Bé 7 tuổi hôn mê sâu sau phẫu thuật lấy đinh nẹp xương
Bé 7 tuổi lên bàn mổ lấy đinh nẹp xương từ sáng đến chiều chưa ra, gia đình chạy vào thì thấy cháu nằm hôn mê, phải thở máy.
Cháu C. đang điều trị tại BV Nhi đồng 2 trong tình trạng hôn mê sâu. Ảnh: ĐOÀN HÙNG
Chiều 15-7, ông Lữ Đoàn Thủy (36 tuổi, thôn 5, xã Thiên Hưng, huyện Bù Đốp, Bình Phước) phản ánh với PLO sự việc con trai ông là LĐPC (7 tuổi) bị hôn mê sâu sau phẫu thuật lấy đinh nẹp xương gãy tay trái do ngã từ trên cây xuống.
Theo ông Thủy, sự việc xảy ra vào ngày 3-4. Sau khi cháu C. bị ngã từ trên cây được gia đình đưa vào bệnh viện (BV) địa phương sơ cứu rồi chuyển lên BV Đa khoa Bình Phước.
Tại đây, các BS chẩn đoán cháu bị gãy kín trên lồi xương cánh tay trái, vỡ hố khuỷu trái. BV tiến hành phẫu thuật kết hợp xương bằng 3 cây đinh. Sau phẫu thuật, sức khỏe cháu C. bình thường.
Video đang HOT
Theo lịch hẹn, chiều 13-7, người nhà đưa cháu C. tới BV Đa khoa Bình Phước phẫu thuật lấy đinh nẹp xương ra ngoài. Sáng 14-7, cháu lên bàn mổ nhưng đến chiều vẫn không thấy ra nên gia đình lo lắng và chạy vào xem sao.
“Tôi và mọi người bàng hoàng khi thấy cháu nằm hôn mê và thở máy. Hỏi nhân viên y tế thì họ trả lời do sợ đau nên C. bị… loạn tim” – ông Thủy kể.
Do tình trạng cháu C. quá nặng nên BV Đa khoa Bình Phước chuyển cháu lên khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) ngay trong ngày. Trong giấy chuyển viện có ghi: “Chẩn đoán hôn mê, ngưng tim sau phẫu thuật lấy dụng cụ kết hợp xương cánh tay trái“.
Trao đổi với PLO chiều 15-7, BS Lê Thị Thùy Anh, Khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 2, cho biết cháu C. nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, co giật toàn thân. Cháu được hồi sức tích cực, cho thở máy, chống co giật, chống phù não. Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại cháu vẫn còn hôn mê sâu, tiếp tục được hồi sức tích cực.
Phóng viên PLO đã gọi điện thoại cho BS Trương Hữu Nhàn, Giám đốc BV Đa khoa Bình Phước để trao đổi về sự việc trên thì BS Nhàn nói PV đầu tuần sau liên hệ lại.
Đang đi học, bé trai ngất lịm vì xuất huyết não
Khi đang đi học bình thường bé trai bỗng tím tái, ngất lịm. Khi được đưa vào viện, bé được các bác sĩ chẩn đoán xuất huyết não.
Bệnh viện Nhi Thái Bình vừa tiếp nhận một bệnh nhi cấp cứu được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Nam Tiền Hải với chẩn đoán ban đầu là xuất huyết não. Sau khi xử trí ban đầu và tiến hành làm các xét nghiệm, chụp CT Scanner sọ não, bệnh nhi được chẩn đoán: Hôn mê, suy đa tạng, xuất huyết não.
Bệnh nhi được hội chẩn liên viện cùng với các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương và kết luận tình trạng bệnh nhi rất nặng, không thể chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, vận chuyển trên đường đi vì không an toàn, nguy cơ tử vong trên đường vận chuyển. Điều quan trọng nhất là bệnh nhi cần được phẫu thuật, dẫn lưu não thất ngay tại chỗ.
Để hỗ trợ Bệnh viện Nhi Thái Bình, lãnh đạo Bệnh viện Nhi Trung ương đã cử ê kíp về địa phương phẫu thuật cho ca bệnh này ngay trong đêm.
Sau 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã mở hộp sọ giảm áp vá chùng màng cứng cho bệnh nhi. Hiện tại sau phẫu thuật, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhi đã được ổn định và được chuyển về khoa Hồi sức tích cực để theo dõi và điều trị tiếp.
Bé trai ngất vì xuất huyết não đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình. Nguồn: VTV
Trước đó vào ngày 26/5, Bệnh viện Nhi đồngTP.HCM cũng vừa phẫu thuật thành công cho trường hợp bé gái 6 tuổi bị xuất huyết não.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê, vật vã, yếu nửa người bên trái. Kết quả CT Scan cho thấy cháu bé bị xuất huyết não. Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật mở sọ để giải áp cứu sống bệnh nhi trước.
Ca phẫu thuật thành công, bệnh nhi tiếp tục được điều trị tại khoa Hồi sức. Đây là khoảng thời gian quyết định sự sống còn của bé. Sau khi hôn mê nửa tháng, bé hồi tỉnh và được chuyển về điều trị tại khoa Ngoại Thần kinh. Hiện bệnh nhi còn yếu nửa người do di chứng của xuất huyết não, nhưng các bác sĩ đánh giá đó là kết quả điều trị tốt nhất cho bé.
Theo các chuyên gia, xuất huyết não là một loại đột quỵ, xảy ra khi máu tràn vào mô não và gây tổn thương não. Bệnh nhân xuất huyết não nặng có tỷ lệ tử vong cao, tiên lượng phụ thuộc chủ yếu vào kích thước khối máu tụ trong não. Kích thước này càng lớn thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong và tàn phế ngày càng cao.
Thông thường việc điều trị chỉ nhằm giúp kích thước khối máu tụ không tăng thêm và làm giảm các biến chứng. Số ít bệnh nhân xuất huyết não có thể hồi phục và đi lại được, phần lớn bệnh nhân bị tàn phế vĩnh viễn.
Do vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của trẻ gia đình cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời.
Nguy hiểm khôn lường khi trẻ em nuốt phải cục pin nhỏ Giám đốc NHS đã cảnh báo các bậc cha mẹ hãy cảnh giác vì pin nhỏ được tìm thấy trong đồ chơi và đồ trang trí lễ hội nếu nuốt phải sẽ gây nguy hiểm chết người. Pin cúc áo dùng cho đồ chơi có thể giết chết trẻ em nếu chúng bị nuốt vào mà không được phát hiện ra, giám đốc...