Bé 9 tuổi bị sốc sốt xuất huyết nặng khiến máu cô đặc, suy đa tạng
Bé 9 tuổi được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng tụt huyết áp, sốc sâu. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị sốc sốt xuất huyết nặng.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng máu cô đặc, suy đa tạng do sốc sốt xuất huyết nặng. Ảnh: BVNĐTP
Ngày 12/12, thông tin từ Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM) cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận cấp cứu bệnh nhi D.T.T. (9 tuổi, ngụ tại Trà Vinh) bị cô đặc máu, suy đa tạng do sốc sốt xuất huyết nặng.
Khai thác bệnh sử ghi nhận, trước đó trẻ bị sốt cao liên tục 3 ngày nhưng gia đình chủ quan không đưa đến bệnh viện. Sang ngày thứ 4 bệnh nhi có những biểu hiện nặng như đau bụng, ói, tay chân lạnh nên gia đình vội chuyển đến bệnh viện tỉnh.
Thời điểm nhập viện, bác sĩ ghi nhận trẻ bị tụt huyết áp, sốc sâu, cô đặc máu nặng (Hct 54% – Hematocrit là tỷ lệ thể tích hồng cầu/ thể tích máu toàn bộ). Bệnh nhi được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng ngày thứ 4, được điều trị tích cực bằng truyền dịch chống sốc ban đầu sau đó chuyển cấp cứu lên tuyến trên.
Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố, bệnh nhi được tiếp tục chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện hiện đại như đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, dùng các thuốc vận mạch phối hợp.
Bên cạnh đó, các bác sĩ đã hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhi với thở áp lực dương liên tục, sau đó bệnh nhi được đặt nội khí quản thở máy sớm. Tuy nhiên, tình trạng Xuất huyết tiêu hóa diễn tiến ngày càng nặng. Nguy hiểm hơn, bệnh nhi rơi vào tổn thương gan, thận, suy hô hấp nặng, tràn dịch màng bụng, màng phổi lượng nhiều.
Các bác sĩ đã tiến hành chọc dò màng bụng giải áp, điều chỉnh toan chuyển hóa, điều chỉnh rối loạn đông máu, truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc để ngăn chặn tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Sau 14 ngày được điều trị tích cực và theo dõi liên tục, sức khỏe của trẻ đã bình phục hoàn toàn.
Trao đổi với Dân trí, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố cho hay, mặc dù gần cuối mùa mưa nhưng bệnh sốt xuất huyết vẫn đang rình rập trẻ em và người lớn. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả.
Video đang HOT
Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây ra máu, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.
Bác sĩ khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, người dân cần vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ; không nên trữ nước trong nhà; tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi; phát quang bụi rậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.
Ngoài ra, khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh (sốt cao, phát ban, nôn ói, đau đầu, đau khớp cơ, đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, trên da xuất hiện các chấm xuất huyết, người mệt mỏi, da xanh tái, hạ huyết áp…) người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nhiều bệnh nhi nguy kịch, sốt xuất huyết vào giai đoạn nguy hiểm
Liên tiếp nhiều bệnh nhi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch vì sốc sốt xuất huyết, suy đa tạng. Bác sĩ cảnh báo sốt xuất huyết đang vào giai đoạn cao điểm, cộng đồng cần chú ý phòng ngừa.
Sốt xuất huyết khiến nhiều bệnh nhi nguy kịch
PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM cho biết, trong 2 tuần qua, bệnh viện đã nhận liên tiếp 5 trường hợp sốc sốt xuất huyết Dengue nặng gồm 3 trẻ lớn và 2 trẻ nhũ nhi. Trong số các bệnh nhi, có 3 bệnh nhi sốc nặng kèm suy hô hấp, một trường hợp bị suy đa cơ quan nguy kịch.
Ca bệnh nặng là cậu bé Trần Gia H. (12 tuổi, ngụ tại TPHCM), cháu nhập viện khi đã vào sốc nặng trên cơ địa dư cân, béo phì. Khai thác bệnh sử ghi nhận, khoảng 3 năm trước, bệnh nhi từng bị sốt xuất huyết. Khoảng 3 ngày trước khi nhập viện, bé có biểu hiện sốt cao liên tục, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
Sốt xuất huyết tấn công mọi lứa tuổi, phụ huynh cần tăng cường biện pháp bảo vệ con trẻ
Bước sang ngày thứ 3, bệnh nhi than mệt, đau bụng nhiều nên gia đình chuyển đến bệnh viện điều trị. Qua thăm khám, xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán bé sốc sốt xuất huyết, suy đa tạng, trụy tim mạch nặng (mạch, huyết áp không đo được), gan to kèm cô đặc máu nhiều (dung tích huyết cầu 56%).
Bệnh nhi được điều trị tích cực theo phác đồ. Tuy nhiên do bé có nhiều yếu tố tiên lượng nặng như sốc nặng ngày sớm, dư cân béo phì, tái nhiễm sốt xuất huyết, tràn dịch đa màng nhiều nên dù được điều trị tích cực, bệnh nhi vẫn diễn tiến nặng gây suy hô hấp, tăng áp lực ổ bụng nặng, tổn thương nhiều cơ quan.
Bệnh nhi có cơ địa dư cân, béo phì nguy cơ vào sốc nặng, suy đa tạng khi mắc sốt xuất huyết
Bệnh nhi đã được các bác sĩ tích cực hồi sức sốc bằng dịch truyền, thuốc vận mạch, hỗ trợ thở máy, dẫn lưu ổ bụng để giảm áp lực ổ bụng nhằm tránh tổn thương nhiều cơ quan gia tăng, truyền máu và các chế phẩm của máu để ổn định tình trạng xuất huyết nặng. Sau gần 4 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi đã ổn định tình trạng huyết động học, được cai máy thở, bé tỉnh táo, chức năng các cơ quan được phục hồi.
Vào mùa cao điểm dịch sốt xuất huyết
Thống kê sơ bộ của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho thấy từ đầu năm đến hết tháng 7 đã có gần 9.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết được ghi nhận trên địa bàn. Tháng 7 đến tháng 11 hàng năm là giai đoạn thuận lợi để muỗi vằn loài trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển.
Muỗi sốt xuất huyết sinh sản, phát triển ở mọi nơi có chứa nước sạch
Hiện nay, TPHCM đang vào cao điểm của mùa dịch sốt xuất huyết thời tiết mưa nhiều, là điều kiện lý tưởng cho sự phát sinh lăng quăng, muỗi, tăng nguy cơ lây lan bệnh sốt xuất huyết trong cộng đồng. Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới nếu người dân không thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Để ngăn chặn nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM kêu gọi cộng đồng chung tay thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết. Mỗi người, mỗi nhà, dành 10 đến 15 phút trong tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, không để đọng nước làm phát sinh lăng quăng, muỗi.
Đô thị hóa, ô nhiễm môi trường là nguyên nhân khiến sốt xuất huyết hoành hành ở các thành phố lớn
Lật úp các xô, lọ, chai cũ không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng mỗi tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối; đậy kín lu, hồ, phuy chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, muỗi. Đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng. Mỗi nhà cần sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt.
Tuyệt đối không chủ quan khi có biểu hiện bệnh
Dịch Covid-19 đang xảy ra khiến nhiều người có các biểu hiện bệnh khác nhau, trong đó có sốt xuất huyết chần chừ không đến bệnh viện đã gia tăng nguy hiểm dẫn tới nguy cơ tử vong. Mặc dù cảnh giác, tăng cường phòng chống Covid-19 nhưng cộng đồng không nên bỏ qua những hiểm họa từ sốt xuất huyết.
BS Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới khuyến cáo: "Khi có các biểu hiện sốt cao, lạnh run, đau đầu, mỏi cơ, xuất huyết da niêm, ra máu răng, máu mũi... cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám ban đầu. Sốt xuất huyết ở ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 thường giảm sốt khiến người bệnh lầm tưởng tình trạng đang thuyên giảm nhưng thời điểm này bệnh nhân có nguy cơ vào sốc rất cao, gây biến chứng suy đa tạng đe dọa tính mạng.
Bệnh nhân có biểu hiện sốt xuất huyết tuyệt đối không chủ quan để tránh nguy hiểm tính mạng
Ở nhóm bệnh nhi, PGS.TS. BS Phạm Văn Quang chia sẻ, nếu bệnh nhi bị sốt từ 3 ngày trở lên, nhất là khi có kèm các dấu hiệu xuất huyết ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể (ra máu mũi, máu răng, chấm xuất huyết ở da...) hoặc đau bụng, nôn ói nhiều thì phải nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết. Thân nhân cần đưa bệnh nhi đến khám tại các cơ sở y tế để được xác định chẩn đoán và điều trị thích hợp.
Những trường hợp đã được chẩn đoán dương tính với sốt xuất huyết, tùy tình trạng của người bệnh bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị nội trú hoặc ngoại trú nhưng bệnh nhân phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn chuyên môn để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường, tránh nguy cơ biến chứng. Người bệnh nên uống nhiều nước, ăn thức ăn dễ tiêu, ăn nhiều trái cây, nằm nơi thoáng mát để tăng đề kháng cho cơ thể.
Bệnh nhân điều trị ngoại trú tại nhà nếu có các dấu hiệu đau bụng nhiều và liên tục; nôn ói nhiều, nôn ra máu; ra máu chân răng; chân tay lạnh, bồn chồn, vật vã, lừ đừ, li bì... cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ hỗ trợ điều trị kịp thời.
Dịch sốt xuất huyết gia tăng, nhiều ca trở nặng Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Nai, từ đầu năm đến hết tháng 11/2020, toàn tỉnh ghi nhận tổng cộng 6.192 ca mắc sốt xuất huyết. Mặc dù tổng số ca mắc giảm 68,03% so với cùng kỳ năm 2019 (hơn 19.371 ca) và chưa có ca tử vong (giảm 3 ca). Tuy nhiên, những tuần gần...