Bé gái 13 tuổi ra máu “vùng kín” 20 ngày: Những biểu hiện kinh nguyệt ở trẻ cần lưu ý
Rong kinh nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, nhất là ở lứa tuổi vị thành niên khi các bé gái mới bắt đầu bước vào thời kỳ có kinh nguyệt.
Bé gái ra máu 20 ngày mới được đưa vào viện
Một trong những vấn đề sức khỏe mà Khoa Sức khỏe Vị thành niên ( Bệnh viện Nhi Trung ương) thường xuyên tiếp nhận và điều trị đó là vấn đề rối loạn kinh nguyệt, rong kinh ở trẻ nữ tuổi vị thành niên. Trong đó, có không ít trường hợp đến viện khi đã ở trong tình trạng khá nặng do bị mất máu nhiều.
Điển hình là trường hợp bé gái 13 tuổi, ở Hà Nội vào viện vì ra máu sinh dục liên tục, kéo dài hơn 20 ngày. Khi vào viện, trẻ đã ở trong tình trạng mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt nặng.
Ngay sau khi tiếp nhận và thăm khám, các bác sĩ đánh giá đây là trường hợp rong kinh có tình trạng mất máu nặng và cần được xử lý truyền máu cấp cứu, kết hợp cầm máu.
Sau khi xử trí, tình trạng của trẻ đã được cải thiện khi da niêm mạc hồng trở lại, trẻ tỉnh táo và các hoạt động sinh hoạt đã trở lại bình thường.
Rất nhiều trường hợp trẻ vị thành niên bị rong kinh phải nhờ đến sự tư vấn, điều trị của bác sĩ.
Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Loan – Trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên (Bệnh viện Nhi Trung ương), rong kinh ở trẻ vị thành niên là bệnh lý thường gặp và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm với trẻ gái, nếu không được xử trí kịp thời, đúng cách.
Rong kinh là hiện tượng ra máu từ đường sinh dục (âm đạo) có chu kỳ kéo dài trên 7 ngày. Rong kinh do nhiều nguyên nhân gây nên như tại cơ quan sinh dục, bệnh lý nội tiết, rối loạn đông máu và các rối loạn về tâm lý…
Về điều trị, chủ yếu là truyền máu cấp nếu mất máu nặng kết hợp với điều trị cầm máu và điều trị dự phòng. Rong kinh ở trẻ vị thành niên cần phải được quản lý và điều trị ở tại các cơ sở y tế.
Vì vậy, với những trẻ nữ trong độ tuổi vị thành niên, các bố mẹ cần quan tâm, chia sẻ cùng với con để có thể phát hiện sớm tình trạng rong kinh.
Không coi nhẹ vấn đề kinh nguyệt ở trẻ vị thành niên
Video đang HOT
Tiến sĩ Minh Loan cho biết hiện nay tuổi dậy thì sớm hơn trước nên không ít người đưa con đến vì nghĩ con bị dậy thì sớm nhưng hoàn toàn không phải. Chính việc nhầm lẫn này khiến bố mẹ hoặc chính các trẻ nữ không kịp trang bị những kiến thức để tự phục vụ bản thân mình khi bắt đầu có kinh nguyệt.
Theo đó, tuổi có kinh nguyệt của trẻ nữ hiện nay là từ khoảng 11 tuổi rưỡi, nhưng nếu có sự chuẩn bị, đến 12 tuổi trẻ có thể làm được mọi thứ cho bản thân.
“Về góc độ y tế, chúng tôi khuyên, khi đến tuổi có hành kinh thì nên chuẩn bị sẵn cho mình cuốn sổ theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Tại cuốn sổ đó cũng nên ghi các dấu hiệu như thời gian có kinh như thế nào, đau bụng kinh ra sao…Nếu có bất thường thì cần đi khám. Không có bất thường thì tiếp tục theo dõi như vậy.
Thông thường 1-2 năm đầu chu kỳ kinh nguyệt sẽ không đều. Ví dụ, bình thường chỉ 28 ngày lặp lại chu kỳ kinh 1 lần. Tuy nhiên, thời điểm mới có kinh, có người chu kỳ kinh quay lại chỉ 20 ngày, nhưng có người lại đến 40 ngày. Có trường hợp thì chỉ 4-6 ngày là hết kinh, nhưng có người lại chưa hết. Đó gọi là rong kinh, còn ra máu trên 7 ngày gọi là ra huyết.
Do đó, khi theo dõi bằng sổ sẽ thấy được những bất thường và đến cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời nhất. Hơn nữa, khi có sổ theo dõi, đi khám đưa cho bác sĩ, bác sĩ sẽ biết được vấn đề đó như thế nào để tư vấn và điều trị”, tiến sĩ Minh Loan hướng dẫn.
Trẻ bị rối loạn kinh nguyệt nếu không được chăm sóc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bị rối loạn?
Có khá nhiều biểu hiện rối loạn khác nhau. Dưới đây là những biểu hiện bất thường của chu kì kinh nguyệt:
- Vô kinh nguyên phát: Đây là tình trạng xảy ra khi các trẻ nữ đã quá 15 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt.
- Vô kinh thứ phát: Các em đã có kinh nguyệt đều đặn từ trước nhưng có giai đoạn quá 3 tháng liên tục mà chưa có kinh hoặc quá 6 tháng liên tục chưa hành kinh nếu trước đó kinh không đều.
- Rong kinh: Nếu thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày.
- Rong huyết: Ra máu không liên quan đến chu kỳ kinh.
- Kinh ít: Lượng máu kinh ra rất ít.
- Kinh nhiều: Lượng máu kinh nhiều hơn bình thường.
- Kinh thưa: Vòng kinh dài trên 35 ngày.
- Kinh mau: Vòng kinh ngắn dưới 21 ngày.
- Băng kinh: Máu kinh ra rất nhiều, trên 150ml trong thời gian một vài ngày gây choáng váng, mệt mỏi đôi khi bị ngất xỉu.
- Thống kinh: Đau bụng nhiều khi hành kinh, có thể bị mệt mỏi và ảnh hưởng sinh hoạt.
Nếu có một trong các biểu hiện trên, cần phải đến cơ sở y tế để được kiểm tra, tư vấn.
Một số gợi ý giúp kinh nguyệt trẻ vị thành niên đều đặn và ổn định
- Điều chỉnh chế độ tập luyện phù hợp, sinh lý cơ thể sẽ trở về bình thường giúp kinh nguyệt được điều hòa trở lại.
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, giàu canxi và vitamin, chất khoáng. Chế độ lành mạnh đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và cân bằng tâm sinh lý giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt trở về bình thường.
- Tránh căng thẳng hoặc ăn uống không điều độ, không sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy… Vì những yếu tố này sẽ làm cơ thể tiết ra một số hormone ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.
Ngoài ra, trẻ vị thành niên khi có kinh nguyệt cũng cần lập sổ theo dõi về chu kỳ kinh:
- Ngày bắt đầu có kinh
- Ngày hết ra máu kinh
- Số băng vệ sinh thay trong 1 ngày
- Thời gian có kinh lần tiếp theo.
"Yêu" trong ngày đèn đỏ: Lợi bất cập hại
Không ít cặp đôi đã chọn ngày đèn đỏ hoặc ngày cuối của chu kỳ đèn đỏ để quan hệ, để vừa tránh thai vừa trọn vẹn cảm xúc. Tuy nhiên, niều cặp đôi đã bị "vỡ kế hoạch" bằng cách tránh thai này và gánh thêm hệ lụy.
Như trường hợp của chị Trần Thu Hoài (Thanh Trì, Hà Nội) là ví dụ. Ngay từ ngày cưới nhau, chồng chị đã không chịu dùng bao cao su vì lý do cảm thấy vướng víu, khó chịu. Chị Hoài đành đặt vòng để tránh thai. Tuy nhiên, được một thời gian chị bị viêm nhiễm phụ khoa phải tháo vòng ra. Sau khi tháo đặt vòng, chị uống thuốc tránh thai định kỳ nhưng lại hay quên nên đã một lần có thai ngoài kế hoạch. Giờ mới 27 tuổi mà chị đã đẻ sòn sòn hai đứa con, một đứa lên 4, một đứa lên 3.
Chật vật với việc tránh thai, chị Hoài bàn với chồng sẽ quan hệ trong ngày cuối của chu kỳ đèn đỏ, vừa sạch sẽ vừa đỡ phải dùng biện pháp tránh thai. Nhưng sau vài lần thực hiện biện pháp "có một không hai" này, chị vẫn dính bầu và phải đi giải quyết vì không thể sinh thêm con. Sau đó chị còn bị viêm nhiễm phụ khoa, rong kinh nguyệt triền miên, cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu.
Ảnh minh họa
Các bác sỹ cho rằng, quan hệ trong ngày đèn đỏ không thể tránh có thai ngoài ý muốn, và cũng làm giảm chất lượng cuộc yêu, ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng và tâm lý người phụ nữ khi không tìm được cảm giác thăng hoa trong cuộc yêu.
Những ngày đèn đỏ, cơ thể người phụ nữ đang trong quá trình "mất máu", mệt mỏi, nhiều người còn bị đau lưng, đau bụng, stress... khi yêu sẽ bị mất sức nhiều hơn so với những ngày bình thường. Trong kỳ kinh nguyệt, nhằm hỗ trợ đẩy lượng máu ra cơ thể nhanh hơn thì cổ tử cung của phụ nữ có xu hướng mở rộng ra một chút khiến cho môi trường âm đạo trong thời điểm này cũng khá nhạy cảm, luôn ẩm ướt. Đây là thời điểm thuận lợi để cho vi khuẩn xâm nhập, dễ dàng đi sâu vào tử cung hơn so với lúc bình thường. Quan hệ trong thời điểm này vì thế sẽ dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.
Bên cạnh đó, trong quá trình quan hệ, phần cổ tử cung sẽ phải làm việc và co thắt nhiều hơn, khiến hiện tượng đau bụng dưới trầm trọng hơn và dòng chảy kinh nguyệt cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, gây rối loạn chu kỳ kinh. Nhiều người chọn ngày cuối chu kỳ kinh để quan hệ cho có cảm giác sạch sẽ hơn nhưng lại gây tổn thương tử cung gây nên hiện tượng rong kinh.
Đối với ý đồ tránh thai thì đây cũng không phải là biện pháp an toàn. Khoa học đã chứng minh rằng quan hệ tình dục trong ngày đèn đỏ thì tỉ lệ mang thai thấp chứ không phải là tuyệt đối an toàn. Tùy theo cơ địa của mỗi người, nếu trường hợp trứng rụng sớm sát ngày đèn đỏ thì sau khi quan hệ tinh trùng vẫn gặp trứng và thụ tinh bình thường.
"Yêu" trong ngày đèn đỏ gây ra nhiều hệ lụy (Ảnh minh họa)
Trong trường hợp nếu muốn yêu trong ngày đèn đỏ thì các cặp đôi phải chú ý để mang lại sự an toàn cho cả hai, nhưng không phải là biện pháp tránh thai hiệu quả. Thời điểm thích hợp nhất là những ngày cuối của chu kỳ. Đặc biệt, vẫn phải sử dụng bao cao su để ngăn ngừa các sự cố lây lan bệnh, nhiễm trùng vùng kín, đảm bảo sức khỏe sinh lý cho cả hai. Nên quan hệ nhẹ nhàng và chọn tư thế nằm nghiêng bởi vùng kín của phụ nữ thời điểm này rất nhạy cảm, dễ tổn thương nên không chịu được tác động mạnh. Đặc biệt cần phải nhớ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ. Tuyệt đối không được thụt rửa sâu vào trong âm đạo, vi khuẩn sẽ dễ dàng được đưa vào sâu bên trong hơn gây ra viêm nhiễm vùng kín.
Làm chuyện ấy ngày đèn đỏ thường khả năng thụ thai sẽ rất thấp nhưng lại dễ mắc viêm nhiễm. Rõ ràng, việc tránh thai bằng cách yêu trong ngày đèn đỏ là lợi bất cập hại mà các cặp đôi cần cân nhắc trước khi lựa chọn.
Anh Thư
Ăn uống đủ chất ở tuổi dậy thì Tuổi dậy thì phát triển nhanh về thể lực, sự thay đổi của hệ thần kinh, nội tiết và đặc biệt là các tuyến sinh dục tạo ra những biến đổi về hình thức và sự tăng trưởng của cơ thể. Học sinh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp cơ thể phát triển tốt ở giai đoạn dậy thì...