Bé 3 tuổi ở Anh có IQ 171
Bé Ophelia ở Anh bộc lộ trí thông minh khác thường từ khi mới 8 tháng tuổi.
Bé Ophelia trong chương trình phỏng vấn của BBC. Ảnh: BBC.
“Khi cháu được 8 tháng, chúng tôi đã nhận ra con bé thông minh dường nào”, Natalie Morgan, mẹ của bé Ophelia chia sẻ với BBC hôm 16/8. Con gái cô biết nói từ đầu tiên “hiya” sớm hơn vài tháng so với trẻ cùng tuổi. Sau đó là các từ chỉ màu sắc, chữ cái, con số.
Đến năm hai tuổi, Ophelia đã thuộc lòng bảng chữ cái. Hai vợ chồng Morgan quyết định đưa con đi đánh giá trí thông minh.
“Chúng tôi chỉ thực sự muốn tìm hiểu làm thế nào để giúp con phát triển tốt hơn”, Ben Dew, bố của Ophelia giải thích. Anh là kỹ sư ngành công nghệ thông tin.
Ophelia có chỉ số thông minh (IQ) là 171, cao hơn mức trung bình (85-115).
Lyn Kendall, nhà tâm lý học chuyên tư vấn cho trẻ thiên tài nói rằng các bé thường giải quyết vấn đề rất nhanh, có trí nhớ tốt, chú ý tới những chuyện xảy ra xung quanh. Các bé cũng khát khao học hỏi, khiến bố mẹ đôi khi khó theo kịp.
Video đang HOT
“Những người làm cha làm mẹ này thường cảm thấy mình bị cô lập, không thể trò chuyện với phụ huynh khác ở cổng trường về con cái, vì nghe có vẻ quá phô trương. Những đứa trẻ này thường thức dậy lúc 5h sáng, và không ngừng học hỏi cho tới lúc đi ngủ”, Kendall cho hay.
Kendall khuyên rằng các bậc cha mẹ hãy đảm bảo con cái của họ được hưởng nền giáo dục toàn diện, tránh hăng hái quá mức.
Nhà tâm lý học Kendall trong chương trình phỏng vấn cùng bé Ophelia. Ảnh: BBC.
Con trai của Kendall năm nay 36 tuổi, cũng thông minh từ nhỏ, hiện làm việc cho Microsoft và thích viết tiểu thuyết.
“Dù não bộ của trẻ phát triển cực nhanh, nhưng cơ thể và cảm xúc của chúng vẫn chỉ là trẻ con. Chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ điều này”, bà giải thích.
Đối với Morgan, ngoại trừ chỉ số IQ cực cao, Ophelia vẫn giống những đứa trẻ ba tuổi khác. Cô bé thích chạy khắp nơi, chơi cùng anh chị em họ, nhảy vào vũng nước. Bé ham học hỏi và thử nghiệm điều mới mẻ.
Hồng Hạnh
Theo Vnexpress
Lý giải khoa học những người hay quên nhất định phải đọc
Bước qua một cánh cửa hay chỉ đơn giản là đi từ phòng này sang phòng khác, bạn chợt quên mất mình định làm gì. Khoa học sẽ lý giải như thế nào về "căn bệnh quên nhanh" này?
Bạn tự nói trong đầu mình sẽ làm một việc gì đó. Bạn phải đi ra khỏi cửa hoặc đơn giản chỉ là đi từ phòng này sang phòng khác để thực hiện việc đó. Nhưng chỉ vừa bước qua cánh cửa, bạn chợt quên mất việc mình cần phải làm. Tình cảnh ngớ ngẩn này có thể xảy ra với cả những người có trí nhớ tốt nhất.
Trên thực tế, tất cả mọi người đều đã từng gặp hiện tượng này. Hãy cùng xem khoa học lý giải hiện tượng này như thế nào nhé!
Thế nào là "hiệu ứng ngoài cửa"?
Hiệu ứng ngoài cửa (Doorway effect) được nghiên cứu bởi Gabriel Radvansky và các đồng nghiệp của ông tại trường Đại học Notre Dame. Đây thực chất là hiện tượng mất trí nhớ trong thời gian ngắn.
Vừa định làm việc gì đó rồi lại quên, có lẽ ai cũng từng gặp phải tình cảnh này.
Trong nghiên cứu của Gabriel Radvansky, những người tham gia sử dụng phím máy tính để di chuyển trong một môi trường ảo trên màn hình. Môi trường này gồm 55 phòng lớn nhỏ khác nhau. Phòng lớn có 2 cái bàn trong khi các phòng nhỏ chỉ có 1. Trên mỗi bàn đều có đặt một đồ vật. Nhiệm vụ của người tham gia là lấy đồ vật ở bàn này và đặt sang bàn khác và làm tương tự như vật ở tất cả các phòng. Họ quan sát thấy rằng khi đi qua một cánh cửa vào phòng, hiệu suất bộ nhớ của những người tham gia sẽ thấp hơn so với khi họ chỉ lấy và đặt đồ vật trên 2 bàn trong cùng phòng lớn.
Trong phần tiếp theo của nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra "Hiệu ứng ngoài cửa" bằng cách sử dụng phòng thực tế thay vì môi trường ảo như trước. Điều thú vị là kết quả ghi lại được cũng giống như thí nghiệm 1. Trí nhớ bị suy giảm qua thời gian khi người tham gia bước qua một cánh cửa.
Tại sao lại xuất hiện "hiệu ứng ngoài cửa"?
Các nhà tâm lý học tin rằng não bộ phải thường xuyên xử lý khối lượng thông tin vô cùng lớn nên nó không thể lưu trữ toàn bộ thông tin. Vì vậy, não bộ sẽ có xu hướng lưu trữ thông tin theo thứ tự ưu tiên. Nói cách khác, khi con người bước qua cánh cửa, não bộ của họ sẽ ghi nhận những sự vật trong hoàn cảnh mới. Những thông tin trước đó quá nhiều và có thể không còn cần thiết được não bộ tự động xóa khỏi kí ức.
Nhưng cũng đừng quá lo lắng vì đây chỉ là một hiện tượng xử lý thông tin rất tự nhiên của não bộ thôi.
Không chỉ vậy, não bộ thường ghi nhớ thông tin ngắt quãng thay vì một sự kiện liên tục. Do đó, việc bước qua một cánh cửa sẽ làm cho phần kết nối giữa các mảng ký ức bị đứt gãy và khiến bạn quên mất mục đích ban đầu của mình.
Tin tốt lành là việc quên những thông tin như vậy không liên quan gì đến vấn đề về trí nhớ, trí thông minh và các kỹ năng nhận thức của con người. Vì vậy, nếu bạn vào phòng và đột nhiên quên mất lý do tại sao bạn ở đó, cũng đừng lo sợ mình có nguy cơ bị bệnh Alzheimer hay có vấn đề gì nghiêm trọng. Đây chỉ là một hiện tượng xử lý thông tin rất tự nhiên của não bộ thôi.
Linh Phương / Theo Trí Thức Trẻ
1001+ Những Câu Đố Vui Hay Hại Não Cho Giới Trẻ Kèm Đáp Án Chuẩn Nhất 1001 Những câu đố vui hay hại não cho giới trẻ kèm đáp án chuẩn nhất được chúng tôi cập nhật mỗi giờ để gửi đến bạn những câu đố vui thông minh để thử sức trí thông minh của mình. Hãy vắt óc suy nghĩ để tìm kiếm câu trả lời nhanh nhất và chính xác nhất cho những câu đố dưới...