Bé gái 10 tháng tuổi mắc dị tật sọ mặt hiếm gặp
Bé N.H (10 tháng tuổi, ở Thành phố Hồ Chí Minh) không may sinh ra mang trên mình căn bệnh hiếm gặp Treacher Collins gây biến dạng vùng sọ mặt.
Bé N.H bị khuyết hai tai, biến dạng mắt, thiểu sản xương hàm dưới, thiểu sản xương hàm trên, khe hở vòm họng, dị tật khuyết xương gò má hai bên. Bé vừa được các bác sĩ khoa Sọ mặt và Tạo hình – Bệnh viện Nhi Trung ương xây dựng lộ trình điều trị và tạo hình lại vùng mắt bị khiếm khuyết, đưa hai mắt của trẻ trở lại vị trí sinh lý bình thường.
Bác sĩ Đặng Hoàng Thơm đang thăm khám cho trẻ sau phẫu thuật vùng quanh ổ mắt. (Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương)
Bác sĩ Đặng Hoàng Thơm – Trưởng khoa Sọ mặt và Tạo hình, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bé N.H mắc hội chứng Treacher Collins, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và mô trên mặt, khiến bé N.H bị biến dạng nặng vùng sọ mặt. May mắn là não bộ của trẻ không bị ảnh hưởng.
Sau khi tiến hành khám và hội chẩn đa chuyên khoa, các bác sĩ xác định tình trạng bệnh của trẻ là một trường hợp khó, dị tật sọ mặt rất phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của bé, cần lên kế hoạch phẫu thuật kỹ lưỡng theo lộ trình phù hợp với tình trạng bệnh và độ tuổi của trẻ.
Kế hoạch phẫu thuật tạo hình cho bệnh nhi được xây dựng gồm 4 giai đoạn. Theo đó, ở giai đoạn 1, bé được can thiệp sớm các biến dạng vùng quanh ổ mắt, đưa mắt trở về vị trí sinh lý bình thường, đồng thời chuẩn bị tổ chức phần mềm để can thiệp vào xương, ghép xương gò má cho bé trong giai đoạn sau.
Video đang HOT
Ở giai đoạn 2, bé sẽ được tạo hình xương hàm dưới, tái tạo ngành lên và góc xương hàm dưới, vá khe hở vòm họng để giúp ăn uống dễ dàng hơn. Giai đoạn 3, bé sẽ được ghép xương và tạo hình gò má cung tiếp hai bên bằng xương sọ tự thân. Giai đoạn 4, khi trên 7 tuổi, bé sẽ được phẫu thuật tạo hình vành tai.
Bác sĩ Đặng Hoàng Thơm – người trực tiếp phẫu thuật cho bé N.H cho hay: “T ại vùng mắt, trẻ có khe hở số 6, 8 về xương, dây chằng góc mắt ngoài bị khuyết, góc mắt ngoài hai bên bị thấp hơn so với vị trí sinh lý bình thường, thiếu tổ chức cơ phần mềm mi dưới, gây tình trạng trễ mi, thường xuyên chảy nước mắt, góc nhìn bị hạn chế. Nếu không phẫu thuật, can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng đến thị lực và thẩm mỹ của trẻ”.
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính vùng sọ mặt của bé N.H. (Ảnh: Bệnh viện Nhi Trung ương)
Sau ca phẫu thuật kéo dài gần 2 giờ đồng hồ, bé N.H đã được các bác sĩ tái tạo lại dây chằng góc mắt ngoài hai bên, chuyển vị trí góc mắt ngoài về vị trí sinh lý bình thường (vị trí nằm ngang thay vì trễ xuống dưới như bệnh lý của bé). Các bác sĩ cũng tiến hành bù đắp tổn khuyết da và cơ vùng mi dưới bằng chuyển vạt da cơ lấy từ vùng mi trên, đóng khe xương hở và tạo hình sàn ổ mắt hai bên.
Ngay sau phẫu thuật, vị trí mắt của trẻ đã về vị trí sinh lý bình thường. 4 ngày sau phẫu thuật, mắt trẻ đã giảm phù nề, tình trạng dị hình của khuôn mặt đã được cải thiện rõ rệt. “Trước phẫu thuật, mi mắt trên của trẻ bị kéo trễ xuống, không có nếp mí khiến khuôn mặt trẻ lúc nào cũng buồn rầu, sau mổ tạo hình nếp mí tự nhiên, mắt trẻ mở to, cân đối”, bác sĩ Thơm vui mừng cho biết.
Khuyến cáo quan trọng phòng bệnh đường hô hấp khi trẻ tựu trường
Theo các bác sĩ, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ, nâng cao dinh dưỡng và hạn chế tiếp xúc nguy cơ mang mầm bệnh để phòng tránh các bệnh đường hô hấp khi đến trường.
Các chuyên gia cho rằng, trẻ đi học tập trung trở lại, nguy cơ lây bệnh sẽ cao hơn khi ở cùng gia đình. Đây cũng là nỗi lo lắng chung của nhiều phụ huynh.
Để có hệ miễn dịch tốt phòng bệnh cho trẻ, TS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, trẻ phải có sức khỏe tốt, bằng cách cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để hệ thống miễn dịch có khả năng hoạt động tốt.
Phụ huynh nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với đối tượng có nguy cơ mang mầm bệnh. "Những người làm việc, sinh hoạt ở nơi tập trung đông hay những người vào bệnh viện thăm nom người bệnh... Đó là những nguồn có thể mang mầm bệnh ra cộng đồng và lây bệnh cho trẻ", TS.BS Hải nói.
(Ảnh Hoàng Hà).
Bên cạnh đó, chúng ta có thể sử dụng vắc xin, trong đó có các loại vắc xin như vắc xin tiêm hoặc một số loại có thể hiểu là vắc xin đường uống, là các vi khuẩn đã ly giải giảm khả năng gây bệnh. Khi trẻ uống có thể kích thích hệ thống miễn dịch, tạo kháng thể phòng chống các vi khuẩn có thể gây bội nhiễm sau khi mắc cúm.
Nguyên nhân là trong niêm mạc họng của người lớn và trẻ em đều có những vi khuẩn có thể gây bệnh, khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương do các loại virus như cúm, Adeno... sẽ gây nên bội nhiễm vi khuẩn.
Một phần các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp là do virus gây ra. Tuy nhiên, một số biến chứng do vi khuẩn có thể phát sinh, chẳng hạn như viêm tai giữa cấp tính, viêm xoang và viêm phế quản.
Các triệu chứng của viêm đường hô hấp do virus gồm ho, chảy mũi, hắt hơi... kèm theo triệu chứng sốt. Sốt diễn biến từ 3-5 ngày, sau đó sẽ giảm dần và vào giai đoạn hồi phục. Nhưng khi đã giảm sốt trẻ xuất hiện sốt lại, mệt mỏi, ăn kém đó là dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, cần phải lưu ý.
Theo bác sĩ, trên thực tế, nhiễm trùng đường hô hấp do virus hầu hết là nguyên tắc điều trị như nhau. Thứ nhất, không có các chỉ định bắt buộc sử dụng các thuốc kháng virus. Các thuốc này cũng chỉ định bắt buộc tùy từng trường hợp, đặc biệt là các trường hợp có yếu tố nguy cơ nặng hoặc có triệu chứng của tình trạng nặng. Thứ 2, điều trị tránh các nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn sau khi nhiễm virus đường hô hấp.
BS Lê Bình Bảo Tịnh, Phó trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cũng chia sẻ, trong số các bệnh hô hấp, viêm tiểu phế quản là bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Ở mức độ nhẹ và trung bình, trẻ cần được vệ sinh mũi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Phụ huynh cần biết cách theo dõi các dấu hiệu như thở nhanh, thở rút lõm ngực, li bì, không ăn uống không bú được... để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện.
BS Tịnh khuyến cáo thêm, bệnh hoàn toàn có thể điều trị ở y tế cơ sở. Phụ huynh không nhất thiết cho con lên bệnh viện lớn vì quá đông đúc, rất vất vả. Trẻ có sức kháng kém có thể bị lây nhiễm chéo các bệnh lây truyền khác.
Cũng theo bác sĩ, trong giai đoạn COVID-19 tồn tại cùng nhiều dịch khác về hô hấp... người lớn và trẻ nhỏ nên đeo khẩu trang, khử khuẩn, rửa tay bằng xà phòng, hạn chế giao tiếp để phòng bệnh. Các biện pháp này đồng thời cũng ngăn ngừa nhiều bệnh lây nhiễm khác. Người dân cũng cần chú ý thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ...
TS.BS Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai cũng thông tin, để xử trí các bệnh về hô hấp chủ yếu điều trị hỗ trợ như: hạ sốt, bổ sung nước điện giải, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác hoặc những người có cơ địa suy giảm miễn dịch, nằm trong môi trường thoáng khí, nhiệt độ mát.
TS.BS Nam khuyến cáo người dân cần hướng dẫn trẻ tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho, hắt hơi. Vệ sinh và mở cửa thoáng mát nơi ở, lớp học, phòng làm việc. Lau chùi bề mặt, vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn thông thường.
"Ngoài ra, tăng cường miễn dịch, uống đủ nước, giữ gìn vệ sinh đặc biệt vệ sinh bàn tay và không gian sinh sống, tránh tiếp xúc với người có biểu hiện bệnh, đeo khẩu trang... cũng là các biện pháp hiệu quả phòng chống bệnh", TS.BS cho biết.
Chưa lấy hết được mảnh vụn trong người hai trẻ trong vụ nổ bom bi tại Sơn La Sáng 4-8, đại diện Bệnh viện Nhi trung ương thông tin về tình hình sức khỏe bệnh nhi trong vụ nổ bom bi tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương phẫu thuật cho bệnh nhi nghi bị nổ bom bi - Ảnh: BVCC Sáng 3-8, vụ nổ nghi là bom bi xảy ra tại bản...