Bé 5 tuổi bị sốt, ho kéo dài, tràn dịch màng phổi do căn bệnh mà trẻ nhỏ rất dễ mắc vào mùa thu: Cha mẹ nào cũng nên biết để phòng ngừa
Nhiễm khuẩn hô hấp Mycoplasma thường khởi phát vào mùa thu. Đối tượng mắc bệnh thường là trẻ trên 3 tuổi và thanh thiếu niên.
Tiểu Trần (5 tuổi) dạo gần đây có biểu hiện sốt và ho kéo dài nên được đưa bố mẹ đưa đến bệnh viện khám. Kết quả bé bị nhiễm khuẩn hô hấp chứ không phải cúm thông thường.
B.S Trần Trọng Mẫn, khoa Nhi, bệnh viện Cathay General Hospital, tiến hành chụp X-quang ngực cho bệnh nhi thì phát hiện phổi ứ nước. Sau khi chọc hút dịch thu được chất lỏng 500ml tương đương thể tích một chai nước ngọt.
Đối tượng bị nhiễm khuẩn hô hấp thường là trẻ trên 3 tuổi và thanh thiếu niên.
Vốn cho rằng tình trạng của bệnh nhi là do bệnh cúm gây ra, đến khi xét nghiệm máu và dịch phổi mới chẩn đoán chính xác là nhiễm khuẩn hô hấp do vi khuẩn Mycoplasma pneumonia (MP) gây nên. Sau 3 tuần điều trị bằng kháng sinh, tình trạng của bệnh nhi đã cải thiện.
Nhiễm khuẩn hô hấp Mycoplasma thường khởi phát vào mùa thu. Đối tượng mắc bệnh thường là trẻ trên 3 tuổi và thanh thiếu niên. Trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi ít ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Độ tuổi mắc bệnh chủ yếu từ 5 – 15 tuổi, bệnh dễ lây lan ở nơi đông người.
Nhiễm khuẩn hô hấp Mycoplasma lây lan qua đường hô hấp từ các giọt nước bọt, thời gian ủ bệnh từ 2 – 3 tuần. Do kháng thể không có hiệu quả kháng cự trong thời gian dài nên khả năng tái phát là rất cao. Theo kinh nghiệm lâm sàn, nhiễm khuẩn hô hấp Mycoplasma có khả năng lây lan nhanh ở những nơi sinh sống hoặc làm việc trong môi trường nhỏ và chật hẹp như gia đình, trường học hoặc nơi làm việc. Nhưng chỉ có một vài trường hợp nghiêm trọng dẫn đến tình trạng phổi ứ nước.
B.S Trần cho biết, nhiễm khuẩn hô hấp Mycoplasma không nhất định có biểu hiện sốt, mà đôi khi chỉ ho kéo dài, thời kỳ đầu mắc bệnh đa phần bệnh nhân không có đờm. Sau đó sẽ xuất hiện dịch đờm màu trắng hoặc dịch mủ có lẫn máu trong vòng từ 3 – 4 tuần, đồng thời xuất hiện triệu chứng lạnh run, đau họng, buồn nôn, đau bụng, phát ban trên da.
Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp Mycoplasma kéo dài từ 3 – 4 tháng, hơn nữa bệnh này không có vaccine tiêm phòng. B.S Trần cảnh báo: “Khi phụ huynh phát hiện trẻ có biểu hiện sốt, ho kéo dài thì nên đưa trẻ đến bệnh viện khám, tránh trì hoãn việc điều trị bệnh”.
Điều bị nhiễm khuẩn hô hấp Mycoplasma chủ yếu dựa vào thuốc erythromycin, tetracyclin. Sau 10 – 14 ngày sử dụng thuốc, triệu chứng của người bệnh sẽ được cải thiện. Tuy nhiên thuốc tetracyclin có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển xương và răng của trẻ nhỏ, do đó không thích hợp dùng cho trẻ dưới 8 tuổi.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp Mycoplasma
Video đang HOT
- Nhiễm trùng hô hấp Mycoplasma xảy ra khi hít phải những giọt nước trong không khí của người bệnh ho ra. Trong những giọt nước bọt này có chứa vi khuẩn Mycoplasma pneumonia gây nên bệnh viêm phổi.
- Những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp do Mycoplasma cao hơn những người khỏe mạnh.
- Những người thường xuyên sinh hoạt và làm việc ở những nơi đông người dễ có khả năng mắc bệnh.
- Ô nhiễm không khí và ô nhiễm khói thuốc dù không phải là tác nhân trực tiếp gây nhiễm khuẩn hô hấp do Mycoplasma nhưng đã góp phần thúc đẩy, làm gia tăng tỉ lệ mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là do nhiễm khuẩn Mycoplasma.
Triệu chứng nhiễm khuẩn hô hấp Mycoplasma
- Sau thời gian dài ủ bệnh 2 – 3 tuần, nhiễm khuẩn hô hấp do Mycoplasma bắt đầu khởi phát với các triệu chứng nhức đầu, sốt, sổ mũi, ho, khò khè, mệt mỏi… Những dấu hiệu này thường hay bị nhầm lẫn với cúm.
- Ở những người lớn, sốt trên 39 độ C kèm theo lạnh run, đau đầu, đau ngực và ho nặng, kéo dài.
- Đối với trẻ em, triệu chứng ban đầu là sốt và ho kéo dài liên tục khiến nhiều bệnh nhân phải nhập viện để điều trị.
- Các triệu chứng khác thường gặp là chảy nước mũi, viêm họng kèm theo nôn, tiêu chảy, chán ăn ở trẻ nhỏ trong khi trẻ lớn thường cảm thấy nhức đầu và mệt mỏi.
- Tình trạng bệnh thường ít thay đổi dù kéo dài nhiều tuần, khám nghe phổi có tiếng ran hoặc không có triệu chứng gì bất thường.
- Phát ban ngoài da, nổi mề đay, viêm cơ tim, viêm màng tim, thiếu máu và viêm màng não, viêm tủy. Ban đỏ đa dạng, dát sẩn, mụn nước, thiếu máu tán huyết và những bệnh lí liên quan đến đông máu.
- Tan máu xảy ra tự miễn, giảm tiểu cầu và đông máu rải rác trong những lòng mạch.
- Người bệnh gặp những vấn đề về tiêu hóa như viêm dạ dày hoặc ruột, viêm gan không có biểu hiện vàng da.
- Đau có cơ khớp và viêm đa khớp.
- Hạch nách xuất hiện, viêm thận kẽ hoặc viêm cầu thận…
- Hầu hết các bệnh nhân nhiễm khuẩn hô hấp do MP đều không được chẩn đoán vì rất khó để phân biệt với những bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn và vi rút khác gây nên. Các bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán khi bệnh kéo dài và dựa vào những dấu hiệu ngoài phổi.
Theo Ettoday/Helino
Tưởng trời nắng đẹp đang độ vào thu nhưng vẫn có hàng tá thứ bệnh rình rập sức khỏe của bạn
Đừng nghĩ thời tiết đẹp thế này là có thể lơ là sức khỏe, bởi có rất nhiều bệnh dễ phát sinh vào giai đoạn sắp chuyển mùa.
Mùa thu luôn được coi là mùa dễ chịu nhất trong năm bởi thời tiết giai đoạn này vô cùng mát mẻ. Chính vì trời đẹp thế này nên hầu như ai cũng chủ quan trong việc bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia y tế thì vào thời điểm này trong năm là lúc dễ mắc bệnh hơn các mùa khác bởi những lý do đặc biệt sau đây.
- Do nhiệt độ thay đổi đột ngột: vào mùa thu và càng gần mùa đông thì nhiệt độ trong ngày có sự chênh lệch rõ rệt. Trong khi nhiệt độ buổi sáng không khí khá lạnh thì đến trưa nhiệt độ lại tăng cao. Chính điều này khiến cơ thể khó thích nghi và bản thân bạn cũng rất khó chuẩn bị trang phục cho phù hợp. Từ sự chênh lệch nhiệt độ này khiến cho hệ thống miễn dịch cơ thể bị suy giảm nên các loại bệnh dễ tấn công hơn.
- Cơ hội tiếp xúc ánh sáng ít: tâm trạng và sức khỏe của con người chịu tác động rất lớn bởi lượng ánh sáng mặt trời. Trong khi đó, vào mùa thu, thời gian ban ngày lại ngắn hơn ban đêm, điều này đồng nghĩa với việc bạn tiếp xúc ít với ánh sáng hơn. Từ đó không chỉ khiến tâm trạng dễ chùng xuống mà còn làm cơ thể trở nên yếu ớt, dễ nhiễm bệnh hơn.
Một trong số những bệnh dễ bùng phát vào thời điểm này trong năm chính là các bệnh về dị ứng, hô hấp, đặc biệt là các bệnh phổ biến và dễ mắc sau đây.
Dị ứng nổi mẩn
Thời tiết hanh khô vào giai đoạn chuyển mùa cũng là điều kiện lý tưởng làm phát sinh các bệnh liên quan đến da như khô da, nứt nẻ, dị ứng, nổi mẩn đỏ. Để phòng ngừa tình trạng này thì bạn cần lưu ý giữ ấm cơ thể mỗi khi ra đường lạnh, tránh tắm nước quá nóng, nhớ bổ sung đủ nước, nhiều rau xanh, trái cây để giúp tăng cường độ ẩm lẫn vitamin C cần thiết cho cơ thể, hạn chế bệnh tấn công.
Viêm xoang, viêm mũi
Viêm xoang, viêm mũi là căn bệnh thường xuất hiện vào mùa thu, nhất là đối với những bạn đã bị mãn tính thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn vào thời điểm này trong năm. Nguyên nhân là do trong môi trường độ ẩm không khí thấp và hanh khô sẽ làm niêm mạc mũi bong ra, gây hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, đau tai...
Viêm xoang, viêm mũi không phải là loại bệnh nguy hiểm nhưng lại rất khó trị dứt điểm. Do đó, để phòng bệnh, bạn cần lưu ý tránh hít thở trực tiếp luồng không khí lạnh, khô từ môi trường bên ngoài hoặc kể cả từ máy điều hòa.
Nhóm bệnh đường hô hấp
Thời tiết giao mùa, hanh khô, nhất là từ thu chuyển sang đông càng khiến cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Điển hình như viêm họng, viêm amidan với các triệu chứng như sốt cao kèm ho, hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi... Hoặc bệnh viêm phế quản cũng là bệnh xuất hiện nhiều với các triệu chứng điển hình như khó thở, khò khè, ho nhiều về đêm... Ngoài ra, còn có hàng tá bệnh khác về đường hô hấp như viêm thanh quản, khí quản, tiểu phế quản, hay viêm phổi tuy thường ít gặp hơn nhưng khi mắc bệnh rất dễ chuyển nặng.
Do đó, mặc dù thời tiết đang chuẩn đẹp thế nhưng bạn cũng đừng lơ là chủ quan quên giữ ấm cơ thể. Mỗi khi ra đường nhớ chuẩn bị trang phục, khẩu trang đầy đủ để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm các bệnh về đường hô hấp.
Hen suyễn, dị ứng
Thời điểm giao mùa, nhất là từ mùa thu sang đông, thời tiết hanh khô thường xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường dễ gây hen suyễn dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bông, bụi vải, nấm mốc... Nếu bạn là người có nguy cơ hoặc có tiền sử hen suyễn dị ứng thì bạn cũng dễ mắc bệnh trong mùa này.
Đặc biệt, nếu bạn là người hay dị ứng với phấn hoa thì cần cẩn thận bởi vì phấn hoa thường xuất hiện nhiều vào những ngày hanh khô và có gió. Do đó, nếu đi ra đường thì bạn đừng quên vật phòng thân là khẩu trang để hạn chế phấn hoa bay vào mũi, vào miệng. Ngoài ra, nếu bạn dễ bị dị ứng với các loại nấm mốc, bụi bẩn thì nên bỏ chút thời gian quét dọn sạch sẽ không gian sống để loại trừ tác nhân gây bệnh.
Source (Nguồn): Patch, Green Hill Speds
Theo Helino
Rượu thuốc dùng trong mùa thu Tiết thu, dương khí dần dần thu liễm bế tàng, âm khí từ từ tăng trưởng, thời tiết chuyển đổi từ nóng sang lạnh. Đây là giai đoạn quá độ của "dương tiêu âm trưởng", mưa ít gió nhiều, độ ẩm trong không khí giảm với đặc tính khô hanh là chủ khí, dễ gây hao tổn chất dịch trong cơ thể. Việc...