Bề bộn cuộc chiến chống IUU
Tháng 1.2019, dự kiến đoàn thanh tra Uỷ ban châu Âu (EC) sẽ trở lại Việt Nam để kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các khuyến nghị của EC nhằm chống khai thác đánh cá bất hợp pháp, chưa được báo cáo và không được kiểm soát (IUU). Giai đoạn này, Việt Nam có hàng tá công tác cần phải hoàn thiện nếu không muốn hải sản bị cấm xuất khẩu vào thị trường châu Âu.
Còn nhiều lỗ hổng
Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, để sẵn sàng cho đợt kiểm tra, đánh giá của đoàn thanh tra EC vào đầu tháng 1.2019 sắp tới, có hai nhiệm vụ quan trọng mà ngành nông nghiệp phải thực hiện từ nay đến cuối năm để cải thiện tình hình khai thác hải sản chống IUU, gồm ngăn chặn, chấm dứt tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và công tác chứng nhận, xác nhận nguồn gốc hải sản khai thác để đưa vào chế biến, xuất khẩu.
Bộ NNPTNT chọn 3 tỉnh Bình Định, Kiên Giang và Quảng Ninh để tập trung triển khai các biện pháp thực thi IUU. Ảnh: Nguyên Vỹ
Bộ NNPTNT cũng đã xác định chọn 3 tỉnh là Bình Định, Kiên Giang và Quảng Ninh để tập trung nguồn lực, triển khai các biện pháp đồng bộ, cụ thể về chống khai thác IUU hay thực hiện các khuyến nghị của EC.
Riêng hai tỉnh Kiên Giang và Quảng Ninh, Bộ đã tổ chức đoàn đi làm việc và chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp để cả cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và ngư dân thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.
Theo đánh giá của ông Phạm Ngọc Tuấn – Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản), công tác thực thi pháp luật để đảm bảo việc kiểm soát tàu cá Việt Nam không vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa hiệu quả. Trong khi đó, trách nhiệm của quốc gia treo cờ (quản lý tàu cá) và trách nhiệm của quốc gia ven biển (bảo vệ nguồn lợi thủy sản) cũng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thậm chí, các quy định của Luật Thủy sản về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, việc kiểm soát chặt tàu cá ra vào cảng, hoạt động của tàu thuyền trên biển… cũng chưa được thực hiện tốt – ông Tuấn nhận định.
Video đang HOT
Ngoài ra, công tác xác nhận, chứng nhận sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của châu Âu. Việt Nam vẫn chưa kiểm soát được sản phẩm khai thác báo trên giấy tờ so với thực tế. Do vậy, cần tăng cường công tác kiểm soát tàu cá tại cảng, trên biển và sử dụng dữ liệu giám sát hành trình của tàu cá một cách hệ thống, chính xác để đảm bảo sản phẩm thủy sản xuất sang thị trường châu Âu phải truy xuất được nguồn gốc, đảm bảo tính hợp pháp – ông Tuấn nhấn mạnh.
DN lo thiếu nguyên liệu
Những tác động của thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam đã khiến xuất khẩu vào thị trường Liên minh Châu Âu (EU) gặp nhiều khó khăn. DN trong nước rơi vào cảnh thiếu nguồn nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn để chế biến xuất khẩu. Dự báo mục tiêu 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản năm nay khó về đích nếu IUU không được cải thiện.
Bà Lê Hằng – Phó Giám đốc Trung tâm VASEP Pro (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam) cho biết, tác động từ thẻ vàng IUU đang làm chỉ số tăng trưởng xuất khẩu hàng loạt mặt hàng hải sản sụt giảm so với cùng kỳ năm 2017.
Cụ thể, tổng xuất khẩu hải sản vẫn tăng trưởng 7,4% nhưng các chỉ số tăng trưởng từng mặt hàng đều thấp hơn so với cùng kỳ. Xuất khẩu hải sản sang EU sau thẻ vàng IUU chiếm 12-15% tổng xuất khẩu của cả nước và có chiều hướng giảm liên tục trong năm 2018 (4-20%). Với cá ngừ, dù duy trì tăng trưởng dương nhưng nếu cùng kỳ 2017, tốc độ tăng trưởng qua từng tháng đạt từ 20-34% thì năm nay chỉ đạt 1-15%.
Với mực và bạch tuộc, xuất khẩu các tháng năm nay tăng không ổn định và thấp hơn năm ngoái. Năm 2017, mức tăng dao động từ 44-64% nhưng năm nay chỉ tăng 4-28%. Riêng tháng 7.2018 giảm 15% sau khi tăng chậm 1,4% trong tháng 6. Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang EU liên tục giảm sâu từ 9-40%. Tính từ tháng 1 đến tháng 7.2018, xuất sang EU giảm 27%, đạt 46 triệu USD.
Theo bà Hằng, nếu tình hình không cải thiện, xuất khẩu hải sản vào EU sẽ còn giảm nữa. Dự báo xuất khẩu hải sản nửa cuối năm 2018 chỉ đạt khoảng 1,8 tỷ USD, đưa tổng xuất khẩu cả năm lên 3,2 tỷ USD, tăng 7%. Do đó, mục tiêu đóng góp 3,3-3,4 tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm nay khó hoàn thành.
Theo bà Trần Ngọc Tươi – Giám đốc Công ty Thủy sản Vĩnh Thuận (TP.HCM), do ảnh hưởng của thẻ vàng, công ty đang thiếu 70-80% nguyên liệu so với mức thiếu hụt 30-40% cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân là do việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu đáp ứng yêu cầu IUU khó khăn, việc đánh bắt trong nước không đảm bảo truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của EC trong khi hàng nhập khẩu thì vướng mắc nhiều quy định hành chính phức tạp.
Một số DN phải nhập nguyên liệu từ Đài Loan, Indonesia, Thái Lan để chế biến. Tuy nhiên, do tâm lý khách hàng thường thích hải sản đánh bắt tại vùng biển Việt Nam nên các DN xuất khẩu thủy sản thường phải từ chối các đơn đặt hàng do không thể đáp ứng được yêu cầu.
Theo Daviet
"Bơm" nguồn vốn khủng 1,75 triệu USD phát triển thủy sản ĐBSCL
Đó là kinh phí được huy động cho dự án Thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững thông qua tăng cường hợp tác công tư tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vừa được ký kết khởi động chính thức tại Hội chợ triển lãm quốc tế thủy sản - Vietfish 2018.
Dự án nằm trong mô hình hợp tác công tư (PPP) nhằm huy động và phối hợp nguồn lực từ khối nhà nước và tư nhân để giải quyết các thách thức đối với sự phát triển bền vững ngành thủy sản Việt Nam.
Ngành nuôi trồng thủy sản ở ĐB.SCL đang đối diện nhiều thách thức. Ảnh: Nguyên Vỹ
Dự án do Tổng cục Thủy sản, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Hội Nghề cá Việt Nam (Vinafis) và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) hợp tác triển khai.
Nguồn kinh phí cho dự án sẽ có phần đóng góp khu vực nhà nước 300.000 USD; khu vực tư nhân (các doanh nghiệp thủy sản) 830.000 USD; từ tổ chức IDH là 510.000 USD và các tổ chức trong nước và quốc tế khác (Vasep, Vinafis...) 110.000 USD.
Theo ông Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Vinafis, ĐBSCL là khu vực sản xuất chính, chiếm hơn 80% sản lượng tôm và 95% sản lượng cá tra. Tuy nhiên, nuôi tôm nước lợ và cá tra ở ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều thách thức, hiệu quả quản lý dịch bệnh và nuôi trồng chưa cao cũng như khả năng đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Mục tiêu của dự án nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hiệu quả nuôi trồng và đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Ảnh: Nguyên Vỹ
Mục tiêu của dự án nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện hiệu quả nuôi trồng và đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Nôi dung dự án bao gồm 3 hợp phần: Tăng cường hiệu quả quản lý dịch bệnh trên cơ sở hoàn thiện hệ thống quan trắc môi tường cảnh báo dịch bệnh; Cải thiện năng suất nuôi trồng tôm và cá tra thông qua xây dựng quy trình nuôi trồng tôm, cá tra theo chuỗi cung ứng; Hỗ trợ các doanh nghiệp tôm và cá tra xây dựng, cải thiện hệ thống truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Tổng cục Thủy sản sẽ chỉ đạo tổ chức thực hiện, IDH làm công tác quản lý và Vinafis điều phối thực hiện dự án này. Vasep sẽ chủ trì thực hiện hợp phần 3.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, với quyết tâm thực hiện và cam kết hỗ trợ từ cả khối công và tư trong quá trình xây dựng và triển khai, dự án được mong đợi sẽ giải quyết được những thách thức của ngành thủy sản. Những thành công của dự án sẽ được nhân rộng tại các địa phương nuôi trồng thủy sản khác trên cả nước.
Lễ ký kết dự án Thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững thông qua tăng cường hợp tác công tư tại ĐBSCL. Ảnh: Nguyên Vỹ
"Đây là dự án hợp tác công tư có tính mở. Chúng tôi hoan nghênh sự tham gia của các doanh nghiệp, đơn vị và tổ chức khác có chung nguyện vọng đóng góp cho sự phát triển bền vững của ngành thủy sản Việt Nam", ông Hòe chia sẻ.
Theo Bộ NNPTNT, giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm 2018 đạt 4 tỷ USD, tăng 10,5 % so vời cùng kỳ. Đây là con số cho phép hy vọng kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD mà Việt Nam sẽ đạt được trong tương lai không xa.
Mục tiêu này là động lực cho tất cả mọi thành phần trong toàn chuỗi giá trị ngành thủy sản cùng phấn đấu, trong đó có các doanh nghiệp luôn là lực lượng đầu tàu và vai trò kết nối Vasep, Vietfish để góp phần vào thành công chung của toàn ngành thủy sản Việt Nam.
Theo Danviet
Lặn bắt sò láng 'quậy' đục nước vịnh Xuân Đài, gây hại tôm hùm nuôi Hiện nhiều người dân TX Ninh Hòa, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) đến vịnh Xuân Đài, TX Sông Cầu (Phú Yên) dùng ghe ra giữa vịnh lặn bắt sò láng (sò lụa). Trong quá trình lặn moi bùn tìm bắt sò gây đục nước, ảnh hưởng đến hô hấp của tôm. Nhiều lồng nuôi tôm con yếu sức chết, còn tôm lớn thì...