Bé 4 tháng tuổi bị khối u tim lớn hiếm gặp
Vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM (BV ĐHYD) tiếp nhận trường hợp bé L.B.P., 4 tháng tuổi, nhà ở Đồng Nai trong tình trạng hay bị mệt, gia đình đưa bé đến bệnh viện để khám và siêu âm tim thì phát hiện bé có khối u cơ tim lớn gây tắc nghẽn máu từ tim lên phổi.
Ê-kip phẫu thuật tim cho bệnh nhi
Sau khi nhập viện, bé nhanh chóng được chụp cộng hưởng từ (MRI) tim mạch để xác định khối u. Đặc biệt, với bệnh lý u cơ tim rất hiếm gặp như của bé thì việc chụp cộng hưởng từ tim là hết sức cần thiết, giúp cho các bác sĩ nhìn nhận và đánh giá chính xác hơn về khối u, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp cho bé.
ThS.BS Cao Đằng Khang – Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch BV ĐHYD cho biết: Bệnh u cơ tim là bệnh tim mạch hiếm gặp. Tại Việt Nam chỉ ghi nhận vài trường hợp trẻ mắc phải bệnh lý này được điều trị. Trường hợp của bé L.B.P. có khối u rất lớn, chiếm gần hết buồng tim thất phải, kích thước 7×4x3,5cm, gây hẹp nặng, cản trở máu lên phổi. Khi máu lên phổi để trao đổi oxy giảm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của bé. Ngoài ra, bé có thể bị loạn nhịp tim, gây tử vong đột ngột. Do đó, để tránh các trường hợp nguy hiểm xảy ra cho bé thì hướng điều trị là phải phẫu thuật để cắt bỏ khối u trong tim.
Sau hơn 4 giờ phẫu thuật cho bé, toàn bộ khối u đã được lấy ra khỏi tim. Phần buồng tim còn lại đã được sửa chữa để đảm bảo chức năng tim được bình thường. Các bác sĩ rất bất ngờ vì bé có thể sống được với khối u lớn như vậy và cũng may mắn là kết quả xét nghiệm mô học cho thấy đây là u sợi lành tính. Như vậy, bé sẽ hoàn toàn bình phục với trái tim khỏe mạnh.
Video đang HOT
Khối u trong tim bệnh nhi được lấy ra
BS. Khang cho biết thêm: Để chữa trị thành công cho bé, ngoài sự cố gắng tập thể các y bác sĩ và gia đình bệnh nhi, còn có sự đóng góp thầm lặng của các nhà hảo tâm. Quỹ tài trợ VinaCapital (Nhịp tim Việt Nam) và Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo TP HCM đã hỗ trợ 50% chi phí điều trị cho bé.
Mai Phương
Theo petrotimes
Bác sĩ ơi: Nguyên nhân và các phòng ngừa thoái hóa cột sống?
Bác sĩ ơi, tôi 41 tuổi, gần đây hay bị đau thắt lưng khi ngồi làm việc nhiều. Tôi nghi ngờ không biết có phải bị thoái hóa cột sống không.
Bác sĩ khám cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống - Ảnh: Nguyên Mi
Xin bác sĩ tư vấn, ở tuổi nào và có những nguyên nhân nào dẫn đến thoái hóa cột sống? Cần làm gì để phòng bệnh? (anh Nguyễn Thành Vinh, ngụ Phú Yên)
Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Thoái hóa cột sống là một bệnh lý rất thường gặp, hầu như không thể tránh khỏi. Quá trình này thường bắt đầu ở những người trên 35 tuổi. Càng lớn tuổi, nguy cơ mắc thoái hóa cột sống càng cao.
Trong đó, 57% người trên 65 tuổi có triệu chứng thoái hóa cột sống cổ, 89% người ở độ tuổi 60 - 69 có những dấu hiệu thoái hóa cột sống thắt lưng.Thoái hóa cột sống là tình trạng tổn thương sụn khớp khối mấu khớp cột sống và đĩa đệm, dẫn đến hình thành các gai xương, có thể gây chèn ép rễ hoặc tủy thần kinh cột sống.
Thoái hóa cột sống thường xảy ra ở những vị trí chịu nhiều áp lực như cổ, thắt lưng, với biểu hiện chính là đau mỏi cổ, thắt lưng, đau giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi vận động, làm việc. Khi bệnh nặng hơn có thể gây tê, dị cảm tay, chân...
Những yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống là: tuổi tác, di truyền, đặc biệt là các chấn thương do chơi thể thao hoặc tư thế sinh hoạt, làm việc không đúng. Trong đó, ngồi làm việc lâu, sai tư thế cũng là một nguy cơ dẫn đến thoái hóa cột sống.
Để phòng ngừa, nên tránh mang vác nặng, khi mang vác phải thực hiện đúng cách; chú ý thay đổi tư thế làm việc mỗi giờ, ngồi đúng tư thế, tập thêm các bài thể dục giữa giờ.
Đặc biệt, nên cẩn trọng khi chơi các môn thể thao vận động mạnh như bóng đá, tennis... Nên tập các môn nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, thể dục dưỡng sinh... để giúp cột sống khỏe mạnh, tránh nguy cơ gây tổn thương cột sống.
Bên cạnh đó, cần chế độ ăn uống hợp lý, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, hạn chế chất kích thích...
Khi có triệu chứng của bệnh, người dân nên thăm khám sớm tại các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc các phương pháp khác khiến bệnh trầm trọng, tốn nhiều thời gian và công sức điều trị hơn.
Theo Thanh niên
Bệnh viện đầu tiên khu vực phía Bắc đạt chứng nhận Vàng về điều trị đột quỵ Bệnh viện TƯQĐ 108 là bệnh viện thứ 3 trong cả nước (trước đó có Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) và là bệnh viện đầu tiên trong Quân đội đạt chứng nhận Vàng về điều trị đột quỵ. TS.BS. Nguyễn Huy Thắng (bên trái) - Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam trao chứng nhận...