Bé gái 11 tuổi bị một cảnh sát địa phương đốt chết
Các phương tiện truyền thông đưa tin, một bé gái 11 tuổi người Ấn Độ, ở thành phố Indore, bang Madhya Pradesh vừa qua đời hôm 31/1 vì bị một tay cảnh sát địa phương đốt chết.
Nguyên nhân của sự việc đau lòng này được nhà chức trách nhanh chóng làm rõ như sau: Chiều 29/1, cô bé xấu số đã tự ý lấy chiếc xe đạp của viên cảnh sát Prakash Jaroliya (là hàng xóm gia đình em) để đi dạo. Tức giận vì cô bé đi xe đạp không xin phép mình, gã cảnh sát Jaroliya đánh cô bé Yasmeen, rồi kéo cô bé vào trong nhà mình.
Một lát sau, cô bé Yasmeen khóc thét lên, chạy ra khỏi nhà gã hàng xóm với ngọn lửa bùng cháy khắp cơ thể. Hàng xóm kinh hoàng nhanh chóng xông vào dập lửa và đưa cô bé đến bệnh viện gần nhất cấp cứu. Nhưng vì vết thương quá nặng, bỏng toàn thân, cô bé Yasmeen xinh xắn 11 tuổi đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 31/1.
Cháu Yasmeen khi đang điều trị tại bệnh viện.
Trước khi qua đời, cô bé kịp kể lại cho người thân, cha mẹ mình biết nỗi đau đớn về thân xác cô đã trải qua do bàn tay độc của gã hàng xóm gây nên. Theo đó, trong cơn giận dữ, viên cảnh sát Prakash Jaroliya đã đè cô bé xuống đất và đổ dầu hỏa lên người, rồi châm lửa đốt, mặc cho cô bé hết lời xin lỗi và kêu cứu gọi bố mẹ.
Lúc này bố mẹ cô bé Yasmeen không có nhà, nên con gái của họ đã trở thành ngọn đuốc sống, chết trong tình trạng bỏng toàn thân, tột cùng đau đớn, khổ sở.
Nghe hàng xóm thông báo con gái 11 tuổi của mình bị gã hàng xóm làm nghề cảnh sát thiêu chết, bà Rehana (mẹ cô bé Yasmeen) như rụng rời chân tay, bàng hoàng đứng tim, không tin đó là sự thật. Bà mẹ nạn nhân yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật trừng trị thích đáng kẻ đã giết chết con gái bà, chỉ vì một lý do đơn giản là cháu lấy xe đạp của hắn đi chơi mà không xin phép.
Sau khi gây án, gã cảnh sát Jaroliya cùng gia đình đã bỏ trốn khỏi địa phương. Hiện cảnh sát thành phố Indore đang mở cuộc điều tra, bắt kẻ giết người về quy án.
Video đang HOT
Luật ta: Tội giết người với nhiều tình tiết tăng nặng
Trẻ em là tương lai của đất nước, gia đình và xã hội phải có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và dạy dỗ. Dù ở nước nào cũng vậy, pháp luật luôn bảo vệ trẻ em.
Một cảnh sát như Jaroliya am hiểu pháp luật, làm nhiệm vụ bảo vệ pháp luật lại có thể hành xử với một cháu bé 11 tuổi tàn độc như vậy là điều không thể chấp nhận.
Cho dù cô bé có làm mất chiếc xe đạp đi chăng nữa, gã cảnh sát kia cũng không được quyền đánh cháu bé Yasmeen, huống hồ là dùng dầu hỏa đốt chết cháu.
Đây là hành động tàn ác, mất hết tính người. Rõ ràng, việc gã hàng xóm tẩm dầu hỏa, châm lửa đốt cô bé 11 tuổi là hành vi trái pháp luật, trái luân thường đạo lý, khiến dư luận phẫn nộ.
Mặc dù biết dầu hỏa là chất rất dễ gây cháy, nguy hiểm cho tính mạng của con người nhưng gã hàng xóm vẫn cứ tưới lên người cô bé, rồi châm lửa đốt.
Ở đây, mục đích giết chết cô bé của gã cảnh sát đã thể hiện quá rõ. Hậu quả là cô bé Yasmeen chết bỏng trong đau đớn. Mối quan hệ của hành vi phạm tội với hậu quả chết người đã xảy ra. Tôi thấy rằng, lỗi của kẻ phóng hỏa đốt người là lỗi cố ý trực tiếp và hắn mong muốn hậu quả chết người xảy ra.
Chiếu theo quy định của luật pháp Việt Nam, gã cảnh sát Jaroliya sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người với theo khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự. Khoản 1 quy định: “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: c) giết trẻ em; i) thực hiện tội phạm một cách man rợ; g) vì động cơ đê hèn”.
Thực tiễn xét xử cho thấy, chỉ cần có 1 trong 3 tình tiết định khung tăng nặng nêu trên, nhất là khi nạn nhân lại là trẻ em, kẻ giết người Jaroliya sẽ phải đối mặt với án phạt cao nhất là tử hình.
THIÊN LONG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đồng hành, hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển
Đài TNVN luôn sát cánh với bà con ngư dân. Các phương tiện truyền thông của Đài liên tục cập nhật thông tin về hoạt động của ngư dân trên biển.
Trong thời gian Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; triển khai cả trăm tàu hộ tống, trong đó có nhiều tàu quân sự, máy bay chiến đấu, ác tàu của Trung Quốc chủ động đâm va, ngăn cản các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam; sẵn sàng vây ép, đâm chìm tàu cá của ngư dân ta, chuyện làm ăn trên biển của bà con gặp nhiều khó khăn hơn.
Từ vùng biển Hoàng Sa trở về, ngư dân Trần Dũng, chủ tàu cá QNa-91819, ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cho biết, diễn biến tại Biển Đông đã gây căng thẳng cho ngư dân. Còn ngư dân Lê Tân, thôn Tây, xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bày tỏ bức xúc: "Chúng tôi ra Hoàng Sa bám trụ để làm kinh tế, nhưng phiên nào ra cũng bị Trung Quốc rượt đuổi, đập phá tài sản".
Tổng Giám đốc Đài TNVN Nguyễn Đăng Tiến trao tiền hỗ trợ ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi
Vượt qua mọi khó khăn, các lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư cùng bà con ngư dân ta kiên cường bám trụ tại vùng biển Hoàng Sa. Nhiều kiểm ngư viên bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ. Tàu cá của ngư dân bị đâm chìm, phá hỏng thiệt hại cả tỷ đồng.
Chia sẻ khó khăn với ngư dân miền Trung, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã đến các làng chài ven biển thăm hỏi, tặng quà và động viên lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư cùng bà con ngư dân yên tâm bám biển.
Mới đây, khi nói chuyện với ngư dân thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hết sức hoan nghênh tinh thần kiên cường quyết tâm bám biển của ngư dân. Chủ tịch nước cũng tin tưởng chắc chắn rằng, bà con nhận thức rất rõ phía sau bà con có toàn dân, có nhân dân cả nước.
Trong những ngày vùng biển Hoàng Sa "dậy sóng", cả nước hướng về Biển Đông. Trung ương đã cử nhiều đoàn công tác đến các địa phương ven biển, kịp thời giải quyết vướng mắc, đáp ứng nguyện vọng của người dân.
Đầu tháng 7 này, Chính phủ ban hành Nghị định về "Một số chính sách phát triển thủy sản". Kể từ đây, ngư dân, chủ tàu được vay ngân hàng tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới, nâng cấp; thời hạn vay tới 11 năm và lãi suất thấp nhất là 1%/năm và cao nhất là 3%/năm.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, cho biết: "Chính phủ đã có quyết sách sẽ hỗ trợ cho ngư dân tới 90% kinh phí để mua bảo hiểm thân tàu. Và chính thân tàu được bảo hiểm đó có thể sử dụng làm thế chấp để vay vốn".
Cùng cả nước hướng về Biển Đông, Đài TNVN luôn sát cánh với bà con ngư dân. Các phương tiện truyền thông của Đài TNVN liên tục cập nhật thông tin về hoạt động của ngư dân trên biển. Năm 2013, Đài TNVN phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình "Tiếp sức ngư dân vươn khơi bám biển"; kêu gọi các tổ chức, cá nhân đóng góp gần 1 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân bám biển. Cũng qua chương trình này, Ngân hàng Nhà nước đã ủng hộ 5 tỷ đồng giúp ngư dân tỉnh Quảng Ngãi vươn khơi bám biển.
Ông Nguyễn Đăng Tiến, Tổng Giám đốc Đài TNVN cho biết: "Với trách nhiệm của một cơ quan truyền thông lớn của Đảng- Nhà nước và với 4 loại hình báo chí của Đài TNVN, không riêng gì phát thanh mà báo hình, báo điện tử và báo viết thì Đài TNVN cùng với các cơ quan truyền thông tuyên truyền đầy đủ các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước tới với ngư dân. Kết hợp với các ngành, các cấp để tuyên truyền đầy đủ, kịp thời những thông tin đến đồng bào cả nước, đặc biệt là đối với ngư dân. Đây là chương trình kết hợp rất có ý nghĩa đối với ngư dân khi vươn khơi bám biển để vừa phát triển kinh tế, vừa khẳng định chủ quyền của đất nước chúng ta".
Ngày mới lại đến, những con tàu rẽ sóng ra khơi mang theo khát vọng làm giàu, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc./.
Theo_VOV
Trung Quốc tăng cường kiểm duyệt báo chí, truyền thông Theo Kyodo, Tân Hoa xã (THX) ngày 18/6 cho biết Trung Quốc đã quyết định siết chặt công tác kiểm duyệt đối với báo chí và các phương tiện truyền thông khác trong nước. Theo THX, Cơ quan quản lý nhà nước Trung Quốc phụ trách báo chí, xuất bản, đài phát thanh, phim truyện và truyền hình đã đăng tải một thông...