Bé gái 12 tuổi “đưa” 2 chàng trai vào tù
Hơn 11 tuổi, N. đã trở thành đàn bà. 12 tuổi, với sự dễ dãi của mình, N. trao thân cho chàng trai thứ 2. Hậu quả, hai chàng trai đưa nhau vào tù về tội “hiếp dâm trẻ em”.
Sáng ngày 25/5, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hiếp dâm trẻ em đối với Lê Hồng Phong (SN 1990, trú xã Nam Lĩnh, Nam Đàn, Nghệ An) và Hoàng Thế Ngọc (SN 1994, trú tại xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An). Phong và Ngọc bị truy tố ra trước vành móng ngựa vì “yêu” H.N.T.A.N (trú xã Nam Giang, Nam Đàn) khi cô bé chưa đầy 13 tuổi. Nạn nhân xin vắng mặt tại phiên xét xử.
Theo cáo trạng, khoảng tháng 3/2014, N. (SN 2002) quen biết Hoàng Thế Ngọc ở sân trượt patin và nảy sinh tình cảm yêu đương. Sau đó gần 1 tháng, N. nói với Ngọc là đã bỏ nhà ra đi. Ngọc mượn tiền bạn để thuê nhà nghỉ cho cả hai. Tại đây, Ngọc và N. đã có quan hệ tình dục với nhau. Thời điểm này, N. mới được 11 tuổi 7 tháng 26 ngày.
Hoàng Thế Ngọc (áo đỏ) và Lê Hồng Phong trước vành móng ngựa.
Tối ngày 2/9/2014, N. được N.X.T rủ đi chơi và ăn uống. Sau đó, N. và T. được Lê Hồng Phong dùng xe máy chở về. Do quá khuya nên T. rủ N. vào nhà nghỉ ngủ. T. và N. ngủ một giường, Phong ngủ một giường. Thấy T. đã ngủ say, Phong nảy sinh ý định quan hệ tình dục với N.
Sau khi “ra tín hiệu” không thấy N. phản ứng gì, Phong kéo N. sang giường mình nằm và có quan hệ tình dục với N. Xong xuôi, N. về giường T. ngủ. Một tiếng sau Phong lại mò sang. Khi cả hai đang quan hệ thì T. trở mình. Sợ T. phát hiện, Phong quay về giường mình ngủ. Lúc này N. mới được 12 tuổi, 27 ngày.
Đến ngày 3/9/2014, gia đình N. biết chuyện đã làm đơn tố cáo hành vi của Phong đến cơ quan cảnh sát điều tra CA huyện Nam Đàn. Ngày 4/9/2014, Lê Hồng Phong đến xin đầu thú. Ngày 10/9/2014, Hoàng Thế Ngọc cũng đến cơ quan điều tra đầu thú và khai nhận hành vi giao cấu với H.N.T.A.N.
Video đang HOT
Phút ân hận của hai gã trai trẻ tại phiên xét xử.
Từ phản ánh của gia đình, cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định tâm thần đối với Hoàng Thế Ngọc. Kết luận của Trung tâm giám định pháp y tâm thần – Sở Y tế Nghệ An cho thấy Hoàng thế Ngọc bị bệnh tâm thần với chẩn đoàn F71 (chậm phát triển mức độ vừa). Với thể bệnh này làm hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi phạm tội của Hoàng Thế Ngọc.
Tại phiên tòa, 2 bị cáo đều thành khẩn khai báo và tỏ ra ăn năn hối cải. Đại diện gia đình bị hại không yêu cầu các bị cáo bồi thường trách nhiệm dân sự.
Sau khi xem xét các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, HĐXX tuyên phạt Hoàng Thế Ngọc 6 năm tù, Lê Hồng Phong 9 năm tù giam về tội “hiếp dâm trẻ em”.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Thuê côn đồ truy sát cả nhà bố nuôi: "Bí ẩn" thói đời lấy oán báo ân
Những lúc khó khăn, được cha nuôi cho vay tiền làm ăn, gã con nuôi hứa ngon hứa ngọt sẽ trả đầy đủ, thế nhưng khi người cha cần tiền, ngỏ lời muốn lấy lại để trang trải sinh hoạt thì gã quay ngoắt 360 độ. Không những vậy, gã còn thuê cả côn đồ ra tay với bố nuôi, và dùng "trăm phương ngàn kế" đẩy ông vào con đường tù tội.
"Tiền mất tật mang"
Vụ án con nuôi thuê côn đồ truy sát cả nhà bố nuôi và đẩy người cha này vào con đường tù tội tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình khiến dư luận người dân nơi này không ngớt xôn xao bàn tán bởi những tình tiết bí ẩn xung quanh vụ án. Là một luật sư trực tiếp bào chữa cho các bị can trong phiên tòa sắp tới (dự kiến ngày 19/5), ông Trần Quốc Hùng, Đoàn luật sư TP.Hà Nội cũng không khỏi bất ngờ trước những tình tiết khá ly kỳ trong vụ án này. Theo đó các bị can bao gồm Phạm Minh Duyên, Phạm Minh Cường và Phạm Minh Hương, bị Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thái Thụy đề nghị truy tố về tội: " Cố ý gây thương tích" theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự.
Ảnh minh họa.
Theo kết quả điều tra, cũng như diễn biến khách quan của vụ án thì khoảng 20h30' ngày 17/7/2013, chỉ vì lý do rất nhỏ nhặt khi bị Phạm Minh Cường (SN 1986- con trai ông Duyên) chặn xe gọi lại để nói chuyện về việc vay nợ, Lê Bá Huy (con nuôi ông Duyên) đã không dừng xe lại nói chuyện với Cường mà lách xe chạy về đầm nhà mình ở khu vực xóm 1 xã Thụy Xuân lấy 1 thanh kiếm và 1 đèn pin rồi gọi Nguyễn Trọng Tuấn (Tuấn Bình) (SN 1980) chở đến ngã 5 với mục đích tìm bố con Duyên để đánh. Tìm hiểu được biết thì rất nhiều lần Huy đã cầm vũ khí đe dọa khi họ và thẳng thừng tuyên bố: "Tao không trả một xu xem chúng mày làm gì được tao".
Theo luật sư Hùng thì việc Huy chạy về đầm nhà mình chuẩn bị hung khí nguy hiểm, cùng đồng bọn là Lâm Tuấn Anh (Cò Lỳ) và Tuấn Sợi tìm đến tận nơi Cường đến chơi nhà bác ruột (ông Chuyền) để truy sát đã thể hiện bản chất rất manh động, côn đồ của Huy và đồng bọn luôn mong muốn sử dụng vũ lực để giải quyết các các mâu thuẫn nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Đây chính là tình tiết mấu chốt của vụ án.
Theo đó, khi được Tuấn Bình chở đến gần nhà ông Chuyền nơi Cường đang ở đó, thì Huy đã chủ động nhảy xuống xe tìm Cường để chém. Tại thời điểm đó, cùng một lúc Cường bị Huy chém và bị Tuấn Anh dùng súng bắn nên Cường phải tìm mọi cách để chống trả. Hành vi dùng kiếm, súng để chém và bắn Cường của Huy và đồng bọn là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng, pháp luật hình sự buộc họ phải nhận thức được rằng hành vi đó có khả năng tước đoạt tính mạng của người khác.
Luật sư Hùng cho rằng, thực tế xét xử đối với các vụ án phạm tội do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng cho thấy, tính chất, mức độ của hành vi trái pháp luật của người bị hại càng nguy hiểm và nghiêm trọng bao nhiêu thì hành vi chống trả của người phạm tội càng phải quyết liệt bấy nhiêu. Lời khai của các bị cáo và người làm chứng cho thấy hành vi chống trả của Cường rõ ràng là quá mức cần thiết, điều đó thể hiện rất rõ khi Cường bị Huy và đồng bọn truy sát chém và bắn vào mông và Huy tiếp tục lên đạn để bắn Cường thì Cường dùng tuýp sắt lao vào vụt Huy nhằm loại bỏ sự nguy hiểm đối với tính mạng của mình. Trong trường hợp này, pháp luật cho phép Cường được phòng vệ để bảo vệ tính mạng của mình và khi Huy bị vụt ngã xuống đường mà Cường dừng lại thì pháp luật hình sự quy định người có hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Ở một diễn biến khác, khi xảy ra vụ việc, ông Phạm Minh Duyên (bố đẻ Cường) đang cầm tua vít sửa gương xe máy ở nhà thì nghe thấy mọi người hô hoán: "Duyên ơi nhanh lên chúng nó đang đánh chết con mày ngoài ngã tư rồi". Khi nghe có người báo con mình bị như vậy, chắc chắn người làm cha không khỏi bị kích động mạnh về tinh thần. Ông Duyên đang cầm tua vít sửa xe, tiện tay đút vào túi quần chạy ra nơi Cường đang bị Huy và đồng bọn truy sát thì Duyên nhìn thấy Cường đang bị chảy máu ở mông, còn Huy đang cầm súng lên đạn.
Thấy bố, Cường kêu lên: "Bố ơi con bị bắn rồi". Lúc đó Cường lao vào đánh Huy và Duyên cũng lao vào ôm Huy thì bị Cường đẩy ra. Ngay sau đó ông Duyên bị Tuấn Anh dùng phớ chém một phát vào sau lưng làm đứt cả chun quần sóc. Khi quần bị đứt chun tụt xuống chân, ông Duyên thấy tua vít chọc vào mắt cá chân nên cúi xuống rút tua vít ra và lao vào Huy đâm mấy phát nhưng không biết đâm vào chỗ nào.
Theo tìm hiểu được biết bị can Duyên là người chất phác làm ăn, đã có thời gian dài nhận Huy là con nuôi và đã giúp đỡ Huy vay tiền để làm ăn. Bản thân Duyên đã từng tham gia bộ đội đi chiến trường Campuchia được Nhà nước tặng nhiều huân, huy chương. Đối với hành vi của Phạm Minh Hương, theo các lời khai của Hương, Duyên, Cường và các nhân chứng khác thì Hương không có mặt và tham gia đánh nhau với Lê Bá Huy ngay từ đầu. Sau khi Cường bị Huy bắn thì Hương mới có mặt và đuổi theo Tuấn Anh và Tuấn Sợi. Chính Hương là người nhặt khẩu súng của Lê Bá Huy đưa cho Phạm Minh Trung mang nộp tại Công an huyện Thái Thụy.
Những tình tiết lạ?
Trong tất cả các lời khai của các bị can và nhân chứng cho thấy, khi Tuấn Anh nạp đạn bắn Cường nhưng không trúng, Tuấn Anh tiếp tục nạp đạn tiến đến chỗ Huy, đưa súng cho Huy. Huy cầm súng soi đèn pin về phía Cường đang nấp và bắn một phát vào mông của Cường. Theo kết luận giám định, tỷ lệ thương tích là 8%, hiện nay Cường vẫn bị tê vì viên đạn xuyên chạm vào xương cụt (có ảnh chụp X. Quang). Kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an cho thấy, khẩu súng thể thao mà Tuấn Anh và Huy sử dụng bắn Cường có tầm sát thương 1.500m và có thể gây chết người.
Theo luật sư Hùng, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số: 25/2012/NĐ-CP ngày 05/ 04/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đã giải thích rõ: "Vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự quy định tại khoản 1, Điều 3 Pháp lệnh là loại vũ khí khi sử dụng có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ đối với con người, thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến môi trường tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5, Điều 3 Pháp lệnh". Bên cạnh đó thì Việc giám định tỷ lệ thương tích đối với các bị cáo không tuân thủ các quy trình giám định pháp y và phương pháp xác định tỷ lệ thương tích.
Lê Bá Huy nhập viện tại bệnh viện Việt Đức từ ngày 18/7/2013 đến 24/7/2013, tại Giấy chứng thương và Hồ sơ bệnh án không hề ghi vết thương cột sống hay thắt lưng dài (10x7) cm như trong Hồ sơ bệnh án tại bệnh viện E và trong bản Kết luận Giám định pháp y. Vết thương mu bàn tay phải của Lê Bá Huy trong Giấy chứng thương và Hồ sơ bệnh án kích thước 2cm, nhưng ở Bản Kết luận Giám định pháp y là (6x0,5)cm. Vết thương đùi phải trong Giấy chứng thương và Hồ sơ bệnh án kích thước (10x3)cm, nhưng tại bản Kết luận Giám định pháp y là (15x0,8)cm. Tại bản Kết luận Giám định pháp y của Lê Bá Huy không hề thể hiện tỉ lệ thương tật của từng vết thương, sau đó tính theo phương pháp cộng lùi, điều này đưa đến một kết quả giám định thiếu tính chính xác.
Giang Tử
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ học sinh lớp 12 bị áp giải tại trường: Sẽ tạm đình chỉ thi hành án Sáng ngày 23/5, một lãnh đạo TAND tỉnh Đắk Lắk cho biết, tòa đã liên hệ với TAND tối cao và nhận được văn bản qua fax về quyết định tạm dừng thi hành án và quyết định kháng nghị bản án của TAND tỉnh đối với về trường hợp của em Đ.Q.T. Vị lãnh đạo này còn cho biết, quyết định này...