuất huyết tiêu hóa do vỡ búi giãn tĩnh mạch thực quản, tĩnh mạch dạ dày là biến chứng nặng của xơ gan, tỷ lệ tử vong cao lên đến 30-50%.
Lê Nga
Theo VNE
Cứu sống bệnh nhân bị xuất huyết nguy kịch Chiều 30-8, BS CK 2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, vừa cấp cứu thành công trường hợp xuất huyết tiêu hóa nguy kịch đe dọa tính mạng. Sức khỏe của bệnh nhân dần ổn định Bệnh nhân Phạm Văn Minh (60 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) bị xuất huyết và được điều...