Bé gái 11 tuổi bị đau bụng nửa năm do mất màng trinh: Bác sĩ nhắc nhở bố mẹ nên chú ý đến 3 triệu chứng để phát hiện bệnh
Xiaoli 11 tuổi ở Bắc Kinh, Trung Quốc chưa có kinh nhưng tháng nào cũng bị đau bụng vài ngày, kéo dài gần nửa năm nay.
Đây là câu chuyện được chia sẻ trên tờ Sohu của Trung Quốc sáng ngày 9/12.
Vì đau bụng nên mẹ đã đưa Xiaoli đi khám ở nhiều khoa khác nhau của các bệnh viện lớn vì nghi ngờ cô bé bị viêm ruột thừa, sỏi bàng quang, tắc ruột… nhưng kết quả kiểm tra đều phủ định những ý nghĩ này. Điều đáng lo ngại là Xiaoli vẫn bị đau bụng, cường độ và tần suất bị đau ngày một tăng lên.
Vài ngày trước, Xiaoli lại đến Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh cùng mẹ vì cơn đau bụng dữ dội, sau khi nghe 2 mẹ con kể lại, bác sĩ nghi ngờ cơn đau bụng của cô bé có liên quan đến màng trinh. Khi khám cho Xiaoli, người ta phát hiện thấy có một lượng lớn máu kinh ở âm đạo dưới của cô không thể thải ra ngoài, sau khi kiểm tra lại thì cô bé được chẩn đoán là bị mất màng trinh.
Màng trinh nằm bên ngoài âm đạo, trong trường hợp bình thường, trên màng trinh có những lỗ thủng, máu kinh sẽ chảy ra từ các lỗ màng trinh khi hành kinh. Mất màng trinh tức là màng trinh không có hoặc không có lỗ trên màng kinh nên máu kinh không thể chảy ra ngoài khi hành kinh, gây đau bụng.
Bác sĩ sản phụ khoa Jian Chenrong, Bệnh viện Đa khoa Tong (Trung Quốc) cho biết , màng trinh bao quanh cửa âm đạo của nữ giới, độ dày bình thường khoảng 1-2cm, khi thai nhi được 3-4 tháng tuổi, màng trinh sẽ phát triển thành đầu ngoài của âm đạo và xoang niệu sinh dục. Có một lớp màng mỏng ngăn cách nơi hợp lưu của các thể hang, khi nữ giới phát triển và lớn lên thì lớp màng mỏng này sẽ dần hình thành các lỗ, tức là lỗ màng trinh, giúp máu kinh chảy ra ngoài âm đạo.
Theo tờ Health (Trung Quốc)
Tình trạng mất màng trinh cần phải phẫu thuật để chữa khỏi hoàn toàn. Sau khi Xiaoli được phẫu thuật và sửa lại màng trinh, cô bé cuối cùng đã nở lại nụ cười đã mất từ lâu sau khi hồi phục và xuất viện.
Các bệnh phụ khoa trước giờ chúng ta chỉ nghĩ đó là bệnh mà chỉ phụ nữ trưởng thành mới mắc phải, do đó, khi các bé gái mắc các bệnh về hệ sinh sản lúc tuổi còn nhỏ, không nhiều bậc cha mẹ có thể điều trị đúng cách, một số thì bố mẹ cảm thấy xấu hổ khi đi khám, một số khác lại cho con đi khám ở các khoa khác do nhầm lẫn, dẫn đến việc điều trị chậm trễ.
Video đang HOT
Tỷ lệ mất màng trinh là khoảng 1/1000-1/2000 trẻ. Do đường sinh dục của trẻ sơ sinh còn nhỏ nên khó phát hiện ra được tình trạng mất màng trình mà phải đến khi trẻ ở tuổi thiếu niên thì mới có các triệu chứng rõ ràng. Các triệu chứng lâm sàng có thể bao gồm:
- Đau bụng mạn tính, đau lưng theo chu kỳ.
- Vô kinh.
- Bí tiểu, tiểu khó.
Bác sĩ Zhao Huifang, khoa Phụ khoa, Bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh nhắc nhở các bậc phụ huynh: Sau tuổi vị thành niên, nếu con gái bị đau bụng như Xiaoli và không có kinh nguyệt thì cần xem xét khả năng màng trinh bị mất đi.
Ngoài ra, nếu bé gái bị chảy máu âm hộ, âm đạo và niệu đạo không rõ nguyên nhân, tiết dịch bất thường, ngực phát triển trước 8 tuổi, đau bụng dưới, kinh nguyệt bất thường, đau bụng kinh, chậm kinh khi 16 tuổi thì nên chủ động đến phòng khám phụ khoa để khám nhằm chữa trị kịp thời, tránh để lại hậu quả nghiêm trọng.
Nguồn tham khảo và ảnh: Sohu Health, Heho Health Net
Điểm mặt "thủ phạm" có thể gây vô sinh, hiếm muộn
Tỷ lệ phụ nữ bị vô sinh, hiếm muộn hiện nay đang có xu hướng gia tăng. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng các nguyên nhân chính thường do các vấn đề ở nội tiết, cơ quan sinh dục hoặc do viêm nhiễm phụ khoa...
Bệnh nội tiết
Vấn đề về nội tiết là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng chu kỳ rụng trứng. Quá trình rụng trứng phụ thuộc vào sự cân bằng của các hormone và sự tương tác. Bất cứ sự gián đoạn nào trong quá trình này đều có thể ngăn chặn sự rụng trứng. Một số rối loạn rụng trứng do bệnh nội tiết có thể gây ra vô sinh ở nữ:
Rối loạn phóng noãn: Là hiện tượng thời điểm xảy ra rụng trứng không thường xuyên hoặc hoàn toàn không theo quy luật của chu kỳ kinh nguyệt. Khả năng này gây vô sinh ở khoảng 25% cặp vợ chồng hiếm muộn. Đây chỉ là hệ quả của các bất thường trong sự điều hòa của hormone sinh sản bởi vùng dưới đồi hay tuyến yên hoặc các vấn đề trong buồng trứng có thể gây ra rối loạn này.
Hội chứng buồng trứng đa nang: Hiện tượng này do vấn đề mất cân bằng hormon nữ, làm các nang noãn không thể phát triển, trứng không thể trưởng thành nên không có hiện tượng rụng trứng. Từ đó gây ra các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, rậm lông, mụn, thừa cân, rụng tóc... Hội chứng buồng trứng đa nang còn liên quan đến tình trạng đề kháng insulin, gây ra thừa cân, béo phì, đái tháo đường. Chính vì vậy, bệnh lý này là nguyên nhân hàng đầu khi nghi ngờ vô sinh nữ.
Có nhiều nguyên nhân khiến cho việc thụ thai không thành công.
Rối loạn chức năng vùng dưới đồi: Hai hormone do tuyến yên sản xuất có trách nhiệm kích thích rụng trứng mỗi tháng là FSH và LH. Khi bị stress quá mức, thừa cân béo phì hoặc suy dinh dưỡng, hoặc tăng/giảm cân quá nhiều trong thời gian ngắn... đều có thể khiến cơ thể gián đoạn sản xuất các hormone này và sẽ ảnh hưởng đến sự rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt không đều... dẫn đến khó thụ thai.
Suy chức năng buồng trứng sớm: Khi gặp tình trạng này, phụ nữ thường có biểu hiện chu kỳ kinh nguyệt bất thường, loãng xương, trầm cảm, lo âu và nguy hiểm nhất là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, thậm chí là vô sinh. Chức năng buồng trứng giảm thì chất lượng trứng, quá trình thụ thai và làm tổ cũng ít có khả năng. Bệnh lý này còn được gọi là suy buồng trứng nguyên phát, do các phản ứng tự miễn hoặc giảm số lượng trứng theo di truyền hoặc do dùng hóa trị liệu... Khi buồng trứng không còn khả năng nuôi dưỡng và phóng thích trứng, phụ nữ không chỉ không thể mang thai mà còn phải chịu đựng một loạt rối loạn toàn thân khác do giảm sản xuất estrogen ở độ tuổi trước 40.
Ngoài ra còn một số bệnh nội tiết gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới như: Bệnh suy tuyến yên, bệnh cường giáp hoặc suy giáp, bệnh tuyến thượng thận (suy tuyến thượng thận hoặc u tuyến thượng thận, u vỏ thượng thận), bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường...
Tắc vòi trứng, buồng trứng đa nang là nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn.
Bệnh ở cơ quan sinh dục
Lạc nội mạc tử cung: Là hiện tượng tuyến niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài lòng tử cung làm thay đổi cấu trúc, giải phẫu buồng trứng và vùng chậu, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
Viêm nội mạc tử cung: Là hiện tượng buồng tử cung bị viêm nhiễm, thường xảy ra do một số thủ thuật can thiệp không đảm bảo vô trùng như nạo hút thai, nạo sinh thiết, đặt vòng, lấy vòng. Viêm nội mạc tử cung nếu không được điều trị đúng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, dính tử cung, viêm phần phụ gây dính tắc vòi trứng và cuối cùng dẫn đến các hiện tượng vô sinh do tinh trùng không gặp trứng để thụ tinh, trứng đã thụ tinh không về được tử cung làm tổ, tử cung không đảm bảo chức năng cho trứng làm tổ.
Polyp nội mạc tử cung: Polyp lòng tử cung là một trong những nguyên nhân gây ra hiếm muộn ở nữ giới. Khi kích thước polyp lớn hoặc đa polyp sẽ ảnh hưởng tới sự di chuyển của tinh trùng và sự làm tổ của trứng.
Ung thư nội mạc tử cung: Là ung thư phát triển từ nội mạc tử cung với các biểu hiện như ra máu âm đạo bất thường, khí hư nhiều, có mùi hôi, đau vùng chậu. Ung thư không được phát hiện sớm có thể phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung.
Dính buồng tử cung: Hiện tượng lớp đáy nội mạc tử cung bị tổn thương làm thành tử cung phía trước và phía sau dính vào với nhau được gọi là dính buồng tử cung làm mất khả năng làm tổ của trứng sau khi thụ thai.
Ung thư buồng trứng: Hầu hết bệnh nhân ung thư buồng trứng đều phát hiện ở giai đoạn muộn nên đều phải phẫu thuật cắt bỏ và hóa trị dẫn đến vô sinh.
Tắc ống dẫn trứng: Ống dẫn trứng có thể bị tắc một phần hay tắc hoàn toàn, làm chậm hoặc ngăn cản tinh trùng gặp trứng, tức ngăn cản quá trình thụ thai.
Những bệnh phụ khoa gây vô sinh
Viêm âm đạo: Viêm âm đạo là bệnh do ký sinh trùng, nấm hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung gây ra. Phụ nữ bị viêm âm đạo sẽ làm thay đổi độ pH trong âm đạo, môi trường trong âm đạo thay đổi gây bất lợi cho quá trình tinh trùng di chuyển vào gặp trứng để thụ tinh.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Khi bị bệnh, lượng dịch trong âm đạo nhiều hơn, khiến tinh trùng gặp khó khăn trong quá trình di chuyển đến gặp trứng. Ngoài ra, bệnh làm thay đổi môi trường trong âm đạo gây khó khăn trong vấn đề thụ thai, thậm chí có thể vô sinh.
Ứ dịch ống dẫn trứng: Xảy ra do hậu quả của các viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, tiền sử phẫu thuật vùng chậu... Ứ dịch cũng giống như tắc ống dẫn trứng làm ngăn cản tinh trùng gặp trứng.
Viêm buồng trứng: Viêm buồng trứng ảnh hưởng xấu đến chất lượng và số lượng trứng, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng của phụ nữ gây vô sinh, hiếm muộn.
Bệnh áp xe hai buồng trứng: Là một bệnh nghiêm trọng có thể gây vô sinh. Nguyên nhân do các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục xâm nhập vào tử cung, lan lên buồng trứng và vòi trứng. Tình trạng tụ mủ ở buồng trứng làm giảm chức năng buồng trứng, gây ra các tổn thương lâu dài.
Nam giới nên sửa ngay 4 hành vi khi "lâm trận" dễ gây tổn thương tới tử cung của chị em phụ nữ Tử cung có ý nghĩa rất lớn đối với phái nữ, thậm chí còn là cơ quan quan trọng trong việc hành kinh, mang thai và sinh nở nên luôn phải được bảo vệ thật chu đáo. Trong chuyện ân ái, đa số nhiều cô nàng thường khá thoải mái mà chiều theo ý muốn của phái mạnh. Tuy nhiên, trước mỗi cuộc...