Bé 4 tuổi chống gậy xem tòa xử kẻ giết cha mình
Bé trai mới 4 tuổi vẫn phải giữ đúng tục lệ, quấn khăn tang, chống gậy tre đến tòa nghe xét xử những kẻ đã giết cha mình.
Tại sân tòa án TP. Hà Nội sáng nay (28/9), nhiều người hướng ánh mắt tò mò trước hình ảnh một bé trai quấn khăn tang trên đầu, chống cây gậy tre. Cháu bé Nguyễn Văn Thái (4 tuổi, ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đến tòa tham dự phiên xét xử đối với những người đã gây nên cái chết của bố mình.
Vụ án mạng mà bố cháu là nạn nhân xảy ra cách đây 9 tháng. Hôm nay, cháu Thái đi cùng mẹ, bà và người thân mang di ảnh bố đến tòa từ sáng sớm.
Cậu bé 4 tuổi chống gậy đến dự phiên tòa
Người thân của cháu Thái nói rằng, hôm nay cháu chống gậy tre đến tòa cho đúng tục lệ làng quê. Cháu Thái là con trai trưởng, phải chống gậy đến tòa. Tục lệ người Việt là thế. Cha mẹ chết, con trai trưởng phải chống gậy. Cha gậy tre, mẹ gậy vông.
Ở tuổi cháu, chắc cũng ít ai hiểu được vì sao con trưởng phải chống gậy, và vì sao cha gậy tre, mẹ gậy vông. Cháu chỉ biết đơn giản một điều: Bố cháu đã chết. Người lớn nói cháu làm gì, cháu chỉ biết làm theo như vậy.
Khuôn mặt ngơ ngác như chim lạc đàn của cháu khiến ít người dám nhìn lâu. Hôm nay đến chốn công đường, cháu càng tỏ ra sợ hãi, cứ nép vào lòng bà. Thấy có người lại gần, Thái lại khóc đòi bà bế.
Cháu Thái vẫn chưa có được nhận thức đầy đủ về người cha trong gia đình. Nhưng cháu không đòi mẹ đang ngồi bên cạnh. Chị Nguyễn Thị Nhài (mẹ cháu) đã khóc hết nước mắt. Dường như cháu hiểu nỗi đau mà mẹ đang phải gánh chịu. 28 tuổi, chị Nhài đã góa chồng.
Anh Nguyễn Văn Trực (bố cháu Thái ) bị người ta đánh chết khi đến đón vợ tan giờ làm. Đó là một buổi tối gần cuối năm, anh Trực đến đón chị Nhài sau giờ làm ca ở Công ty Doojung (KCN Phú Nghĩa, Chương Mỹ).
Video đang HOT
Các bị cáo tại phiên tòa
Trước đó, chị Nguyễn Thị Nhài (vợ anh, là tổ trưởng) có chút mâu thuẫn với nhân viên tên Hiền. Nữ nhân viên này liền gọi điện nhờ Nguyễn Văn Quý (24 tuổi, ở xã Phú Nghĩa) giàn xếp.
Quý gọi điện hẹn chị Nhài ra cổng nói chuyện rồi chửi chị Nhài đúng lúc anh Trực đến đón vợ. Anh Trực và Quý đã lao vào đánh nhau. Do anh Trực có bạn nên Quý thua và xin lỗi chị Nhài.
Tuy nhiên, một lúc sau, Quý kéo theo một nhóm đồng bọn kéo đến đuổi đánh anh Trực. Chị Nhài vội gọi cho Nguyễn Văn Chiến đến giúp chồng mình nhưng cũng bị nhóm đối tượng đánh nhập viện. Anh Trực tử vong do đa chấn thương.
Sáng nay, 7 bị cáo bước ra vành móng ngựa bị xét xử về tội giết người. Có 2 đối tượng khác liên quan bị truy tố tội gây rối trật tự công cộng.
Sau 1 ngày xét xử, tòa đã tuyên cả 2 bị cáo Đỗ Văn Quý và Hoàng Đình Trường đều bị án chung thân, 2 bị cáo Đỗ Quang Hân và Hoàng Văn Cần nhận mỗi người 20 năm tù, Hoàng Đình Khánh và Hoàng Đình Toàn nhận mỗi người 18 năm tù. Các bị cáo khác nhận mức án giảm dần.
Các bị cáo trong phiên tòa này đều sống cùng xã Phú Nghĩa. Trong đó, bị cáo Khánh và Toàn còn là anh em ruột.
Theo Khampha
Vụ rượu độc: Cơ quan quản lý "thờ ơ", 6 mạng người trả giá
Chỉ sau khi đã có 6 người chết, nhiều người nhập viện, cơ quan chức năng mới có được kết luận: "Rượu nếp 29 Hà Nội" của Công ty CP XNK 29 Hà Nội có chỉ số Methanol (cồn công nghiệp) vượt mức cho phép 2.950 lần!
Chỉ sau khi có người chết mới kết luận rượu không đảm bảo an toàn. Trước đó nhiều lần kiểm tra đều... không thấy?
Rượu độc "ung dung" trên thị trường
Sau vụ việc rượu độc gây chết người, chiều 10/12, Cơ quan CSĐT đã bắt khẩn cấp 3 người có trách nhiệm tại Cty CPXNK 29 Hà Nội gồm: Giám đốc Công ty Nguyễn Duy Vường; 2 cán bộ phụ trách sản xuất là Trần Xuân Mạnh và Đặng Văn Cảnh để điều tra về hành vi vi phạm quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong buổi họp giao ban báo chí chiều 10/12, bà Nguyễn Thị Như Mai, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, cho biết, ngay sau khi vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng của Hà Nội đã vào cuộc kiểm tra các cơ sở sản xuất rượu của Cty rượu 29 Hà Nội. Cụ thể lô "rượu độc" trên của Cty rượu 29 Hà Nội sản xuất 10.000 lít (tức 5.000 can nhựa 2 lít) theo đơn đặt hàng. Hiện đã giao 4.000 lít về Hải Dương và 6.000 lít về Quảng Ninh.
Tính đến ngày 10/12, tỉnh Quảng Ninh đã thu giữ gần 6.400 lít rượu tại thị trường Quảng Ninh... Theo bà Mai, lô rượu trên ghi ngày sản xuất trên nhãn mác là ngày 12/10/2013, nhưng thực tế ngày sản xuất là 29/10/2013 (theo lời khai ban đầu của Vượng tại cơ quan điều tra).
Cũng tại buổi họp báo này, một vị đại diện đoàn kiểm tra liên ngành chức năng TP Hà Nội (bao gồm Sở Công Thương, Chi cục Quản lý thị trường, Cảnh sát môi trường, Thanh tra Y tế, Chi cục ATVSTP thành phố) cho biết, hiện chưa phát hiện sản phẩm "Rượu nếp 29 Hà Nội" bán tại thị trường Hà Nội.
Qua lời khai ban đầu của ông Nguyễn Duy Vường, đoàn đã thanh kiểm tra một đại lý tại phố Nguyễn Siêu (Hà Nội) - nơi ông Vường khai là đại lý có quan hệ làm ăn với công ty nhưng không phát hiện sản phẩm rượu nào liên quan đến Công ty CP XNK 29 Hà Nội. Toàn bộ hóa đơn, chứng từ của đại lý này cũng không thể hiện giao dịch với công ty của ông Vường.
Hàng loạt sản phẩm rượu "chết người" đã nhanh chóng được thu hồi.
Về kết quả các sản phẩm rượu đã được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm, bà Mai Thị Hồng Hạnh - Phó chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội - cho biết, 8 mẫu rượu được Chi cục ATVSTP thành phố gửi đi kiểm nghiệm thì chỉ có 2 mẫu đúng các quy chuẩn, 6 mẫu còn lại đều có chỉ số Methanol vượt ngưỡng. Đáng chú ý, sản phẩm "Rượu nếp 29 Hà Nội" có chỉ số Methanolvượt ngưỡng đến 2.950 lần. Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiếp tục lấy mẫu các sản phẩm rượu và cồn nguyên liệu tại Công ty CP XNK 29 Hà Nội để gửi đi kiểm nghiệm. "Có 60 mẫu sản phẩm đang được kiểm nghiệm tại Viện kiểm nghiệm thực phẩm quốc gia. Dự kiến trong tuần này sẽ có kết quả", bà Hạnh nói.
Sở Công Thương bị qua mặt?
Nói về việc tiến hành kiểm tra đối với Cty CPXNK 29 Hà Nội trong thời gian vừa qua, bà Nguyễn Thị Như Mai cho biết, ngày 16/10/2013, đoàn kiểm tra của Sở Công Thương đã kiểm tra tại trụ sở chính của Công ty CP XNK 29 Hà Nội tại 82/310 Nguyễn Văn Cừ và địa chỉ sản xuất nước giải khát tại 214 Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội. Theo khai báo của doanh nghiệp tại thời điểm kiểm tra, doanh nghiệp không sản xuất rượu, do đó đoàn đã không kiểm tra địa điểm sản xuất rượu tại 40 Vũ Xuân Thiều, Long Biên, Hà Nội (!).
Trong khi đó thực tế lô rượu gây chết người có ghi ngày sản xuất là 12/10/2013.Lô rượu này "lọt lưới" vì đoàn kiểm tra của Sở Công thương tin lời doanh nghiệp?
Bà Nguyễn Thị Như Mai lý giải: "Vì công ty báo cáo tại thời điểm đó không sản xuất rượu mà chỉ sản xuất vào dịp Tết nên đoàn kiểm tra của Sở chỉ kiểm tra việc sản xuất nước giải khát của công ty...".
Theo báo cáo của Sở Công thương Hà Nội, từ năm 2009 đến nay, lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã 5 lần tiến hành kiểm tra việc sản xuất rượu của Công ty rượu 29 Hà Nội, trong đó 4 lần phát hiện và xử phạt các sai phạm của công ty này như: không có giấy phép sản xuất rượu, không báo cáo địa điểm kinh doanh, không có chứng nhận tập huấn kiến thức VSATTP, sản phẩm không đảm bảo chỉ tiêu đã công bố, vi phạm về nội dung nhãn mác... Sau khi bị xử phạt, công ty này đã khắc phục và hoàn thiện thủ tục.
Trước câu hỏi về trách nhiệm của Sở Công thương Hà Nội trong vụ việc nghiêm trọng này, bà Nguyễn Thị Như Mai cho biết, để xảy ra vụ việc trên "có một phần trách nhiệm vì chưa kiểm tra hết được".
Hồng Ngân
Theo Dantri
Vụ rượu nếp 29: Pha "nhầm" cồn đánh Vecni Sau khi bị bắt khẩn cấp, ông Nguyễn Duy Vường (46 tuổi), giám đốc công ty rượu nếp 29 Hà Nội đã khai nhận với cơ quan cảnh sát điều tra Quảng Ninh việc pha "nhầm" cồn công nghiệp vào rượu bán ra thị trường. Đã có việc pha "nhầm" cồn công nghiệp vào rượu bán ra thị trường Theo tài liệu điều...