Bé gái 13 tuổi tìm đến cái chết do bạo lực học đường
Giữa năm học, Hà 13 tuổi, được cô giáo xếp ngồi giữa hai bạn nam. Từ đó em thường xuyên bị hai bạn bên cạnh trêu chọc, ném sách vở.
Theo gia đình chia sẻ với bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà bị cả lớp ghép đôi với một trong hai bạn nam này, khiến em luôn có cảm giác xấu hổ, căng thẳng và lo sợ. Mỗi khi không làm được bài hoặc điểm kém bị bạn trêu chọc, em càng chán nản, tự ti và không muốn đi học. Một hôm, em nhắn tin cho vài người bạn thân về tâm trạng của mình rồi tự đi mua thuốc trừ sâu, uống. Bố mẹ phát hiện kịp thời đưa con tới bệnh viện để cấp cứu.
Tại Trung tâm Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ rửa dạ dày bé gái, uống than hoạt, truyền dịch và sử dụng thuốc giải độc. Sau khi ổn định các chức năng sống, Hà được chuyển sang Khoa Sức khỏe vị thành niên, trong tình trạng mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ và đau đầu. Suốt ngày, em chỉ nằm thu mình, không muốn tâm sự hay trò chuyện với bất kỳ ai. Sau khi trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ phối hợp chuyên gia tâm lý đánh giá cháu có những sang chấn về tinh thần.
Sau một tuần trị liệu tâm lý, tinh thần của Hà đã cải thiện, khỏe và vui vẻ hơn, hòa đồng với mọi người trong phòng. Em cũng ăn, ngủ tốt hơn, được ra viện.
Đây là một trong nhiều trường hợp mà bác sĩ Ngô Anh Vinh, Phó trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị gần đây.
“Đây là một trường hợp đau lòng về nạn nhân bạo lực học đường, điều may mắn là trẻ đã được cứu sống”, bác sĩ Vinh nói. “Tuy nhiên, chúng tôi lo lắng về những ảnh hưởng tâm lý lâu dài đối với bé gái này, nhất là khi em đi học trở lại. Nếu tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn, có thể em lại tiếp tục có hành vi tự sát và hậu quả có thể đau lòng hơn”.
Video đang HOT
Các điều tra gần đây cho thấy sự gia tăng về số lượng và tính chất nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực học đường, đặc biệt với trẻ vị thành niên. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo gần đây, trong một năm học cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Bạo lực học đường xảy ra không chỉ ở học sinh nam mà có nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng. Lý do có thể rất vu vơ như “nhìn đểu”, bạn mới đến học, bạn học giỏi nhưng không giúp đỡ bạn khác làm bài…
Bác sĩ Vinh khuyến cáo, phụ huynh cần dành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh trường lớp của con trẻ. Trang bị cho con các kỹ năng và kinh nghiệm sống cần thiết, giúp trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ trong trường học.
Đối với nhà trường, môi trường học tập tích cực, thân thiện, sự đồng hành của giáo viên là yếu tố cần thiết giúp học sinh phát triển lành mạnh. Giáo viên không nên có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh trong lớp, nhà trường áp dụng nội quy “không có hành vi bạo lực”. Giáo viên phải luôn lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực trong học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
* Tên bệnh nhi đã được thay đổi
Liên tiếp nữ sinh bị bạo hành: Gia đình cũng phải chịu trách nhiệm
Tình trạng bạo lực học đường, đặc biệt đối với học sinh nữ ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhức nhối khi gần đây liên tục xảy ra các vụ học sinh nữ đánh nhau với nhiều clip bị đưa lên mạng, trở thành nỗi ám ảnh của xã hội.
Theo các chuyên gia, bạo lực học đường (BLHĐ) còn có trách nhiệm của gia đình, không chỉ của riêng nhà trường.
Liên tiếp các vụ việc đau lòng
Thời gian gần đây, những clip nữ học sinh đánh nhau dã man liên tiếp được tung lên mạng với mức độ ngày càng nghiêm trọng, khiến dư luận thêm phần lo lắng.
Gần đây nhất, ngày 26/12/2020 đã xảy ra vụ việc đau lòng tại quận Hà Đông (Hà Nội), khi 2 em học sinh nữ lớp 8 và 9, Trường THCS Phú Cường trong khi đi học về bị một nhóm thiếu nữ khác chặn đầu và bị bạo hành sau giờ tan trường. Trong clip, 3 nữ sinh đánh, sút liên tiếp vào phần bụng, đầu nạn nhân bằng chân và mũ bảo hiểm.
Điều đáng nói, nhóm bạn đứng ngoài quay video clip, cổ vũ, mắng chửi bằng những từ ngữ thô tục, mà không hề can ngăn. Được biết, hơn 1 tuần sau khi bị đánh hội đồng, nữ sinh lớp 9 vẫn còn hoảng loạn, lo sợ và có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện do chấn thương sọ não, rạn xương hàm.
Tương tự, trước vụ việc trên không lâu, tại Thanh Hóa cũng xảy ra liên tiếp 2 vụ nữ sinh bị bạo lực. Cụ thể, ngày 20/11/2020, tại địa bàn xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương, một nữ sinh lớp 12, Trường THPT Quảng Xương 4, bị "đàn em" lớp 11 cùng trường bạo hành.
Trong nội dung của clip được đăng tải, một nữ sinh cầm mũ bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu bạn và sau đó bắt người này quỳ xuống đất xin lỗi trước mặt nhiều người... Có nhiều bạn học cùng trang lứa chứng kiến sự việc, nhưng không ai vào can ngăn. Vụ tiếp theo xảy ra ngày 18/11, khi 6 nữ sinh 3 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Hàm Rồng, Lê Lợi ở TP Thanh Hóa hành hung một nữ sinh lớp 8, khiến nạn nhân nhập viện do chấn thương phần mềm...
Nhiều vụ bạo lực học đường khiến nạn nhân phải nhập viện điều trị.
Vai trò của yếu tố gia đình
Qua các vụ việc trên cho thấy, chỉ vì những giận dỗi, bức xúc, lời nói làm phật lòng nhau qua lại trên mạng xã hội mà một số học sinh nảy sinh mâu thuẫn, dẫn đến thách thức, hẹn gặp nhau ra góc khuất để "giải quyết" bằng bạo lực, rồi quay phim tung lên mạng... Và đa phần các vụ BLHĐ sau khi xảy ra thì giáo viên, nhà trường và phụ huynh đều bị bất ngờ và thường chỉ biết sự việc qua mạng xã hội.
Trong khi hiện nay việc xử lý các vấn đề, vụ BLHĐ ở nhà trường hầu hết chỉ dừng ở việc tổ chức hòa giải, kỷ luật cảnh cáo hay đình chỉ việc học tập... Và đây mới chỉ là cách để giải quyết phần ngọn.
Theo các chuyên gia tâm lý học, cần thẳng thắn nhìn nhận công tác tuyên truyền của các nhà trường còn yếu và thiếu, chưa đánh trúng vào tâm lý của đối tượng học sinh tuổi mới lớn, nhất là các bạn nữ. Một đứa trẻ bị bắt nạt cho thấy các em đang ở thế yếu hơn.
Vì thế trẻ thường có tâm lý bất an, lo sợ và tự nghĩ nếu nói ra sự thật thì đối phương sẽ trả thù. Bởi vậy, để ngăn chặn được tận gốc của nạn BLHĐ, bên cạnh vai trò của nhà trường, hơn ai hết, gia đình, phụ huynh phải là người hiểu con mình nhiều nhất, là niềm tin tuyệt đối để con tâm sự, sẻ chia và là chỗ dựa vững chắc của con. Bố mẹ cũng phải là bác sĩ tâm lý giỏi nhất để điều trị lành vết thương mỗi khi con bị "va vấp".
Các chuyên gia cũng cho rằng, không phải ngẫu nhiên mà trong các mắt xích hình thành nhân cách một đứa trẻ, yếu tố gia đình được đặt lên đầu tiên. Bởi đây là môi trường đầu tiên và cũng là xuyên suốt tác động đến lối sống, hình thành nên nhân cách của một con người. Gia đình được xem là chốt chặn trong quá trình giáo dục. Vì vậy, BLHĐ còn có trách nhiệm của gia đình, không chỉ của riêng nhà trường.
Nữ sinh lớp 6 đã đòi rạch mặt, xử "tình địch" Không ít vụ bạo lực học đường như dằn mặt, giật tóc, đánh hội đồng giữa học sinh lại xuất phát từ việc... ghen tuông, yêu đương. Câu chuyện được một chuyên viên tâm lý tại TPHCM kể sau lần bà tham gia chuyên đề tuổi mới lớn ở một Trường THCS. Cuối giờ, cô nữ sinh lớp 6 tìm gặp bà nhờ...