Bé 6 tháng tuổi “tiều tụy” vì bệnh suy dinh dưỡng, hở van tim
6 tháng có mặt trên cõi đời cũng là chừng ấy thời gian bé phải chống chọi với bệnh tật, chừng ấy thời gian bé “vất vưởng” hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, người cháu chỉ có da bọc xương, không đầy 3kg.
Có lẽ ai cũng phải nghẹn lòng đến rơi nước mắt khi bắt gặp hình ảnh cháu bé 6 tháng tuổi với cái bụng chướng to, đôi chân teo tóp toàn da bọc xương. Dường như đã kiệt sức sau những ngày chống chọi với bệnh tật hành hạ, bé chỉ nằm thở dốc ra những hơi thở mệt nhọc.
Bé là Nguyễn Thị Dung, thôn 4, xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Chúng tôi đến thăm bé và ngỡ ngàng khi người đàn bà đã gần 50 tuổi ngồi bên xưng là mẹ. Sau này mới biêt, bé được sinh ra khi người anh trai đầu đã chết bởi tai nạn giao thông lúc tròn 20 tuổi. Dù người mẹ đã gần 50 còn người cha đã ngoài 50 tuổi thế nhưng vì gia đình muốn có thêm một người con nữa nên đã quyết định sinh bé. Thật không may mắn khi một lần nữa, trái tim người cha, người mẹ lại thêm một lần đớn đau.
6 tháng sinh ra, bé chỉ còn da bọc xương và cân nặng không đầy 3kg
Nước mắt người mẹ không còn trẻ ấy lại như được dịp thổn thức, nỗi đau đớn mất con vẫn không nguôi trong tâm thức người mẹ. Chị nghẹn ngào khi kể về cái chết oan nghiệt của cậu con trai đầu trong một vụ tai nạn tại thành phố Hồ Chí Minh cách đây 3 năm. Nhà nghèo, con trai chị phải bỏ học giữa chừng để vào miền Nam làm thuê, nào ngờ mới được mấy tháng đã bị tai nạn. Kẻ gây tai nạn cho con trai chị cũng bỏ trốn, gia đình chị phải vay mượn khắp nơi mới có được khoản tiền đưa xác con về quê chôn cất. Cái nghèo đeo bám, nợ nần cho đến giờ vẫn chưa trả hết.
Bé Dung sinh ra cũng bởi từ hoàn cảnh éo le ấy. Ngày bé chào đời nặng 3kg, không ai nghĩ rằng một đứa bé sinh ra vốn khỏe mạnh nhưng chỉ hai tháng sau bé có biểu hiện không bú, cổ, tay chân bắt đầu teo lại chỉ có bụng lại phình to lên. Bé được chẩn đoán căn bệnh hở tim, suy dinh dưỡng. Thế giới mới của bé bắt đầu khép lại, bởi những ngày sau đó là hành trình chống chọi với bệnh tật, tiếp xúc với kim tiêm, dây chuyền, bệnh viện…
Tiếng khóc xé lòng của bé khi chống chọi với bệnh tật hiểm nghèo
Gần một tháng trời nằm ở Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, tình trạng sức khỏe của bé không tiến triển, tay và chân vẫn cứ teo lại, bé được đưa ra Bệnh viện Nhi Trung ương tuy nhiên cũng chỉ hơn 1 tháng thì chị lại đưa con về, phần vì bệnh con không khỏi mà tiền thì cũng đã cạn kiệt. Sự sống của bé lại càng mong manh hơn bao giờ hết.
Nơi quê nhà, người cha già tội nghiệp vẫn xin được ai thuê làm để có tiền cứu con. Niềm hy vọng con thoát khỏi tử thần vẫn nhen nhóm trong trong trái tim người cha, người mẹ đã gặp quá nhiều bất hạnh.
Nằm tại Khoa tiêu hóa của Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, đến cả các y, bác sĩ ở đây cũng phải rơi nước mắt mỗi lần nhìn thấy mẹ bé đi xin sữa những bà mẹ khác cho con. Người mẹ ấy không đủ sữa, lại không có tiền nên có được một hộp sữa ngoài cho bé là một việc quá xa xỉ. Ai cũng ái ngại cho mẹ con bé bởi hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, bệnh tình bé thì không thuyên giảm. Đứa bé 6 tháng tuổi nhưng chỉ có da bọc xương, cân nặng không bằng lúc vừa sinh ra.
Ôm đứa con còn đỏ hỏn vào lòng, chị Nguyễn Thị Ninh (mẹ của bé) thở dài sau những mỏi mệt, đắng chát của cuộc đời ập đến. Nghẹn ngào mãi rồi chị mới nói thành tiếng: “Những ngày đầu cháu Dung mới có biểu hiện của bệnh nhưng vì chưa vay mượn được tiền nên gia đình cứ nấn ná mãi, có lẽ thế mà bệnh tình càng nặng thêm. Chẳng biết những ngày tiếp theo của hai mẹ con tôi ở đây sẽ như thế nào nữa, tôi cũng không dám nghĩ, chỉ cầu mong ông trời đừng bắt con tôi đi. Từ lúc sinh ra đến giờ cháu chịu quá nhiều đau đớn rồi…” Nói rồi, chị lặng lẽ lau đi những giọt nước mắt đang chực trào. Hơn nửa cuộc đời, trái tim người mẹ ấy dường như đã găm quá nhiều vết đau đớn từ những đứa con.
Video đang HOT
Hoàn cảnh quá khó khăn, mẹ con bé không biết những ngày tiếp theo sẽ ra sao
Trao đổi về bệnh tình của bé Dung, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân, Trưởng Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa chia sẻ: “Bé Dung được đưa vào trong tình trạng bệnh suy dinh dưỡng nặng, ngoài ra còn bị bệnh tim bẩm sinh. Lúc đưa vào bệnh viện bé được 3,1 kg. Sau gần 3 tháng sinh ra, bé chỉ tăng được 1 lạng. Vào viện được gần nửa tháng thì bệnh tình bé không thuyên giảm nên gia đình đưa bé đi Hà Nội. Nhưng có lẽ do hoàn cảnh quá khó khăn nên lại chuyển bé về Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Lúc này tình trạng của bé đã nặng quá rồi. Hiện tại bé vẫn kém ăn, đi ngoài phân lỏng, chân tay càng ngày càng teo tóp lại. Chúng tôi vẫn đang cố gắng hết sức để cứu chữa cho bé. Điều chúng tôi hết sức ái ngại và băn khoăn đó là hoàn cảnh gia đình bé thực sự rất đáng thương. Có nhiều hôm chúng tôi biết mẹ của bé phải nhịn cả ăn vì không có tiền nhưng chị vẫn không từ bỏ hy vọng được bệnh viện cứu sống con mình”.
Chia tay mẹ con bé Dung, vẫn ám ảnh trong tôi cái hình ảnh người mẹ không còn trẻ ấy ôm đứa con đỏ hỏn vào lòng mà nước mắt lưng tròng. Chị đã không dám nghĩ những ngày tiếp theo với hai mẹ con như thế nào chỉ cầu mong con thoát khỏi bàn tay tử thần…
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1136: Anh Nguyễn Tá Lý (bố bé Dung ): Thôn 4, xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa Điện thoại: 01636591553 Hoặc giúp đỡ trực tiếp tại Khoa Tiêu hóa- Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Vụ 2 mẹ con sản phụ tử vong: Bệnh án "tố" bác sĩ điều trị!
Với sự vào cuộc của bệnh viện Từ Dũ TPHCM, nhiều thiếu sót về chuyên môn trong vụ 2 mẹ con sản phụ Trần Thị Phượng tử vong tại BVĐKTƯ Cần Thơ đã được làm rõ.
Những sai sót cơ bản trong chuyên môn cộng với sự thờ ơ của y, bác sĩ ở bệnh viện Đa khoa TƯ Cần Thơ đã dẫn đến cái chết của mẹ con chị Phượng
Hồ sơ sơ sài
Tại cuộc họp kiểm thảo tử vong, các chuyên gia về sản cũng như các bác sĩ đầu ngành đã chỉ ra nhiều sai sót chuyên môn cơ bản dẫn đến nguyên nhân tử vong của mẹ con sản phụ Trần Thị Phượng.
Theo TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM), ngay từ khâu nhập viện đã thiếu sót trong chẩn đoán khi không ghi rõ tuổi thai, tình trạng ra huyết như thế nào và giải quyết ra sao, không có y lệnh trong suốt 3 ngày bệnh nhân nằm viện.
Bệnh nhân kêu nhức đầu thì chỉ cho uống viên thuốc ngủ. Bệnh nhân tiếp tục ra huyết cũng không ghi kết quả siêu âm.Và việc chẩn đoán hết ối sau 3 ngày nằm viện là quá muộn.
Đặc biệt, TS.BS Thu Thủy cho rằng hồ sơ bệnh án quá sơ sài: 3 ngày đầu không ghi gì; ngày tiếp theo khi hết ối mà không ghi cơn gò, cổ tử cung, nước ối , chỉ ghi "đặt cytotec"; đến khi sản phụ sinh con cũng không ghi tình trạng sản phụ sau sinh, sắc ối ra sao, ối vỡ thế nào, lượng máu mất bao nhiêu...
Về việc bệnh nhân bị rối loạn đông máu, TS.BS Thu Thủy cho rằng đó là do sản phụ đã không được truyền máu kịp thời và khi hồng cầu tụt nhanh xuống còn 1 triệu, huyết áp tụt, mạch đập nhanh thì "đến lúc này cho truyền máu thì đã quá trễ", bác sĩ Thủy thẳng thắn nói.
Về việc trẻ sơ sinh tử vong, TS.BS Thu Thủy cho rằng trẻ nặng 1,7kg có thể nuôi rất dễ dàng. Tuy nhiên, quá trình điều trị thiếu nhất quán, chỉ trong có 24 giờ, các bác sĩ đã thực hiện cả việc việc tiêm thuốc kích thích phổi thai nhi (để chuẩn bị cho thai nhi ra đời) lẫn chấm dứt thai kỳ; việc mổ sinh cũng không được thực hiện ngay sau khi phát hiện khô ối. Và chính việc ra y lệnh để sinh thường đã khiến trẻ tử vong.
Kết luận lại, TS.BS Thu Thủy khẳng định: "Hồ sơ bệnh án không thể hiện việc chăm sóc theo dõi bệnh nhân như lời tua trực nói. Thiếu sót rất lớn trong hồ sơ bệnh án, chưa kể các thuốc kháng sinh, hạ huyết áp và hạ sốt cũng chỉ định chưa chính xác và chưa đúng liều, không chỉ định truyền máu. Bệnh nhân này ối đã khô, nhưng trong lúc sinh không thấy ghi nhận lượng ối thế nào, tình trạng thế nào. Trường hợp này hồ sơ bệnh án quá sơ sài, chưa đủ các cơ sở để ghi nhận chính xác".
"Các em nói các em tích cực, làm đúng quy trình nhưng toàn bộ các ghi chép trong bệnh án không thấy rõ trách nhiệm của mình khi chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân", TS.BS Thu Thủy nhấn mạnh.
Lời khai đáng ngờ!
Không chỉ trên giấy tờ, mà ngay trong chính lời trình bày của những người trong cuộc cũng không nhận được sự đồng tình của các chuyên gia.
Theo bác sĩ Thu Vân, người trực tiếp thăm khám và đỡ đẻ cho chị Phượng, ê-kíp trực đã rất nhiệt tình, theo dõi bệnh nhân không ngơi nghỉ, không có lỗi về thái độ trong buổi trực. Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa chỉ rõ bác sĩ này đã làm xét nghiệm để xác định bệnh nhân bị bướu giáp thường hay cường giáp sau khi bệnh nhân khai bị bướu cổ khi nhập viện. Do đó, theo các chuyên gia sản khoa, việc đưa ra nhận định bệnh nhân tử vong là do lên cơn bão giáp trạng là không được.
Còn trình bày của bác sĩ Đỗ Thị Minh Nguyệt, Trưởng ê kíp trực hôm xảy ra cái chết của mẹ con chị Phượng, bệnh nhân tử vong do "cơn bão giáp trạng", băng huyết sau sinh và không loại trừ thuyên tắc ối chứ các y bác sĩ ở khoa sản đã làm hết trách nhiệm và lương tâm của người thầy thuốc. Tuy nhiên, các chuyên gia lại chỉ rõ: phía bệnh viện đã không xét nghiệm máu và mời bác sĩ chuyên khoa hội chẩn ngay khi bệnh nhân sốt cao và mạch huyết áp không tương thích mà đợi tới khi bệnh nhân "thở ngáp", huyết áp không đo được...., tức là đã quá nặng, không thể cấp cứu kịp.
"Khoa sản đã quá chủ quan, xử lý quá chậm (tới 5 ngày) đối với bướu giáp. Nếu đã xét nghiệm, biết là bướu cường giáp thì có thể chủ động xử lý trước khi cơn bão giáp trạng xảy ra. Trong trường hợp này bệnh nhân tử vong nhanh do rối loạn đông máu vì để mất máu quá nhiều, thời gian quá lâu", vị bác sĩ này nói.
Đặc biệt, xuất hiện tình trạng bất nhất trong lời khai về quá trình xử trí vụ việc. Cụ thể, trước cuộc họp kiểm thảo, bác sĩ Cao Minh Nhựt, Trưởng Khoa sản bệnh viện, khẳng định: "Tôi biết, đây là ca bệnh nặng và chuyển biến bệnh rất khó lường trên bệnh nhân bị cường giáp nên xảy ra "cơn bão giáp trạng" lại bị băng huyết, rối loạn đông máu rất nhiều nếu giai đoạn sau bệnh nhân được phẫu thuật thì cũng không khả thi vì trường hợp quá nặng" nhưng sau khi nghe các chuyên gia phân tích, ông Nhựt lại nói " Không nói lòng dòng nữa, đáng lý ra ca bệnh này phải mổ, tôi đã đề nghị tua trực ca này phải mổ nhưng tua trực báo cáo chưa có chỉ định mổ?!".
Còn sau khi cuộc họp kết thúc, trao đổi với báo chí, bác sĩ Nguyễn Minh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp bệnh viện, vẫn khẳng định nguyên nhân tử vong của sản phụ là: Băng huyết sau sinh, rối loạn đông máu, trên cơn bão giáp trạng, chưa loại trừ thuyên tắc ối. Và lỗi của ê kíp trực chỉ là đã không giải thích kịp thời cho người bệnh, tiên lượng bệnh chưa chính xác, ghi chép hồ sơ bệnh án không đầy đủ. Và các xử trí là đình chỉ công tác toàn bộ ê kíp trực và thành lập Hội đồng để xem xét trách nhiệm của từng cá nhân trong ê kíp trực, tùy theo mức độ sai phạm để có hình thức xử lý phù hợp.
Hoàng Tùng
Theo Dantri
BS nhục mạ người nhà bệnh nhân khi không vòi được tiền Ngày 18/6, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang cho biết vừa có quyết định cảnh cáo, đình chỉ công tác 30 ngày đối với bác sĩ Bùi Đình Nguyên, trưởng khoa Tâm thần, do có hành vi vòi tiền và ứng xử không đúng mực với người nhà bệnh nhân. Vào đầu tháng 6/2013, bà Huỳnh Mỹ Trang (ngụ huyện Châu Thành,...