Bẽ bàng những scandal lên cao vút … xuống mất hút
Những năm gần đây, scandal gần như đã thay đổi vị trí của mình. Vì thế, làng giải trí giờ đây rất hiếm tên tuổi hội tụ được cả hai tiêu chí: có tài năng và có con đường sự nghiệp trong sạch.
Người người tạo scandal
Khác với showbiz của nhiều năm trước, các bạn trẻ có đam mê và tham vọng thành công trong nghề giải trí giờ đây có nhiều lựa chọn cho bệ phóng của mình: công ty đào tạo ngôi sao, các cuộc thi ca hát, thời trang và nhất là không thể thiếu những chiêu trò scandal để thu hút sự chú ý của công chúng. Một cách đơn giản, nếu một ca sĩ không thể gây được ấn tượng bằng giọng hát, các hit của mình thì scandal sẽ giúp họ làm điều đó.
Thật vậy, nếu không phải nhờ vào mác ca khúc “thảm họa” chắc chắn cái tên Phương My sẽ chẳng thể nào có được vị trí trên mặt báo cũng như trong trí nhớ những người nghe nhạc. Chưa bàn đến khía cạnh lợi hại lâu dài, ngay sau scandal Phương My đã tiến một bước dài hơn những bạn đồng nghiệp cùng lứa khi các phóng viên vây quanh chực chờ với hàng loạt bài phỏng vấn. Bên cạnh những cây bút bình luận sẵn sàng đưa Phương My vào bài viết của mình như một ví dụ điển hình cho việc sử dụng scandal như một vũ khí lợi hại và chủ đạo.
Nếu Phương My là một hình ảnh mới toanh cần tạo cú hích trong sự nghiệp thì Angela Phương Trinh lại là một câu chuyện khác. Vốn xuất thân với vai trò diễn viên nhí, được nhiều người yêu thích không chỉ bởi nét hồn nhiên, trong sáng thơ ngây trong nét mặt, diễn xuất mà còn bởi khả năng nhập vai rất tốt và đa dạng của mình, Phương Trinh được kỳ vọng rất nhiều vào sự phát triển của mình trên con đường nghệ thuật.
Video đang HOT
“Thảm họa Vpop 2011″ – Phương My
Thế nhưng, dần từ bỏ màn ảnh nhỏ, Phương Trinh chọn cho mình sự nghiệp ca hát thay vì tiếp tục rong ruổi những chuỗi ngày dài trên phim trường. Thật ra với tiếng tăm đã có sẵn từ trước, Phương Trinh hoàn toàn có lợi thế hơn trong việc tiếp thị và cập nhật hình ảnh của mình đến khán giả. Nhưng tiếc rằng cô gái này không hề cho rằng như thế là đủ mà cô phải đàn bà hơn, gợi cảm hơn nữa mới mong tạo được sự chú ý.
Từ cách make up đậm và thái quá so với lứa tuổi, Phương Trinh còn chọn những trang phục khoe những đường cong chưa hoàn thiện một cách phô trương và lố bịch. Đỉnh cao là bộ ảnh với lối diễn xuất gương mặt gợi tình rẻ tiền, kệch cỡm đã đưa Phương Trinh vào hàng ngũ những nghệ sĩ thiếu tài, ngày đêm sống với scandal.
Và không phải chỉ có nghệ sĩ trẻ mới cần scandal, những nghệ sĩ đã định hình được thương hiệu của mình trong lòng công chúng cũng cần scandal để hâm độ nóng của mình, để khán giả đừng bao giờ quên. Nhiều ca sỹ thuộc hàng “sao” cũng liên tục đưa ra những tuyên bố, những câu chuyện hậu trường lấp lửng về tình yêu, con cái, thậm chí úp mở cả chuyện giới tính hay chụp ảnh nude… để chuẩn bị “dọn đường” cho sản phẩm mới, hay một dự án mới sắp được tung ra thị trường.
“Chơi dao có ngày… đứt tay”
Điểm chung của những người sử dụng scandal làm bước đi của mình trên con đường sự nghiệp chính là bản thân họ không hề nghĩ xa đến những hậu quả lâu dài mà chỉ chăm chăm vào hiệu quả tức thì mà nó mang lại.
Phương My sau khi nổi tưng bừng với hit thảm họa “nói dối” lại tiếp tục tung ra những quả bom thảm họa khác nhưng dường như khán giả đã bão hòa với những gì cô gái này làm nên rốt cuộc những sản phẩm sau cũng chìm vào quên lãng. Thậm chí ngay cả khi cô gái này chia sẻ sẽ quay lại về âm nhạc đàng hoàng hơn thì cũng khó ai có thể tin được một giọng hát nổi danh với thảm họa lại có thể làm được chuyện đó theo cách họ mong đợi. Và sẽ chẳng có bầu show nào mời một giọng hát nổi danh thảm họa về biểu diễn cho mình vì chẳng khán giả nào chịu bỏ tiền mua vé chỉ để được nghe những thứ âm nhạc thảm họa này.
Angle Phương Trinh có những scandal làm chướng mắt giới truyền thông
Trong khi đó Phương Trinh gần như đã không thể nào quay lại được nữa. Quyết định thay đổi hình tượng của mình, Phương Trinh đã chính thức khai tử và bôi xóa luôn những hình tượng đáng yêu mà mình đã gầy dựng được. Trong khi đó hình ảnh mới vấp phải những phản đối ít nhiều từ công chúng và báo giới rất có thể sẽ càng làm cho sự nghiệp ca hát của Phương Trinh thêm phần rắc rối.
Những trường hợp tạo scandal của các “sao” giờ cũng không còn gây đuợc sự chú ý của công chúng, thậm chí trở thành phản cảm. Mỗi khi các báo giật tít “hot” về chuyện hậu trường hay những phát ngôn dạng “sốc óc” đã không còn khiến nhiều đọc giả thích thú “nhấp chuột”, mà thay vào đó là sự thờ ơ, thậm chí coi thường… bởi những thứ đó giờ đã trở thành nhảm nhí và rẻ tiền.
Thay cho lời kết
Tóm lại, scandal hoàn toàn không thể là một công cụ hữu hiệu cho một hình tượng, tên tuổi được. Có thể thời gian đầu tiên sau scandal, họ sẽ có được những gì họ muốn nhưng chỉ có thể trong một thời gian ngắn mà thôi. Tuy nhiên, tác hại của những việc này là thật sự lâu dài và càng lâu dài thì tác hại lại càng lớn, hậu quả lại càng xấu. Mong rằng showbiz sẽ ngày càng được trong sạch hơn không phải chỉ toàn những scandal rẻ tiền.
Theo VnMedia
2011: thảm họa âm nhạc và những bước tiến
Có lẽ chưa có năm nào nhạc Việt được chứng kiến những thảm họa âm nhạc nhiều như năm 2011, và cũng có lẽ chưa bao giờ mọi chuyện lại thay đổi nhanh như thế!
Thảm họa âm nhạc, một năm nhìn lại...
Có thể nói 2011 là năm bùng nổ của hiện tượng "thảm họa V-Pop". Cộng đồng online thì có thêm nhiều Music Video (MV) khôi hài để bàn tán xôn xao, dư luận cũng được dịp chỉ trích không thương tiếc. Những cái tên như Phi Thanh Vân, Lê Kiều Như, HKT, Phương My,... đã không còn xa lạ đối với công chúng, đặc biệt là giới văn phòng thường xuyên sử dụng internet.
Đến lúc nhìn lại chặng đường của những thảm họa, có lẽ công chúng cần tỉnh táo để nhận biết con đường, mục đích mà những nghệ sỹ này muốn đạt được đó là sự nổi tiếng, khác hoàn toàn với cái gọi là danh tiếng.
Phi Thanh Vân từng tuyên bố " Muốn gọi tôi là ca sỹ, Phi Thanh Vân hát hay người đẹp hát gì cũng được" và con đường mà cô theo đuổi đâu phải là một ca sỹ chuyên nghiệp.
Về hai "thảm họa" nổi nhất trong năm 2011 này là Phương My và HKT thì câu trả lời có lẽ là phong cách mà họ chọn cho con đường âm nhạc của mình.
Phương My đã từng là thí sinh trong cuộc thi Idol
HKT dù có bị gọi là "thảm họa" đi chăng nữa nhưng đã đầu tư về tiền bạc lẫn công sức, ý tưởng cho những MV của họ được. Nếu cho rằng dòng nhạc HKT hát là nhạc chợ thì những dòng nhạc thị trường đã từng làm mưa làm gió như Khi người đàn ông khóc của Lý Hải hay Thà rằng như thế của Ưng Hoàng Phúc là gì? Vậy chuỗi series Trọn đời bên em đã làm nên tên tuổi của Lý Hải nếu xuất hiện vào thời điểm này có bị gọi là "thảm họa" hay không?!
Nếu nhìn vấn đề một cách thấu đáo thì liệu có hay không cái gọi là thảm họa trong âm nhạc, khi mà dưới sự công kích của búa rìu dư luận những sản phẩm ấy vẫn tồn tại và sống khỏe.
Dòng nhạc thị trường vốn được giới bình dân ưa chuộng nhờ có giai điệu dễ nghe, lời đơn giản dễ thuộc kết hợp thêm vũ đạo sôi động. Về tiêu chí này rõ ràng HKT đã rất thành công với mục tiêu đặt ra của họ. Và như thế, vẫn tồn tại những lý do để khán giả lắng nghe nhạc "thảm họa"?
Ý kiến trái chiều của của Phương Anh, 20 tuổi - một khán giả khu vực miền Tây cho biết: " Nếu không có những "thảm họa" như HKT, Vũ Hà... thì giới bình dân sẽ nghe cái gì? Chẳng lẽ họ lại nghe nhạc của Đại Lâm Linh - những tác phẩm được giới bình dân cho là... thảm họa. Đã đến lúc dư luận nên nhìn nhận vấn đề thảm họa dưới cái nhìn công tâm và đúng đắn hơn. Nếu nghệ thuật là để thưởng thức thì thảm họa chỉ có một mục đích đơn giản là giải trí, và phân khúc rõ ràng cho đối tượng bình dân. Tồn tại một sự khập khiễng khi dư luận đánh đồng những thảm họa với âm nhạc chính thống và đập nó tơi bời. Trong khi đối tượng chính của dòng nhạc này lại thấp cổ bé họng không có cơ hội lên tiếng trong cuộc chiến không cân sức này."
Khi người hát tự thay đổi "thảm họa"...
"Liên khúc thảm họa" của Duy Khiêm là một cái kết khá đẹp cho một năm 2011 đầy sóng gió của "thảm họa V-Pop". Tác giả đã cover lại 5 thảm họa đình đám của năm 2011, Da nâu và Tâm hồn là vĩnh cửu (Phi Thanh Vân), Nàng Kiều lỡ bước (HKT), Đừng yêu em (Lê Kiều Như), Nói dối (Phương My). Trong thời điểm hiện tại, dù đã chính thức phát hành gần 2 tuần nhưng MV này vẫn còn một độ thu hút nhất định với cộng đồng mạng.
"Bộ ba chế nhạc thảm họa thành nghệ thuật" được ủng hộ mạnh mẽ
Khi được hỏi về mục đích của việc tung ra MV này, tác giả của nó trả lời: " Mục đích của MV này là không có mục đích nào cả... Duy Khiêm muốn để cho công chúng tự thưởng thức và tự cảm nhận về: nhạc sĩ, ca sĩ, ca khúc. Vì yếu tố nào trong 3 yếu tố trên mà một bài hát bị cho là thảm họa? Có bài dở vì giai điệu, vì ca từ, có bài lại vì người thể hiện. Mỗi người sau khi nghe xong sẽ có một cách hiểu khác nhau. Chính cách hiểu của từng người đã thể hiện tư duy của họ về âm nhạc cũng như nhận thức của họ về cuộc sống".
Cũng không cần nói thêm về sự đón nhận của công chúng đối với MV này. "Giải thoát thảm họa", "cứu vớt thảm họa", "biến thảm họa thành nghệ thuật" là những cụm từ được dư luận nhắc đến nhiều khi nhận định về "Liên khúc thảm họa". Công chúng nghe nhạc cũng đã tự mình trả lời được câu hỏi "Ca khúc thảm họa hay là ca sĩ thảm họa?"
Độc giả đã có cái nhìn rất sâu sắc khi nhìn nhận lại về cái gọi là "thảm họa âm nhạc": " Vậy là chứng tỏ, lỗi không phải ở nhạc mà là ở người. Nếu người không có tài thì hát nhạc của diva hay của Trịnh thì cũng sẽ thành thảm hoạ mà thôi. Biến 1 bài hát tầm thường thành một tác phẩm nghệ thuật được hay không là còn tuỳ vào cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ muốn mang đến cho công chúng. Tốt nhất là HKT, Phi Thanh Vân, Phương My và những người khác nên nhìn đây là tấm gương mà đánh giá lại bản thân mình thì tốt hơn". (Vitconxauxi193377)
MiA Theo VNN
Ca sĩ "đẻ" ra ca khúc thảm họa! Liên quan đến những thảm họa nhạc Việt nhiều người tự đặt ra câu hỏi liệu bản thân ca khúc hay ca sĩ là thảm họa? Thảm họa nhạc Việt và 1 năm "được mùa" Có thể nói 2011 là năm bùng nổ của hiện tượng "thảm họa V-Pop". Cộng đồng online thì có thêm nhiều Music Video (MV) khôi hài để bàn...