Bé gái 13 tuổi bị còng tay ở phường: Chính quyền thừa nhận việc khống chế
Báo cáo của UBND TP Bà Rịa không nhắc đến việc có còng tay bé gái 13 tuổi hay không nhưng thừa nhận lực lượng chức năng có khống chế bé khi bé cùng cha mẹ chống đối đoàn cưỡng chế.
Sáng ngày 10/5, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh một bé gái 13 tuổi bị còng tay vào băng ghế ở cơ quan chính quyền. Theo thông tin trên mạng xã hội, bé bị bắt và còng tay vào 1 băng ghế dài tại trụ sở UBND phường Phước Nguyên, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong buổi sáng, thông tin này lan truyền với tốc độ chóng mặt, thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận.
Hình ảnh bé gái bị còng tay lan truyền trên mạng xã hội
Trưa ngày 10/5, trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Đằng (60 tuổi) xác nhận thông tin trên là có thực. Bé gái bị bắt và còng tay là cháu H., con gái lớn của ông. Sự việc xảy ra vào ngày 9/5, khi đoàn cưỡng chế của UBND TP Bà Rịa đến cưỡng chế căn nhà của gia đình ông đang ở. Gia đình không đồng ý di dời bởi chưa thỏa đáng về vấn đề đền bù khi thu hồi đất của gia đình để làm dự án công viên thành phố.
Sau khi đại diện UBND TP Bà Rịa đọc quyết định cưỡng chế, gia đình ông Đằng không đồng ý với quyết định trên nên đã chống đối với đoàn cưỡng chế. Lúc này cháu Q.H (13 tuổi, con gái ông Đằng) đã bị cơ quan chức năng khống chế, còng tay đưa về trụ sở UBND phường Phước Nguyên làm việc.
Hiện trường vụ cưỡng chế
Trước sự quan tâm lớn của dư luận, ngay trong ngày 10/5, UBND TP Bà Rịa đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giải thích về vụ việc trên. Theo báo cáo này thì 8h ngày 9/5, đoàn cưỡng chế của TP Bà Rịa đã đến nhà ông Đằng để tiến hành cưỡng chế. Tại đây, ông Đằng đã đóng cửa cố thủ trong nhà và chuẩn bị các công cụ nguy hiểm như bình xăng, bình ga, gạch đá, dao rựa… để chống đối.
Xét thấy tình hình phức tạp, đoàn cưỡng chế đã đề xuất Ban giám đốc công an tỉnh cử 20 cảnh sát cơ động cùng các công cụ chuyên dùng đến đảm bảo an ninh trật tự.
Video đang HOT
Đến 9h30, đoàn cưỡng chế tiến hành cưỡng chế thu hồi đất. Trong lúc đó, gia đình của ông Đằng đã dùng gạch đá ném Chủ tịch UBND phường Phước Nguyên. Ông Đằng còn đổ xăng ra châm lửa đốt nhưng đã bị ngăn chặn kịp thời. Lực lượng công an đã khống chế các thành viên trong gia đình.
Gia đình ông Đằng – bà Loan kiên quyết không di dời vì việc đền bù không thỏa đáng
Sau khi khống chế được ông Đằng và 2 người con, vợ ông Đăng chạy vào trong nhà khóa trái cửa và dùng xăng cố thủ trong nhà. Đoàn cưỡng chế thuyết phục nhưng không thành.
Trong quá trình cưỡng chế, 1 cảnh sát cơ động bị tấm kính vỡ rơi trúng đùi bị thương
Tuy nhiên, trong bản báo cáo này không có dòng nào nhắc đến việc còng tay cháu H. Văn bản chỉ có 1 đoạn liên quan đến cháu H. như sau: “Qua nắm tình hình thì con gái ông Đằng – bà Loan đang học lớp 8, chiều cùng ngày có buổi thi học kỳ. Để tránh sự việc diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến tính mạng của bà Loan cũng như tinh thần học tập, thi cử của cháu nên Đoàn cưỡng chế tạm thời ngưng không tiếp tục thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất dự án công viên (giai đoạn 1) và giải quyết cho con gái ông Đằng – bà Loan về đi học”.
Nguyễn Nam
Theo Dantri
Nhường đất cho dự án, hơn chục năm dân chưa thể an cư
Năm 2006, chấp thuận chủ trương thu hồi đất để thực hiện dự án xây dựng nhà máy xi măng Công Thanh, 28 hộ gia đình dân tộc Thái của bản Tam Sơn, xã Tân Trường (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đã rời bản sang khu tái định cư. Tuy nhiên, 12 năm trôi qua, hàng chục hộ dân này vẫn chưa thể an cư.
Ông Lương Văn Châu, thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, cho biết: "Chúng tôi nhường đất cho nhà máy xi măng Công Thanh, tưởng đến nơi ở mới phải hơn hẳn nơi cũ nên dân mừng lắm. Nhưng nào ngờ, cuộc sống còn khốn khó hơn, đường sá đi lại khó khăn, nắng thì bụi, mưa thì sình lầy, nước sinh hoạt không có, dân phải tự đào giếng, khoan giếng dùng".
Theo quy hoạch, công trình trường mầm non, tiểu học là một trong những hạng mục được xây dựng nhưng không phát huy hiệu quả. Nhiều phòng học để hoang trong khi học sinh phải đi đường xa bằng xe điện ra trung tâm xã để đi học.
Nhiều phòng học trong khu tái định cư bỏ hoang trong khi học sinh phải đi học xa cách nhiều cây số.
Nguyên nhân là do ngay sát trường học là nhà máy khai thác đá nên ngoài ô nhiễm môi trường bởi tiếng ồn và khói bụi thì công trình trên chằng chịt các vết nứt, không đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, do không còn cách nào khác, cô và trò lớp mầm non này đang phải cố trụ lại mặc cho nguy hiểm luôn rình rập.
Chỉ tay vào vết nứt chạy loằng ngoằng trên tường, cô giáo Lê Thị Hòa, điểm trường Tam Sơn, xã Tân Trường, cho biết: "Bình thường những vết nứt này được "ngụy trang" khá tốt. Mưa thì khít lại nhưng nắng nóng lại hở ra. Mỗi lần vết nứt xuất hiện, cô trò lại phấp phỏng lo âu. Dù sống trong cảnh bất an như vậy nhưng cũng phải chấp chứ biết làm sao được".
Những vết nứt dài tại công trình trường học.
Bên cạnh đó, công trình bể nước sạch dung tích 20m3 cũng là một trong những hạng mục được thực hiện theo quy hoạch. Nhưng công trình này lại chưa một ngày có nước kể từ khi được xây dựng. Cho đến thời điểm hiện tại người dân Tam Sơn vẫn phải tự khắc phục nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày.
Ông Lô Văn Sáu, thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, buồn rầu: "Cán bộ hứa khi các hộ ra sẽ xây bể nước sạch cho dân dùng, nhưng dân ra không có nước, phải tự khoan giếng để dùng. Ngày chúng tôi ra họ mới bắt đầu làm đường, nhưng đường vào cũng mới có lu sơ sơ, đang còn đá cục, có làm như các ông ấy hứa đâu".
Để thuận tiện cho đi lại, người dân đã phải tự đóng góp kinh phí để khắc phục. Tương tự như vậy, để tránh ngập úng mỗi khi mùa mưa bão tới, các hộ dân cũng phải tự xây dựng công trình cống thoát nước trong khu tái định cư.
Công trình nước sạch xây lên nhưng không có nước.
Không những lo cho cuộc sống, người dân Tam Sơn còn đau đáu lo cho cái chết không có chỗ chôn. Nguyên nhân được cho là địa phương đã cắt phần đất dư của nghĩa địa giao cho các hộ dân khác làm nông nghiệp dẫn đến tranh chấp.
Ngoài ra, toàn bộ diện tích hồ Cô Hương trong khu vực bản Tam Sơn cũng thuộc quy hoạch vào dự án xây dựng nhà máy xi măng. Đáng nói công trình hồ Cô Hương có sự đóng góp của người dân Tam Sơn nhưng quyền lợi các hộ dân không được xem xét đến.
Trước đó, ngày 27/8/2004 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật dự toán công trình sửa chữa hồ Cô Hương với tổng dự toán là gân 640 triêu đồng. Trong đó nói rõ nguồn vốn đầu tư do chủ đầu tư huy động nhân dân địa phương (những người được hưởng lợi) đóng góp 63 triệu đồng bằng nhân công, hiện vật (tương đương 10% tổng kinh phí); ngân sách nhà nước đầu tư theo kế hoạch Chương trình 135 năm 2004 là gân 570 triệu đồng...
Ông Văn Bảy, trưởng thôn Tam Sơn, xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia: "Hứa hảo với nhân dân, mất lòng tin của nhân dân, dân cũng tin tưởng vào lãnh đạo, xong cái thì nhân dân mất lòng tin, nhân dân quá buồn".
Ông Nguyễn Ngọc Bê, Chủ tịch UBND xã Tân Trường, huyện Tĩnh gia cho biết: "Khu tái định cư này theo thiết kế ban đầu là như thế, nhưng việc thực hiện lại không đúng, giống như bà con phản ánh là có thật. Về đường, mương thoát nước, tất cả đều không có...".
(Còn nữa)
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Cận cảnh khu đất bị tố là bán giá bèo cho Quốc Cường Gia Lai Khu đất 32,5 ha tại xã Phước Kiển được Tân Thuận bán cho Quốc Cường Gia Lai với giá 419 tỷ đồng, tương đương 1,29 triệu đồng/m2 hiện vẫn là khu đất hoang, lau sậy mọc um tùm. Năm 2017, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) và Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (Tân...