Bé 7 tháng tuổi tử vong sau nhiều ngày nằm viện mà không ra bệnh
Được đưa đến bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc (Nghệ An) điều trị nhưng sau 9 ngày nằm viện không tìm ra nguyên nhân, gia đình đã chuyển cháu Kiệt lên tuyến trên và được thông báo đã quá muộn.
Mẹ cháu Kiệt đem bức xúc phản ánh lên mạng xã hội mong cộng đồng chia sẻ.
Chị Bùi Thị Vân (mẹ cháu Bùi Tuấn Kiệt 7 tháng tuổi, trú tại xã Nghi Khánh, Nghi Lộc, Nghệ An) chia sẻ, trước đó cháu Kiệt bị sốt cao nên ngày 19/7, gia đình chị đưa cháu Kiệt đến Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc để điều trị.
Tại đây, cháu Kiệt được các bác sĩ cho uống thuốc, điều trị. Tuy nhiên, sau 9 ngày điều trị nhưng bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc không thể tìm ra nguyên nhân phát bệnh của cháu Kiệt. Quá bức xúc, gia đình đã chuyển cháu bé sang bệnh viện Sản Nhi Nghệ An và chuyển ra bệnh viện Nhi trung ương Hà Nội để điều trị.
Tại bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ thăm khám thì xác định, cháu bé bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng. Do bệnh quá nặng, cháu Kiệt đã tử vong tại bệnh viện Nhi Trung ương.
Nghi ngờ do các bác sĩ tại bệnh viện huyện Nghi Lộc tắc trách, không có chuyên môn dẫn đến không phát hiện sớm bệnh của cháu bé, phía gia đình đã phản ánh lên mạng xã hội và làm đơn yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ sự việc.
Chẩn đoán bệnh không tốt – Phác đồ không chính xác?
Ngày 7/8, bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc đã có báo cáo về quá trình điều trị của cháu Kiệt tại khoa Lây của bệnh viện này.
Theo báo cáo cho biết, ngày 19/7, cháu Kiệt được người nhà đưa vào viện với chẩn đoán sốt virut, viêm mũi họng.
Khi vào viện, cháu Kiệt tỉnh nhưng mệt, họng đỏ, VA đỏ. Các bác sĩ sau đó đã xử trí cho truyền chai Ringerlactat đồng thời uống thuốc hạ sốt Hapacol 150mg, thuốc Cefuroxim 120mg.
Video đang HOT
Ngày thứ 2 và thứ 3, cháu bé sốt từ 38,4 đến 38,6 độ C, toàn thân nổi mẩn đỏ. Các bác sĩ đã cho cho truyền chai Ringerlactat đồng thời uống thuốc hạ sốt Hapacol 150mg, thuốc Cefuroxim 120mg, 2 gói uống S-C Biosubtyl, 1 gói uống S-C. Ngày thứ 4, cháu bé sốt liên tục 39,5 độ C và được các bác sĩ xử trí Biotaksym đồng thời uống các loại thuốc như những ngày trước.
Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc nơi xảy ra sự việc.
Đến ngày thứ 5,6 cháu Kiệt liên tục sốt sao hơn 39 độ C và được các bác sĩ tiếp tục xử trí thuốc như trên đồng thời cho thêm thuốc ORS và bổ sung thêm Solimedrol 40mg. Đến ngày thứ 7,8 cháu bé hết sốt nhưng vẫn được các bác sĩ cho uống các thuốc như những ngày trước.
Đến ngày thứ 9, cháu bé trở lại sốt cao 38,8 độ C, quấy khóc, đau vùng quanh rốn. Các bác sĩ lúc này tiến hành hội chẩn và chuyển bệnh nhân sang Bệnh viện Sản nhi Nghệ An vào chiều 27/7.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Huy Phúc – Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Nghi Lộc thừa nhận việc tiếp nhận điều trị cháu Kiệt nhiều ngày và sau đó chuyển cháu bé sang bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, cháu Kiệt sau đó đã tử vong.
“Quá trình nhận định, chẩn đoán bệnh cho cháu không tốt, dẫn đến phác đồ điều trị chưa được chính xác. Hiện tại phía bệnh viện có làm việc với gia đình cháu bé, đồng thời đến thăm hỏi động viên gia đình. Sắp tới chúng tôi tiến hành họp hội đồng chuyên môn. Chúng tôi cũng nhận 1 phần trách nhiệm của mình”, ông Phúc cho biết.
Được biết, trong chiều 7/8, phía gia đình cháu Kiệt đã có buổi làm việc với bệnh viện và Công an huyện Nghi Lộc liên quan đến sự việc trên.
Hiện nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu bé đang tiếp tục được làm rõ.
Nguyễn Duy.
Theo Dân trí
Những thức ăn "cực độc" khi trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ bị tiêu chảy, bạn cần phải tránh tuyệt đối những thức ăn sau bởi chúng có thể khiến con bạn bị bệnh nặng thêm.
Mùa hè dễ bùng phát các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt với trẻ nhỏ, cần cảnh giác đề phòng bị tiêu chảy cấp. Khi bị tiêu chảy, trẻ có nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng. Vì vậy, cần phải có sự hiểu biết nhất định về bệnh để có những phương pháp điều trị đúng cách, không làm ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Những thức ăn cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy:
Sữa chua, váng sữa, phô mai các loại
Sữa chua có nhiều tác dụng mà một trong số đó là kích thích tiết dịch tiêu hóa mạnh. Nhưng trong hoàn cảnh bé đang bị đi ngoài sườn sượt đến ướt sũng quần thì sữa chua lại là thực phẩm rất không thích hợp. Kể cả bạn có mất công lựa chọn loại sữa chua lên men từ Pháp, Ý hay Úc, sữa chua từ sữa bò cao cấp, bổ sung hoa quả hay vi sinh thì việc không thích hợp vẫn là không thích hợp.
Với váng sữa, phô mai uống, phô mai que hoặc phô mai ăn liền. Váng sữa vẫn được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể ăn liền giống như sữa chua. Nhưng nếu cho bé đang bị tiêu chảy ăn thì bé sẽ đi ngoài nặng hơn.
Nguyên nhân là vì những thực phẩm này giàu tính axít (với sữa chua), giàu chất béo (váng sữa, phô mai). Những đặc tính này có hiệu ứng kích thích nhu động ruột mạnh làm ruột cử động mạnh hơn. Hậu quả, em bé sẽ bị đau bụng nhiều hơn nếu có đau bụng, tiêu chảy nhiều hơn nếu phân có nước. Nó kích thích đường ruột tiết ra khá nhiều dịch nên phân lỏng sẽ gần như tóe nước khi bé buồn đi đại tiện.
Nước hoa quả, nước mía, nước dừa, hoa quả xắt miếng các loại
Với các bé khỏe mạnh, nước hoa quả là một loại nước rất tốt. Nhưng với các bé tiêu chảy, chúng tôi khuyên nên cân nhắc loại thực phẩm này. Không phải do các thực phẩm này không tốt. Mà lý do của việc nên cân nhắc là vì các thực phẩm này dễ tiếp nạp thêm vi khuẩn trong quá trình sơ chế.
Nước hoa quả, nước mía, nước dừa, hoa quả xắt miếng có đặc điểm là thơm, nhiều đường. Chúng thu hút các loại côn trùng, nhất là ruồi. Dụng cụ chế biến nước hoa quả hay nước mía như máy xay, máy ép dễ bị bám cặn đường. Dù bạn có che chắn, che đậy thì bạn chỉ che đậy được những côn trùng đại thể như ruồi, muỗi. Bạn không thể che chắn, ngăn cách các vi sinh vật nhỏ bé như vi khuẩn. Chúng vẫn bám vào, lên men và đôi khi tiếp nạp thêm ngay bạn chế biến xong.
Nếu làm xong, vì một lý do nào đó, bạn chưa cho bé ăn ngay, chúng đã tiếp nạp thêm các vi khuẩn. Nếu các bé được cho ăn những thực phẩm này thì càng bé dễ bị tiêu chảy nặng thêm. Bạn chỉ cần để đĩa dưa hấu xắt miếng ở ngoài bàn chừng 30 phút là bé đã có thể có nguy cơ nhiễm thêm vi khuẩn thêm rồi.
Cá, tôm và các loại thủy sản
Nếu bé nhỏ bị tiêu chảy, bạn nên loại bỏ các thực phẩm này ra khỏi danh sách. Bởi lẽ loại thực phẩm này có 2 điểm bất lợi. Thứ nhất, các nhóm thực phẩm này có chứa các phân tử protein kích ứng. Chúng dễ lọt qua hàng rào đường ruột, lọt vào máu, gây ra phản ứng dị ứng thực phẩm. Hậu quả của phản ứng này là bé bị đau bụng và nôn trớ.
Một em bé đã bị tiêu chảy không kể nguyên nhân, vốn đã bị đau bụng và mất nước qua phân, nay lại bị thêm đau bụng và nôn trớ thì chẳng khác gì "đổ dầu vào lửa", bệnh sẽ nặng hơn, mất nước lại càng mất nước.
Thứ hai, các thực phẩm này có lớp chất nhầy bề mặt, mùi tanh, dễ hấp dẫn các loại vi khuẩn đường ruột như salmonella, shigella. Những vi khuẩn này là những mầm bệnh hàng đầu gây ra tiêu chảy ở trẻ em. Lỡ dở trong quá trình chế biến, vận chuyển, chứa đựng thức ăn, bạn để dây những vi khuẩn này vào khẩu phần ăn của bé thì coi như bé đã được "tặng" thêm một lượng lớn mầm bệnh vào đường ruột đang yếu ớt. Do đó, những thực phẩm nên đình chỉ, mặc dù nó tốt.
Ngoài ra cần tránh những thực phẩm sau:
Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường
Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ
Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo...
Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê...
Theo Eva
Vì sao bệnh nhân suy tim nên ăn nhiều đạm? Một nghiên cứu trên hơn 2.000 người châu Âu đã xem xét, và so sánh, sức khỏe tim mạch của một người với lượng đạm ăn vào của họ. Nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn ít protein nhất có khả năng tử vong cao hơn 46% so với những người ăn nhiều nhất. Các chuyên gia tin rằng chế độ...