Bé 3 tuổi nuốt nhẫn bạc vào dạ dày
Bé gái 3 tuổi ở TP. Hồ Chí Minh được người nhà vội vàng đưa đến viện cấp cứu sau khi nuốt chiếc nhẫn bạc ngậm chơi trong miệng.
Sau khi nuốt chiếc nhẫn bạc, bệnh nhi ho sặc, hoảng sợ do nuốt nghẹn và quấy khóc liên tục và được cha mẹ đưa thẳng đến cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP. Hồ Chí Minh).
Sau khi tiếp nhận và khai thác tiền sử bệnh, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành nội soi kiểm tra và gắp dị vật cho bệnh nhi.
Các bác sĩ đã thận trọng dùng dụng cụ nội soi chuyên dụng kẹp gắp chiếc nhẫn ra ngoài và kiểm tra kỹ lưỡng các niêm mạc xung quanh. May mắn là bệnh nhi không có dấu hiệu xuất huyết.
Video đang HOT
Dị vật là chiếc nhẫn được lấy ra khỏi dạ dày bệnh nhi. (Ảnh: BVCC)
Sau khi lấy dị vật, hiện sức khỏe bệnh nhi ổn định, không còn hoảng loạn.
Theo các bác sĩ, những tai nạn hóc, nuốt dị vật vì đồ chơi, trang sức, tiền xu, hay các loại hạt… rất thường gặp. Khi nuốt phải, những dị vật này dễ dàng mắc kẹt trong đường ăn, đường thở… gây nghẹn, sặc, khó thở nguy kịch tính mạng trẻ. Nhiều trường hợp có thể xuyên vào ruột, thủng và tắc ruột nếu nó tiếp tục đi sâu xuống ruột non làm tắc nghẽn hoặc có thể làm thủng đường ruột.
Nguy cơ nuốt dị vật có thể gặp bất kỳ ở lứa tuổi nào. Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần để ý và không cho con chơi các đồ vật sắc nhọn, không cho trẻ ngậm, mút các đồ vật khi chơi.
Thấy con bị đau mỏi chân lâu ngày, vào viện phát hiện bị hoại tử chỏm xương đùi
Cách đây vài tháng, gia đình phát hiện bé có dáng đi khập khiễng, hay kêu đau chân nhưng nghĩ bé hiếu động hay chạy nhảy nên bố mẹ chủ quan.
Ê kíp phẫu thuật điều trị cho bệnh nhi (Ảnh: BVCC).
Thời gian gần đây, những cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, mức độ đau nhức ngày càng nặng nên gia đình quyết định đưa bé K. (7 tuổi) từ Hà Tĩnh vào TP.HCM đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM).
Khai thác thông tin từ phía gia đình và qua các kết quả chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ nhận đinh bệnh nhi bị hoại tử chỏm xương đùi phải. Tình trạng hoại tử không chỉ gây đau đớn cho bệnh nhi mà còn gây ra biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của chân phải. Về lâu về dài nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhi.
Thời điểm nhập viện, bệnh nhi thường xuyên xuất hiện các cơn đau khớp háng, vận động khó khăn, bước đi khập khiễng.
Sau giải thích cho người nhà, bệnh nhi được thực hiện phẫu thuật điều trị hoại tử chỏm xương đùi bằng phương pháp Varus cổ xương đùi phải để tăng độ che phủ chỏm xương đùi giúp chỏm phục hồi tốt.
Sau 10 ngày điều trị tại bệnh viện, sức khỏe bệnh nhi đã dần được hồi phục. Dự kiến sau cắt chỉ thay băng, bệnh nhi có thể tập đi nạn không chống chân đau, 1 thời gian thì có thể đi lại vận động bình thường.
Theo các bác sĩ, đây là trường hợp bệnh nhi được phát hiện sớm, phẫu thuật sớm sẽ phục hồi tốt. Vì chỏm xương đùi tổn thương độ I theo Herring. Những gia đình nếu thấy trẻ nhỏ từ lúc biết đi có dáng đi khập khiễng, đau gối, đau khớp háng, giới hạn cử động như: gập chân, chạy nhảy, đi không được cần được đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguy kịch vì thai bám vết mổ cũ Thai phụ 29 tuổi được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM) kịp thời phẫu thuật lấy khối thai bám ở vết mổ cũ, nguyên nhân khiến chị xuất huyết âm đạo hơn 1 tháng. Sản phụ T. (trú tại Tỉnh Đồng Nai) được người nhà đưa đến khám trong tình trạng xuất huyết âm đạo nhiều, kéo dài hơn...