Bé 2 tuổi cùng mẹ rong ruổi các chợ tạm ăn xin chữa bệnh hiểm nghèo
Sinh ra với số phận hẩm hiu mang nhiều bệnh tật trên thân hình bé nhỏ nhưng bé đã phải theo mẹ rong ruổi khắp nơi để kiếm tiền chữa bệnh hiểm nghèo.
Đã gần 2 tuổi nhưng cô bé Phạm Thị Đào vẫn chưa biết lẫy, biết bò và không nhận thức được mọi vật xung quanh vì đôi tai quá kém. Sinh ra với số phận hẩm hiu mang nhiều bệnh tật trên thân hình bé nhỏ nhưng bé đã phải theo mẹ rong ruổi khắp nơi để kiếm tiền chữa bệnh vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn không đủ để chữa bệnh cho em.
Ánh mắt thơ ngây, non nớt của bé chưa thể nhìn rõ thế giới quanh mình do mắc bệnh đục thuỷ tinh thể bẩm sinh. Mọi thứ với bé Đào vẫn chỉ nằm trong một màn sương mờ mịt. Đào là con của chị Phạm Thị Hoài và anh Tạ Văn Duy thường trú ở Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội.
Ngày ngày, chị Phạm Thị Hoài, mẹ cô bé Đào vẫn phải bồng bế đưa đứa con gái chưa đầy đã hai tuổi nằm oặt ẹo trên tay, rong ruổi khắp các bến xe, chợ tạm trong nội thành Hà Nội, những mong nhận được tấm lòng hảo tâm, sự giúp đỡ của mọi người để cô bé có thể có tiền đi chữa những căn bệnh hiểm nghèo. Toàn bộ hành trang hai mẹ con chị Hoài hàng ngày mang theo là một chiếc nón cũ, một túi xách gồm quần áo, thuốc, nước, sữa và thức ăn cho em bé, và tấm biển mà một người họ hàng làm cho.
Trước đó, vào năm 2010, chị Phạm Thị Hoài kết hôn với anh Tạ Văn Duy. Hai con người có số phận hẩm hỉu tưởng chừng sẽ mang đến cho nhau những ngọn lửa yêu thương để có thể cùng nhau vượt lên số phận. Nhưng éo le thay, vào cuối năm 2011, con gái đầu lòng của anh chị là cháu Phạm Thị Đào (mang họ mẹ) ra đời, niềm vui chưa tròn vẹn thì gia đình như bị sét đánh ngang tai khi cháu Đào đã mắc phải căn bệnh tim và đục thủy tinh thể bẩm sinh.
Ngày ngày, mẹ con chị Hoài phải lang thang khắp các chợ tạm để mong có thêm tiền chữa bệnh
Anh Duy là con thứ trong một gia đình nghèo đông con ở Phú Xuyên. Anh Duy bị tàn tật (ngoẹo đầu) bẩm sinh từ nhỏ cộng với căn bệnh thiểu năng trí tuệ, anh hoàn toàn không có khả năng lao động. Vì vậy mà mọi gánh nặng kinh tế trong gia đình đều đổ lên vai người vợ.
Ngoài việc cấy cày, trồng trọt trên mảnh ruộng mà mẹ chồng cho, chị Hoài chạy ngược chạy xuôi buôn đồng nát. Nhưng, hoàn cảnh gia đình vốn dĩ đã nghèo nay lại thêm căn bệnh quái ác của con gái, khiến cho kinh tế gia đình ngày càng kiệt quệ. Vạn bất đắc dĩ, ngày ngày, chị Hoài phải bồng bế đứa con gái đáng thương đi rong ruổi khắp các bến xe, chợ tạm tại Hà Nội, những mong nhận được tấm lòng hảo tâm, sự giúp đỡ của mọi người để thắp lên hi vọng cứu đứa con gái tội nghiệp.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1067: Chị Phạm Thị Hoài hoặc anh Tạ Văn Duy, trú tại Vĩnh Ninh, Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội. ĐT: 01628.672.289
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Video đang HOT
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Chưa thể khẳng định bão từ "đổ bộ" trong năm nay
Theo các nhà khoa học, dù không gây thiệt hại khủng khiếp như động đất, sóng thần, song khi bão từ xảy ra, những người bị bệnh tim mạch, thần kinh, hay các hệ thống công nghệ như đường dây truyền tải điện cao áp, hệ thống ống dẫn dầu khí, vệ tinh nhân tạo... sẽ bị ảnh hưởng.
Chưa thể xác định thời gian những trận bão từ mạnh "đổ bộ" vào trái đất. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Trong khi đó, với chu trình 11 năm "tái xuất," đáng lẽ bão từ đã "đổ bộ" vào trái đất vào năm 2012-2013, nhưng thực tế cho đến nay việc này vẫn chưa diễn ra, và các nhà khoa học trên thế giới cũng chưa thể đưa ra dự báo cụ thể.
Phóng viên Vietnam đã có cuộc trò chuyện với phó giáo sư, tiến sĩ Hà Duyên Châu, Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) về vấn đề này.
"Đợi" bão từ
Thưa ông, bão từ xảy ra khi nào và nó có tác động thế nào tới cuộc sống?
Từ trường trái đất song hành cùng sự sống của trái đất và thay đổi liên tục từng giây, từng phút.
Nguyên nhân gây ra các trận bão từ là do các chùm plasma khổng lồ trung hoà về điện của các hạt tích điện phát ra từ các vụ bùng nổ của sắc cầu Mặt trời. Các chùm plasma này trên đường đi tới Trái đất sẽ bao trùm lên Trái đất, tác động với từ trường Trái đất tạo ra hệ dòng điện tròn xung quanh Trái đất, gây ra các trận bão từ mà chúng ta ghi nhận được ở các đài quan sát.
Từ khi con người ghi được bão từ vào gần khoảng 280 năm trước, thì tính trung bình 11,5 năm là có một chu trình bão từ mạnh. Tuy nhiên, có những chu trình ngắn chỉ khoảng 7-8 năm, nhưng cũng có chu trình 14-15 năm bão từ mới xuất hiện mạnh.
Gần đây nhất, bão từ xuất hiện mạnh vào năm 2001, thì đáng ra là năm 2012 sẽ phải là mạnh nhất. Tuy nhiên, theo ghi nhận đến bây giờ thì chưa có trận nào mạnh cấp G4, hoặc cấp G5 (cấp cao nhất) cả. Năm 2012 cũng chỉ có trên 30 trận bão từ và từ đầu năm tới nay chỉ xuất hiện 6 trận, trong khi vào chu trình của mình, bão từ xuất hiện trung bình từ 40-45 trận/năm.
Do vậy, chúng ta vẫn đang... chờ đợi và đề phòng trong năm 2013, 2014 sẽ có những trận bão từ cấp G5.
Nói như vậy, có nghĩa là chúng ta không thể đưa ra dự báo thời gian chính xác bão từ sẽ xảy ra, thưa ông?
Cho đến nay các nhà khoa học trên thế giới vẫn chưa dự báo được bão từ sẽ xảy ra vào tháng nào. Việc tính quy luật bão từ cũng như với các hiện tượng thiên tai khác chỉ là tương đối. Tuy nhiên, thế giới có thể đưa ra dự báo khá chính xác, ngoài việc dự báo theo quy trình 11 năm (có sai số lớn).
Ví dụ, người ta có thể đo trực tiếp những vết đen trên mặt trời và việc bùng nổ sắc cầu và nghiên cứu xem sự bùng nổ sắc cầu ấy có khả năng đến được trái đất, gây ra bão từ hay không. Việc dự báo này có thể đưa ra cảnh báo trước 1-2 ngày tuy nhiên đòi hỏi có một nghiên cứu lớn, bởi không phải 100% các chùm plasma tới trái đất có thể gây ra bão từ mà chỉ có những plasma mang từ trường giữa các hành tinh có hướng về hướng Nam mới gây ra bão từ mà thôi.
Thậm chí, thế giới còn có thể đưa ra dự báo trước khi trận bão từ tới trái đất khoảng 30 phút. Điều này làm được là do có một vệ tinh, và khi chùm plasma di chuyển tới đó, vệ tinh sẽ báo về trái đất và người ta có thể nhận biết bão từ xảy ra.
Việc đưa ra cảnh báo về bão từ ở Việt Nam được tiến hành như nào?
Hiện, Việt Nam có 4 trạm địa từ có thể ghi được từ trường là trạm SaPa xây năm 1957, Phú Thụy (Hà Nội) xây năm 1961, Đà Lạt xây năm 1981 và Bạc Liêu năm 1988.
Bão từ là hiện tượng chung của cả thế giới chứ không chỉ ở một quốc gia nào, do đó chúng ta góp số liệu cùng các trạm khác về các trung tâm xử lý dữ liệu lớn của thế giới. Hơn nữa, việc quan sát vết đen, bùng nổ sắc cầu ở Việt Nam chưa có điều kiện để làm được.
Thực tế, các nhà khoa học thường sử dụng số liệu của trung tâm xử lý dữ liệu lớn như ở Mỹ, Pháp, Nhật, Anh, Canada, Trung Quốc... Khi có bão từ, chúng tôi nhận thông báo ở các trung tâm trên (đặc biệt là của Nhật), và khi có những trận bão từ lớn (cấp G4-5), chúng tôi sẽ công bố với một số phương tiện truyền thông, website chính thức của Viện Vật lý địa cầu.
Gây hại cho sức khỏe
Thưa ông, những trận bão từ lớn khi "đổ bộ" vào trái đất sẽ gây ra tác động gì?
Bão từ gây ra khá nhiều tác động. Trong cơ thể con người ở não, tim mạch, xương khớp... có tế bào mang từ. Do đó, khi từ trường trái đất thay đổi sẽ tác động vào tế bào mang từ, làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Nước Nga từng có thống kê khi những trận bão từ lớn xảy ra, tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch tăng tới 30%.
Ngoài ra, những công trình như đường dây 500KV, đường ống dầu khí sẽ là đối tượng tác động trực tiếp của bão từ. Ví dụ như khi bão từ xảy ra, xuất hiện dòng điện cảm ứng chạy trong hệ thống, gây sự cố cho máy biến áp, thủng ống dẫn dầu khí...
Bão từ cũng tác động lên vệ tinh, làm sai lệch hoặc mất tín hiệu GPS, truyền sóng radio, đến hàng không, hàng hải...
Lịch sử đã chứng kiến những thiệt hại khổng lồ do bão từ gây ra như làm ngưng hoạt động trong 9 giờ đồng hồ với hệ thống truyền tải điện cao thế 735kV ở Québec (Canada), gây thiệt hại hàng tỷ đôla Mỹ (bão từ cấp mạnh nhất G5 xảy ra vào ngày 13/3 /1989); năm 1997 làm hỏng một vệ tinh nhân tạo của hãng AT&T (Mỹ)...
Ở Việt Nam, chúng ta đã có thiệt hại nào lớn do bão từ gây ra chưa?
Rất may là chưa! Năm 2001, khi chu trình bão từ mạnh xảy ra, chúng tôi đã đặt thiết bị trong các trạm biến áp của đường dây 500KV và ghi được những dòng điện cảm ứng từ 10-12 ampe. Đây là dòng điện cảm ứng mạnh, vì bình thường cảm ứng chỉ 2-3 ampe. Chúng tôi báo cho ngành điện lực để họ có biện pháp chống lại bão từ như giảm công suất truyền tải...
Nhìn chung, ở các công trình lớn, người ta phải có các phương án dự phòng khi bão từ tác động làm giảm thiểu thiệt hại. Ngay như việc chế tạo vệ tinh bây giờ cũng làm bằng vật liệu có thể chịu đựng được bão từ.
Năm 2001, chúng tôi cũng có liên hệ với các bệnh viện và ghi nhận số bệnh nhân nhập viện do các bệnh tim mạch, thần kinh cũng có tăng lên, song tiếc là không có số liệu cụ thể.
Theo ông, khi bão từ xảy ra, theo ông, những người bệnh nên làm gì để hạn chế tác hại của bão từ?
Ở Nga, người ta làm những lồng Faraday rất to (bằng sắt) để khi bão từ xảy ra họ sẽ cho người bệnh vào, ngăn cản bão từ gây tác động. Ở những nước không có lồng Faraday như ở Việt Nam, bác sĩ, người thân cần phải chú ý chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân vào những ngày này, đặc biệt là bệnh nhân thần kinh, tim mạch...
Ngoài ra, những người làm việc trên cao cũng rất cần chú ý, bởi bão từ tác động tới hệ thần kinh của tất cả mọi người.
Có ý kiến cho rằng, khi bão từ xảy ra thì ngồi trong nhà sẽ tốt hơn đi ra nắng, ông có nhận định gì về ý kiến này?
Tôi cho rằng khi có bão từ lớn xảy ra thì việc đi ra ngoài hay ngồi trong nhà là như nhau.
Xin cảm ơn phó giáo sư!
Theo phó giáo sư Hà Duyên Châu, bão từ có 2 loại là bão từ "bắt đầu bất ngờ" và "bắt đầu từ từ" tăng lên một cách từ từ. Việt Nam bắt đầu ghi nhận được bão từ vào năm 1957, và cũng như thế giới, các trận bão từ lớn ghi nhận được tập trung xung quanh các năm 1957, 1968, 1979, 1989, 2001. Bão từ được phân loại thành 5 cấp, từ cấp G1 đến cấp G5, trong đó G1 chỉ bão từ yếu, G2 trung bình, G3 mạnh, G4 rất mạnh và G5 cực mạnh. Trong một chu trình 11 năm của hoạt động mặt trời, chỉ xảy ra vài ba trận có cường độ G5, những trận này chỉ xảy ra trong những giai đoạn Mặt trời hoạt động mạnh nhất trong chu kỳ. Trận BT G5 lớn nhất ghi được có giá trị biên độ 650nT (nano Tesla, đơn vị đo từ trường trái đất) vào năm 1989. Trận lớn thứ hai có biên độ 638nT vào năm 2001. Năm 2003 có trận đến 618nT. Ngoài ra còn nhiều trận đạt biên độ 500 - 600nT.
Theo Dantri
Khắc khoải khát vọng sống và viết của nhà thơ trẻ suy thận nặng Nhà thơ, nhà báo Tạ Bá Hương (SN 1977) đang chống chọi từng ngày với căn bệnh hiểm nghèo, suy thận độ bốn. Cơ thể anh gần như khô kiệt lại trong nỗi đau đớn thể xác. Thế nhưng, anh vẫn viết như chính nỗi khắc khoải về một khát vọng được sống. " Ta từ bùn đất lấm lem/ Từ trong rơm...