Bé đi tiểu lắt nhắt có phải bị bệnh?
Bé nhà tôi 3 tuổi, cách đây ít tháng bé bỗng nhiên đi tiểu lắt nhắt nhiều lần.
Nhưng chỉ đi nhiều lần vào ban ngày, còn ban đêm lại ngủ yên. Nước tiểu trong không có màu gì khác thường, bé không sốt. Đi khám, bé được chẩn đoán là nhiễm khuẩn đường tiểu, đã uống kháng sinh 2 đợt nhưng không đỡ. Xin hỏi con tôi bị bệnh gì?
Nguyễn Huệ Anh (Nam Định)
Theo miêu tả của chị, có khả năng bé bị rối loạn nhu động bàng quang. Đây không phải là nhiễm khuẩn đường tiểu vì bé không sốt, tiểu trong.
Bệnh này thường hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi do các hoạt động về thần kinh của bàng quang chưa thực sự hoàn chỉnh. Bệnh cũng hay bị chẩn đoán nhầm với nhiễm khuẩn đường tiểu nên việc dùng kháng sinh hay kháng viêm không có tác dụng. Tuy nhiên, chị nên đưa con đi khám, làm xét nghiệm nước tiểu và siêu âm kiểm tra lại.
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Để phòng tránh việc đi tiểu lắt nhắt ở trẻ nhỏ (do bệnh lý hoặc không do bệnh lý), cần giữ vệ sinh cho bé đúng cách.
Khi bé đi tiêu đi tiểu, động tác làm vệ sinh phải lau từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ đường tiêu hóa vào đường niệu. Ngoài ra, nên thường xuyên kiểm tra quần, tã lót ngay sau khi bé tiêu, đi tiểu, nếu cần nên thay để giúp cơ quan sinh dục của bé luôn được sạch sẽ, tránh các vi khuẩn có hại xâm lấn, dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiểu.
Cần cho trẻ uống nhiều nước (khoảng 1,5 lít /ngày) để làm loãng nước tiểu, giúp thận loại bỏ tốt các chất cặn bã. Không để cho trẻ nín tiểu vì bất cứ lý do gì. Việc nhịn tiểu rất nguy hiểm, bởi nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài, khi bị ứ trong bàng quang sẽ tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập dễ dàng, gây nhiễm khuẩn đường tiểu.
Đảm bảo cho bé một chế độ ăn uống cân bằng, nhiều rau quả, bổ sung chất xơ để giúp hệ tiêu hóa và bàng quang phát triển tốt.
Theo phunusuckhoe
Sài Gòn nắng nóng, gần 11.000 trẻ em vào viện mỗi ngày
Theo các bác sĩ, cơ thể trẻ nhỏ thường rất yếu nên dễ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng và tia cực tím.
Chiều 29/3, bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết những ngày qua, bệnh viện tiếp nhận bình quân khoảng 5.000 đến 5.500 bệnh nhi khám bệnh và hơn 200 bệnh nhi nhập viện điều trị mỗi ngày. số ca khám tiêu hóa và hô hấp trong những ngày nắng nóng tăng đáng kể.
Đối tượng tập trung chủ yếu là các bệnh tiêu hóa (chiếm 8%) và hô hấp (chiếm 10-15%). Dự báo trong thời gian tới, dưới tác động của nắng nóng, số lượng bệnh nhi nhập viện có thể tăng lên đáng kể.
Hai bệnh viện chuyên khoa nhi lớn tại Sài Gòn mỗi ngày tiếp nhận gần 11.000 trẻ nhập viện. Ảnh: Lê Quân
Theo bác sĩ Hoàng, do sự tác động của nắng nóng và tia cực tím, cơ thể trẻ nhỏ thường rất yếu nên rất dễ bị ảnh hưởng. Trong đó, một số vấn đề về sức khỏe thường gặp là rối loạn nước và điện giải do bài tiết mồ hôi nhiều. Tim, phổi hoạt động nhiều, hệ miễn dịch suy giảm nên khả năng chống chọi với vi khuẩn của trẻ giảm.
Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, mỗi ngày bệnh viện cũng tiếp nhận khoảng 5.000-6.000 bệnh nhân đến khám ngoại trú. Bác sĩ Lê Công Thiên, Phó trưởng khoa Khám bệnh, cho hay số bệnh nhân mắc các bệnh về tiêu hóa tăng 10-15% so với các tháng trước.
Ngoài ra, nhiệt độ môi trường cao dễ làm cho vi khuẩn phát triển rất nhanh hơn từ 4-8 lần, thức ăn bị ôi thiu, các trung gian truyền bệnh như ruồi, muỗi, gián cũng phát triển nhiều nên dễ gây ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độ tập thể.
Trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết nắng gắt. Ảnh: Lê Quân
Sài Gòn đang bước vào mùa cao điểm nắng nóng, nhiệt độ lên đến 37-39 độ C, chỉ số tia UV đang vượt ngưỡng cho phép, bác sĩ Hoàng khuyến cáo trẻ em hạn chế ra đường vào khung giờ 10h sáng đến 14h chiều.
Khi tiếp xúc với ánh nắng từ 10-50 phút, cơ thể sẽ xảy ra các xáo trộn như mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn tuần hoàn. Các triệu chứng thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí có thể gây tổn thương não.
Bác sĩ Hoàng cho biết, Bệnh viện Nhi đồng 1, từng tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi tử vong vì sảng nhiệt do đưa đến viện quá muộn. Nếu phát hiện trẻ bị sảng nhiệt, sốc nhiệt, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ vào nơi mát mẻ để hạ nhiệt, cho trẻ uống nước mát, không chườm đá. Nếu tình trạng nặng, gia đình phải đưa trẻ đến bệnh viện.
Để phòng ngừa các bệnh do thời tiết nắng nóng hay thời điểm giao mùa gây ra, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao người dân cần chú ý mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng lâu.
Nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì nên di chuyển đến nơi có không khí mát mẻ một lần/giờ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại công việc.
Theo Zing
Nguy cơ con trẻ xương giòn vì cha mẹ không quản lý điện thoại Giới chuyên gia vừa cung cấp thêm một lý do để các bậc phụ huynh quản lý thời gian 'ngồi đồng' trước điện thoại của con cái ngày nay: nguy cơ xương thoái hóa sớm khiến chúng chẳng khác nào các cụ già 70-80 tuổi. Nguy cơ khó lường nếu cha mẹ để mặc con trẻ trước màn hình - REUTERS Dawn Skelton,...